Giáo án Ngữ văn 8 Bài Bài toán dân số mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Bài toán dân số mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy

TUẦN 13- BÀI 13,14:

TIẾT 49.BÀI TOÁN DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu đc sự gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

- Thấy được sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bằng một câu chuỵện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2.Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng tích hợp với phần tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

- Biết vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

3.Thái độ:

- Có ý thức tham gia tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh thấy được mối nguy hại của gia tăng dân số.

- Có thái độ yêu thích môn học, nghiêm túc học tập.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, nghiên cứubài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo...

2.HS: Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Phân tích những tác hại của thuốc lá đối với con người?

+)Đối với bản thân ng­ười hút thuốc:

- Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc.

- Chất hắc-ín-> gây viêm phế quản,viêm phổi.

- Chất ô xít cacbon -> làm hồng cầu không tiếp cân ô-xi.

- Chất ni - cô- tin -> làm huyết áp cao,nhồi máu cơ tim,ung thư.

+)Đối với sức khoẻ cộng đồng

- Đầu độc những người xung quanh.

=> Thuốc lá huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người.

* Về kinhtế-xã hội:

+)Kinh tế: Tốn nhiều ngày công lao động.

+)Xã hội:- Đầu độc nêu gương xấu cho trẻ em =>Trộm cắp,ma tuý,phạm pháp.

3. Bài mới: Hiện nay, vấn đề dân só là một vấn đề mà nhân loại đang hết sức quan tâm. Nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số đang ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con người và xã hội. Để hiểu rõ điều này, chúng ta cùng học bài hôm nay

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu.

Gọi 3- 4 em đọc.

- Nhận xét. GV sửa lỗi.

- Giải thích “tuổi cập kê”?

H: Em hiểu “cấp số nhân” là gì?

HĐ2.HDHS đọc - hiểu văn bản:

- Y/c học sinh xác định thể loại văn bản.

H: Xác định bố cục của văn bản?

H: Phần thân bài có thể chia mấy ý nhỏ?

*3 ý.

- ý 1: Nêu bài toán cổ và dẫn tới kết luận: mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc nhưng cứ gấp đôi lên là số thóc cưc lớn.

- ý 2: so sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc.

- ý 3: thực tế phụ nữ sinh rất nhiều con.

H:Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản là gì?

H: Theo em điều gì đã làm tác giả sáng mắt ra?

- Đó là vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra: vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình. Tuy vậy khi nghe xong bài toán cổ, tác giả ngỡ như nó được đặt ra từ thời cố đại.

H: Em hiểu ntn về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình hiện nay?

- Dân số-> số người đang sinh sống một quốc gia, một châu lục hay trong phạm vi toàn cầu.

- Gia tăng dân số: sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến bộ xã hội.

- Dân số và kế hoạch hoá gia đình đang được cả thế giới quan tâm.

- Dân số gắn liền với kế hoạch hoá gia đình-> dân số gắn liền vói việc sinh đẻ có kế hoạch.

- Chuyển ý:

H: Để làm sáng tỏ vấn đề tác giả lập luận và thuyết minh bằng cách nào?

-Đưa ra câu chuyện bài toán cổ của nhà thông thái,nêu ví dụ từ câu chuyện kinh thánh và nêu tỉ lệ sinh con ở một số nước.

H: Đó là bài toán gì? Tại sao tác giả lại đưa nó ra khi nói về vấn đề dân số?

H: Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói đến?

H:Tại sao tác giả so sánh số thóc ô bàn cờ với sự gia tăng dân số?

- Đưa đến kết luận bất ngờ: số thóc lớn khủng khiếp có thể phủ kín mặt trái đất-> người đọc liên tưởng đến sự gia tăng dân số.

H:Luận điểm thứ hai,tác giả nêu bài toán dân số như thế nào?

H: Cùng theo cấp số nhân công bội là 2 ( mỗi cặp vợ chồng 2 con).

Bài toán dân số được t/g thuyết minh để cho người đọc thấyđiều gì?

H:Cách thuyết minh bằng việc nêu bài toán từ câu chuyện kinh thánh có tác dụng gì cho lập luận của tác giả?

H: Việc đưa những con số về tỉ lệ sinh con một số nước nhằm nói lên điều gì?( thực tế cho thấy điều gì?

Tác giả cảnh báo điều gì? Muốn hạn chế sự gia tăng dân số phải bắt nguồn từ đâu?)

H: Trong số các nước kể tên, nước nào thuộc châu Phi? Nước nào thuộc Châu á?

- Châu Phi: Ru-an đa, Ja-da-ni-a, Ma-đa-gát- xca.

Châu á: VN, ấn Độ.

H: Bằng sự hiểu biết về hai châu lục này em rút ra kết luận gì?

- Các nước kém, chậm phát triển thì gia tăng dân số mạnh.

H: Từ việc phân tích các luận điểm trên em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?

- Chuyển ý:

H: Em hiểu câu nói của tác giả: “ đừng để ... một hạt thóc? Như thế nào?

- Không hạn chế sự gia tăng dân số con ng sẽ không còn đất sinh sống.

H:Tại sao tác giả lại cho rằng đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của loài người? - Đất đai không sinh thêm- con ng lại cần đất để trồng trọt và sinh sống.

H: Văn bản đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân só và kế hoạch hoá gia đình?

H: Con đường tốt nhất để hạn chế sự giatăng dân số là gì?

3.HDHS tổng kết:

H: Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài?

- HS: Trả lời

- Gv:Tổng kết rút ra ghi nhớ.

- Đọc ghi nhớ

HĐ4.HDHS luyện tập:

- Đọc bài tập 1 (132). Nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài. gọi hai em trình bày.

- HS và GV nhận xét, bổ sung.

- Đọc bài 2, nêu yêu cầu bài tập.

- Thảo luận bàn 3 phút.

- Báo cáo GV kết luận.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc :

2.Chú thích:(SGK/131).

II.Đọc - hiểu văn bản:

1. Thể loại: Nghị luận kết hợp với thuyết minh, biểu cảm và tự sự.

2. Bố cục. 3 phần:

+) P1: mở bài: từ đầu -> sáng mắt ra: Nêu vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hoá

+) P2: Thân bài: Tiếp -> sang ô thứ 31 của bàn cờ: Tập chung làm sáng tỏ vấn đề, tốc độ gia tăng dân số trên thế giới là hết sức nhanh chóng.

* Phần thân bài có thể chia làm 3 ý nhỏ => ba luận điểm:

- Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ (Đó là câu chuyện… kinh khủng biết nhường nào).

- Bài toán dân số được tính toán từ một câu chuyện kinh thánh(Bây giờ… không quá 5%).

- Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của người phụ nữ(Trong thực tế …ô thứ ba mươi tư của bàn cờ)

+) P3: Kết luận:Còn lại->Kêu gọi mọi người hạn chế bùng nổ gia tăng dân số-> đó là con đườn tồn tại của loài người.

3. Phân tích:

a. Vấn đề cơ bản đặt ra trong văn bản:

- Sự gia tăng dân số khiến conngười ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế gia tăng dân số thì con người sẽ làm hại chính mình.

- Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình là vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra. Tuy vậy khi nghe xong bài toán cổ, tác giả ngỡ như nó được đặt ra từ thời cố đại-> t/g sáng mắt ra.

b. Cách lập luận của tác giả:

* Câu chuyện bài toán cổ:

- Cách dùng bài toán cấp số nhân để giúp người đọc thấy rõ bài toán tăng dân số tự nhiên của nhân loại là vô cùng nhanh chóng.

- Khiến cho vấn đề thuyết minh trở nên hấp dẫn ,dễhiểu đốivớingười đọc.

* Bài toán dân số được đặt ra từ câu chuyện kinh thánh:

- Tác giả thuyết minh cho người đọc thấy mức độ gia tăng dân số nhanh chóng của nhân loại( vượt qua ô thứ 33 của bàn cờ)

- Cách thuyết minh gây lòng tin, thuyết phục người đọc.

* Tỉ lệ sinh con của phụ nữ:

- Thực tế một phụ nữ có thể sinh nhiều con

- Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của gia tăng dân số.

- Cái gốc của vấn đề nhằm hạn chế sự gia tăng dân số là sinh đẻ có kế hoạch.

=> Sự bùng nổ dân số bao giờ cũng đi với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá giáo dục không được nâng cao-> dẫn đến gia tăng dân số( cái vòng luẩn quẩn kìm hãm sự phát triển xh).

=> Lí lẽ đơn giản, chứng cứ đầy đủ kết hợp các phương pháp thuyết minh,sử dụng linh hoạt các dấu câu...lập luận giàu sức thuyết phục.

c. Lời khuyến cáo:

- Gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại.

- Hạn chế sự gia tăng dân số là nhiệm vụ của mỗi gia đình và cá nhân.

- Đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền về vấn đề dân số, thay đổi nhận thức và hành vi của con người để hạn chế sinh đẻ tự nhiên.

III. Tổng kết:

*Ghi nhớ: SGK/132

IV. Luyện tập:

1. Bài tập 1:

Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là con đường giáo dục, tuyên truyền để mọi người hiểutác hại của bùng nổ dân số.

2. Bài tập 2:

Dân số phát triển mạnh mẽ nhất định sẽ ảnh hưởng đến con người ở nhiều phương diện: nhà và đất ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục... cuối cùng dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu, khó phát triển tốt.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Vấn đề cơ bản mà tác giả đặt ra trong bài viết là gì?

H: Em rút ra nhận xét gì từ câu chuyện kén rể của nhà thông thái?

H: Em rút ra bài học gì sau khi học bài viết?

5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. làm bài tập 3

- Chuẩn bị: “Dấu ngoặcđơn và dấu hai chấm”-trả lời câu hỏi SGK.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Bài toán dân số – Mẫu giáo án số 2

Ngàysoạn:

Ngày dạy

Tiết 49

BÀI TOÁN DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra trong bài là cần hạn chế gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.

- Thấy được cách viết nhẹ nhàng kết hợp nhẹ nhàng giữa lập luận với tự sự, thuyết minh trong việc thể hiện nội dung trong bài viết.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng phân tích, giải thích, thuyết minh trong văn bản nhật dụng.

3. Thái độ: HS có ý thức truyền thông dân số.

4. Hình thành năng lực: HS có năng lực tìm hiểu về DS để sớm hình thành ý thức về vấn đề này.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.

- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu:Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

Vấn đề dân số và KHHGĐ đã được quan tâm từ rất lâu, và ngày nay vẫn là bài toán khó giải. Bài hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về vấn đề này.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

* HD tìm hiểu chung về VB (10’):

Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB.

- Hướng dẫn HS đọc, chú ý ngữ điệu trong VB; GV đọc mẫu và gọi HS đọc. Mỗi HS đọc một phần VB.

? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? Vì sao em biết? – Liên hệ với các VB đã học từ đầu năm đến nay là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

? Việc kết hợp các PTBĐ như vậy có tác dụng gì? -> Sinh động, góp phần làm nổi bật chủ đề VB .

? Tìm bố cục của VB? Nội dung từng phần?

? Phần thân bài gồm ba ý lớn, là những ý nào?

- HS trình bày, GV dùng bảng phụ 2 chốt ý, cho ghi.

- GV chuyển ý:

I. Đọc - Tìm hiểu chung:

1. Đọc văn bản:

2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận + Tự sự + Thuyết minh + Biểu cảm.

3. Bố cục:3 phần:

- Từ đầu -> “sáng mắt ra”: Nêu vấn đề về dân số và KHHGĐ.

- Tiếp ->ô thứ 31 của bàn cờ”: Làm rõ vấn đề về dân số”

- Còn lại: Thái độ của tác giả về vấn đề dân số và KHHGĐ.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - phân tích VB theo bố cục:

Mục tiêu: HS nắm được cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề rất ngắn gọn nhưng có tính thuyết phục cao.

- Tìm hiểu phần mở bài:- HS đọc phần mở bài (6’).

? Phần mở bài cho thấy dường vấn đề DS & KHHGĐ đã được đặt ra từ bao giờ? -> Cổ đại.? Cổ đại nghĩa là gì? -> Xa xưa lắm rồi.

? Vậy đây là vấn đề NTN? -> Rất hệ trọng, đã được người xưa quan tâm từ rất sớm.

? Em nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả ở phần mở bài? ->Nhẹ nhàng, giản dị.

? Diễn đạt như vậy có tác dụng gì? Vì sao?-> Đây là VB nhật dụng, cách đặt vấn đề đơn giản giúp đại đa số quần chúng ND dễ tiếp nhận.

- GV chuyển ý: Tìm hiểu phần 2 (10).

? Em có thể tóm tắt bài toán cổ NTN? - GV dùng bảng phụ 3 để củng cố câu trả lời của HS: Một bàn cờ có 64 ô. Ô thứ nhất đặt một hạt thóc, ô thứ hai đặt hai hạt thóc, các ô tiếp theo cứ thế mỗi ô nhân hai. Tổng số thóc thu được có thể phủ kín bề mặt trái đất.

- GV dùng bảng phụ 4 vẽ một phần của bàn cờ:

1

2

4

8

1

32

64

128

256

512

1024

2048

4096

8192

16384

32768

? Con số trong bàn cờ biến đổi NTN? -> Tăng nhanh khủng khiếp.

? Em hiểu NTN là cấp số nhân công bội là 2?

? Cơ sở nào ta có thể hình dung sự gia tăng dân số từ bài toán cổ này? -> Mỗi gia đình tạm tính chỉ sinh 2 con .

? Bài toán cổ trên có tác dụng gì đối với việc làm rõ vấn đề dân số? ->Bài toán là tiền đề để so sánh, giúp làm rõ sự gia tăng dân số quá nhanh, tạo hứng thú cho người đọc.

- GV chuyển ý: ? Kinh Thánh là gì?

? Em hãy tóm tắt nội dung đoạn 2 của thân bài .

? Các tư liệu thuyết minh trên cho thấy điều gì?

? Cách th minh như vậy có tác dụng gì? -> Dễ hiểu, dễ thuyết phục

- GV chuyển ý tìm hiểu đoạn cuối của phần thân bài: …

? Trong thực tế thì một phụ nữ có thể sinh đẻ bao nhiêu con? Điều đó cảnh báo điều gì? -> Mức độ gia tăng dân số quá nhanh trên trái đất.

? Theo báo cáo của hội nghị Cai-rô, những nước nào có tỷ lệ sinh cao? Đây là những nước có nền kinh tế – XHNTN?-> Chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu.

? Vậy em k luận NTN về mối quan hệ giữa sự phát triển DS và sự phát triển nền KT-VH -XH? (Thảo luận nhóm) Liên hệ thực tế .

? Qua phần thân bài, em nhận xét NTN về nghệ thuật lập luận của tác giả?

- GV dùng bảng phụ 4 để củng cố câu trả lời của HS:

- Lí lẽ đơn giản, lập luận chặt chẽ, chứng cứ đầy đủ.

- Sử dụng tài tình biện pháp so sánh làm nổi bật tốc độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng.

- GV chuyển ý: HS đọc đoạn kết (6’).

? Tác giả khuyên con người điều gì?

? Tác giả trích dẫn câu nói “ Tồn tại hay không tồn tại” là của nhân vật nào trong một vở kịch nổi tiếng thế giới? Thể hiện tâm trạng NTN? -> Suy tư, dằn vặt, lo lắng, trăn trở về vấn đề dân số.

II. Đọc - Tìm hiểu VB:

1. Nêu vấn đề về dân số và KHHGĐ:

Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

=> Vấn đề trọng đại, đã được con người quan tâm từ rất sớm.

2. Làm rõ vấn đề dân số:

a. Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ:

=> Dân số tăng theo cấp số nhân với công bội là 2 thì sẽ tăng nhanh khủng khiếp.

b.Vấn đề dân số được tính toán theo sách Kinh Thánh:

=>Mức độ gia tăng dân số quá nhanh trên trái đất.

c. Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người:

- Trong thực tế, mỗi phụ nữ có thể sinh rất nhiều con. -> Nguy cơ tiềm ẩn bùng nổ dân số.

- Các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều.

=> Dân số tăng nhanh -> kinh tế XHchậm phát triển; XH chậm phát triển -> dân số tăng nhanh => Nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu.

3. Thái độ của tác giả về dân số và KHHGĐ:

=> Khuyên con người cần hạn chế gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.

* Hoạt động 3: Tổng kết (5’):

Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về ND, NT và ý thức để tuyên truyền về dân số.

? Nội dung chính của VB?

? Những đặc sắc nghệ thuật được dùng trong VB? Tác dụng?

- HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý chính .

III . Tổng kết:

1. Nội dung: * Ghi nhớ: (SGK – Trang 122)

2. NT: Các phép so sánh,lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, xác thực.

Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập (7’):

Mục tiêu: HS vận dụng những hiểu biết của mình về vấn đề được học để làm BT có hiệu quả.

- HS tìm hiểu, trình bày; GV nhận xét, chốt ý.

- BT1: Đẩy mạnh giáo dục và truyền thông dân số là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số vì như vậy mới giúp mọi người hiểu được tác hại của sự gia tăng dân số quá nhanh.

- BT 2: Dân số đông và tăng quá nhanh tạo áp lực nhiều mặt cho XH như: chỗ ở, việc làm, lương thực, môi trường, … và kết quả là dẫn đến sự đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu.

- BT 3: + Lấy số dân trên thế giới thời điểm 30/ 09/ 2003 là 6.320.815.650 người trừ đi dân số TG năm 2000. Kết quả cho thấy từ năm 2000 -> 2003 dân số TG đã tăng bao nhiêu người.

+ Lấy hiệu của phép trừ trên chia cho dân số Việt Nam hiện tại sẽ biết số dân tăng đó gấp bao nhiêu làn dân số nước ta.

- GV gọi HS trình bày, GV nhận xét, tổng kết ý.

 

******************************************