Giáo án Ngữ văn 8 Bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập) mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 119.LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU (LUYỆN TẬP)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Học sinh củng cố kiến thức tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.
2. Kĩ năng:
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.
- Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnhvà mục đích giao tiếp.
3.Thái độ:
- GD cho hs ý thức lựa chọn trật tự từ trong giao tiếp và trong viết văn.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).
2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:
2.Kiểm trađầu giờ:
H: Nêu các tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
3. Bài mới:
Tiếttrước các em đã tìm hiểu trật từ từ trong câu .Để hiểu rõ hơn hôm nay các em sẽ luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS ễN TẬP Lí THUYẾT: H:Thế nào là sắp xếp trật tự từ trong cõu? Tỏc dụng của việc sắp xếp trật tự từ? HĐ2. HDHS LUYỆN TẬP: Bài 1 :Trật tự các từ và cụm từ thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt đông và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào ? H: Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ởví dụ b. - Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập. H: Chỉ ra tác dụng của cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu. - Yêu cầu học sinh chỉ ra tác dụng của trật tự từ trong bài tập 3và phân tích? - Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập. H: Em chọn ý nào cho phù hợp với nội dung của đoạn văn? - Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập. H: Tại sao tác giả lại chọn cách sắp xếp trậttự từ như vậy? - Gv hướng dẫn học sinh viết đoạn văn |
I. Lý thuyết: - Có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ trong một câu. -Cần phải biết lựa chọn trật tự từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. - Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ: +) Thể hiện thứ tự của sự vật hện tượng, hoạt động . +) Nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sự vật hiện tượng. +) liên kết câu với những câu khác trong đoạn văn. +) Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. II. Luyện tập: 1.Bài1(122) a).…..Giải thích ,tổ chức ,tuyên truyền lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước, của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước,công việc kháng chiến …. - Trật tự từ thể hiện thứ tự của công việc cần phải làm để cổ vũ động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. Mỗi việc là một khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia: đầu tiên là giải thích cho quần chúng hiểu , sâu đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi tổ chức cho quần chúng làmvà lãnh đạo để làm cho đúng. b) Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. ->Các hoạt động xếp theo thứ bậc: việc chính bán bóng đèn , bán vàng hương chỉ là việc việc làm thêm trong những phiên chợ chính. 2.Bài 2(122) - Các cụm từ in đậm được lặp lại là để liên kết câu trước với câu trước cho chặt chẽ hơn. 3.Bài 3(123) - Đảo trật tự từ nhằm nhấn mạnh hình ảnh, tâm trạng nêu ở các từ đứng ở đầu câu. 4.Bài 4(123) - Chọn ý b để tạo sự liên kết mạch lạc hơn cho nội dung đoạn văn. ….-Đảo trật tự cụm từ c-v làm bổ ngữ để nhấn mạnhsự ngạo nghễ vô lối của nhân vật bọ ngựa. 5.Bài 5(124) - Nhà văn đúc kết phẩm chất của cây tretheo đúng trình tự miêu tả của bài văn. 6.Bài 6(124) Đoạn văn: Khoa học kĩ thuật ngày càng phất triển, con người ngày càng ít phải làm những công việc chân tay . Vì thế đi bbộ trở thành biện pháp hưu hiệuđể con người vận động, tăng cường sức khoẻ. Khi ta đi bộ , mọi bộ phận của cơ thể đều được huy động, đồng bộ, nhịp nhàng: các cơ quan vận động , phổi nở nang, máu huyết lưu thông...Đi bộ, cách thức tập thể dục rẻ tiền , đơn giản, thích hợp với mọi lứa tuổi, tốt cho sức khoẻ. Hãy đi bộ vì sức khoẻ của chính bạn. |
4. Củng cố , luyện tập:
H; Nhắc lại tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
5.Hướng dẫn HS học ở nhà: học bài cũ, chuẩn bị: Luyện tập đưa yếu tố tựsự và miêu tả vào bài văn nghị luận.( Làm các bài tập sgk- trả lời câu hỏi)
Giáo án Ngữ văn 8 Bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập) – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 123: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
(Luyện tập)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết vận dụng những kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của một số trật tự từ trích từ một số tác phẩm văn học, chủ yếu là các tác phẩm đã học.
- Viết được một số đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.
- Rèn luyện kĩ năng hành văn cho học sinh.
2. Kĩ năng
- Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.
- Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
3. Thái độ
- Biết cách lựa chọn trật tự từ trong câu cho phù hợp.
II. TRỌNG TÂM
1. Kiến thức
- Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.
2. Kĩ năng
- Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
3. Thái độ.
- Biết cách lựa chọn trật tự từ trong câu cho phù hợp.
4. Những năng lực học sinh cần phát triển
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
III. CHUẨN BỊ.
1. Thầy:
- Phương pháp:
+Vấn đáp, thuyết trình, dạy học dự án.
+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
- Đồ dùng:
+ Tài liệu, giáo án, bài giảng điện tử.
2. Trò:
-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):
Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.
Bước 2. Kiểm tra bài cũ (2')
H: Hãy trình bày một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động (1')
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Kĩ thuật : động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT |
GV dẫn dắt vào bài |
- Nghe, định hướng vào bài |
* Hoạt động 2:Luyện tập (25')
- Phương pháp: học theo nhóm, dự án
- Kĩ thuật: động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
GHI CHÚ |
GV: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu đề bài tập 1 . H: Trật tự các cụm từ trong đoạn văn a thể hiện mối quan hệ gì? (xét nội dung của đoạn văn) - Trật tự trước sau của công tác vận động quần chúng : truyên tuyền – hiểu –làm – thực hành vào thực tế H: Tương tự gọi học sinh thực hiện bài tập 1b. GV:Gọi HS đọc bài tập 2. H: Việc đặt các cụm từ ở đầu câu như thế có tác dụng gì? GV nhận xét bổ sung GV:Gọi HS đọc bài tập 3, xác định yêu cầu đề GV: cho học sinh thực hiện bài tập theo nhóm, mỗi dãy thực hiện một câu. Nhận xét tổng hợp GV:Gọi HS đọc bài tập 4 H:Hai câu a, b trong bài tập có gì khác nhau? H:Hãy chọn câu đúng điền vào đoạn văn cho phù hợp ? Bài tập 5 yêu cầu học sinh về nhà thực hiện |
+HS thực hiện Nhận xét bổ sung. - HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS tự làm phần b - HS đọc bài - HS trả lời - HS khác nhận xét bổ sung. - HS đọc bài - HS thực hiện yêu cầu theo phân chia của giáo viên Nhận xét bổ sung HS đọc bài +Thay đổi trật tự cụm chủ vị sau từ “thấy”, để nhấn mạnh bước đi bệ vệ của anh bọ ngựa. +HS thực hiện bài tập |
Bài tập 1 : a. Mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia, đầu tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo để làm cho đúng, kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. b. Các HĐ được xếp theo thứ bậc : việc chính, việc diễn ra hàng ngày của bà mẹ bé Hồng là bán bóng đèn, còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính. Bài tập 2 : xác định tác dụng của cụm từ ở đầu câu Có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn Bài tập 3 : a- Nhấn mạnh xự hoang vu của cảnh đèo vào buổi chiều tà b-Nhấn mạnh vẻ đẹp lồng lộng của anh giải phóng quân trên đỉnh núi lúc chiều tà Bài tập 4 : Cả hai câu, phụ ngữ của ĐT "Thấy" đều là cụm chủ - vị. Trong câu (a) cụm chủ - vị này có CN đứng trước, nhằm nêu lên nhân vật và miêu tả HĐ của nhân vật. Trong câu (b) cụm C- V làm phụ ngữ cho có VN đảo lên trước , đồng thời từ "trịnh trọng" (Chỉ cách thức tiến hành HĐ nêu ở ĐT) lai đặt trước ĐT. Cách viết ấy có tác dụng nhấn mạnh sự "làm bộ làm tịch" của nhân vật Đối chiếu với văn cảnh, nhất là đối với câu cuối cùng trong đoạn trích, cho ta thấy câu thích hợp để điền vào chỗ trống là câu (b). |
* Hoạt động 3:Vận dụng (10')
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
- Kĩ thuật: động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
GHI CHÚ |
GV: đọc bài tập 6 Yêu cầu học sinh tự viết đoạn văn. GV gọi HS đọc bài và nhận xét, tuyên dương những bài có cách sắp xếp trật tự từ hợp lí |
- HS viết đoạn văn - Đọc bài và nhận xét. |
Bài tập 6: Viết đoạn văn |
* Hoạt động 4:Tìm tòi, mở rộng (5')
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
- Kĩ thuật: động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
GHI CHÚ |
H: Cho VD về một trật tự từ em đã thực hiện, phân tích tác dụng? |
- Nêu, phân tích một trật tự từ. |
Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')
* Bài cũ:
- Hoàn thành bài tập.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài: Luyện tập đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.
+ Lập dàn ý cho đề bài SGK.
+ Chọn luận điểm có thể đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào và viết đoạn văn.
*******************************************