Giáo án Ngữ văn 8 Bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy

TIẾT 28.

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI

MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS nắm được sự kết hợp các yếu tố kể tả và biểu lộ tìnhcảm trong văn bản tự sự .

2.Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.

- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.

3.Thái độ:

- HS có ý thức đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào tạo lập văn bản tự sự.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, sách tham khảo, chuẩn kt kn.

2.HS: Đọc,trả lời các câu hỏi sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập.

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Ng ta đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự ntn? Tác dụng?

Trong văn tự sự rất ít khi tác giả thuần kể người, việc, mà thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm -> giúp cho việc kể chuyện sinh động, rõ ràng, sâu sắc hơn.

3. Bài mới :

- Yếu tố miêu tả, biểu cảm rất cần thiết trong văn tự sự, để giúp các em rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự có sử dụng hai yếu tố này, chúng ta cùng luyện tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1.HDHS thực hiện các bước viết đoạn văn tự sự có sử dụng yéu tố miêu tả và biểu cảm:

- Y/C hs đọc các sự việc (SGK- 83).

H: Hãy xây dựng một đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm?

H: Em lựa chọn sự việc nào trong ba sự việc trên?

H: Em lựa chọn ngôi thứ mấy để kể? Cách xưng hô như thế nào?

H: Em sẽ kể theo thứ tự nào? (kể xuôi, kể ngược?)

H: Để kể chuyện hấp dẫn, sinh động, em sẽ chọn các yếu tố miêu tả, biểu cảm nào?

H: Hãy viết thành đoạn văn hoàn chỉnh dựa trên các nội dung trên?

- HS viết đoạn văn trong 5 phút.

-Trình bày, nhận xét.

- GV nhận xét, sửa chữa.

H: Để viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm, ta cần thực hiện mấy bước? Là những bước nào?

- HS đọc 5 bước SGK.

HĐ2.HDHS luyện tập:

- Đọc bài tập 1, nêu yêu cầu bài tập.

- HS viết đoạn văn dựa vào phần chuẩn bị ở nhà.

- Đọc đoạn văn trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

- Cho điểm những đoạn văn hay.

- Đọc bài tập 2, xác định yêu cầu, làm bài.

Gọi HS nêu kết quả.

HS nhận xét.

GVsửa chữa, bổ sung.

GV hướng dẫn hs viết đoạn văn

- Gọi hs đọc bài đọc thêm.

I.Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

1. Bài tập:

* Bài tập/ 83

- B1: Lựa chọn sự việc: Giúp bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại.

B2: Lựa chọn ngôi kể: kể ở ngôi thứ nhất, xưng em- tôi.

B3: Xác định thứ tự kể: kể xuôi theo trình tự thời gian, không gian.

B4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm:

- Đó là bà cụ như thế nào?( ngoại hình)

- Bà lúng túng, sợ sệt khi đi qua đường ra sao?( hành động, cử chỉ)-> m/tả

- Tình cảm và thái độ của em khi thấy bà cụ như thế nào?-> biểu cảm.

B5: Viết đoạn văn kể chuyện kết hợp yếu tố biểu cảm và miêu tả.

Trên đường đến trường, em bỗng phát hiện ra bên kia đường, một bà cụ chống gậy, tay xách một túi to đang chờ dòng xe đông đúc qua mau để rẽ sang đường. Một thoáng ái ngại,rồi em quyết định đi đến chỗ bà cụ và cất tiếng hỏi:

- Bà ơi, cháu đưa bà sang đường được không ạ?

Bà cụ nhìn em:

- Thật là may qúa, bà không biết làm thế nào để đi sang đường đây.

Thế làmột tay em cầm chiếc túi , một tay em nắmtay bà lão dắt bà chen qua đường.

Đến bên kia đường bà nhìn em móm mém: - Cảm ơn cháu, cháu tốt bụng quá!

Em thoáng đỏ mặt, vừa vui vừa thấy ngượng ngùng vì vừa nãy thôi em còn rất do dự khi làm việc đó. Em chào bà rồi vội vã đến lớp cho kịp giờ. Lòng cảm thấy hân hoan kì lạ.

2. Kết luận:

* Ghi nhớ SGK

II. Luyện tập:

Bài tập1/ 61: Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại sự việc lão Hạc sangbáo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.

*Gợi ý:

-Chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất, xưng tôi.

- Sự việc: lão Hạc kể chuyện bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.

- Yếu tố miêu tả: nụ cười, nét mặt, nếp nhăn, miệng...

- Yếu tố biểu cảm: Tình cảm của ông giáo với lão Hạc khi chứng kiến cảnh đau khổ đó.

Bài tập2(84). Tìm trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao đoạn kể về giây phút trên rồi so sánh rút ra nhận xét.

- Đoạn văn trong tác phẩm: “Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi chơi... lão hu hu khóc”.

- Sự việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm khắc học rõ nét chân dung lãc Hạc đau đớn xót xa khổ sở với những chi tiết độc đáo, tài tình, nổi bật tình cảm của người kể chuyện.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Nêu các bước viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả miêu tả và biểu cảm?

5.Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm- theo đề tài tự chọn.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 28: Tập làm văn

Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Thông qua thực hành biết cách vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.

- Củng cố nắm vững lí thuyết.

II. Chuẩn bị:

1.Thầy: Giáo án, bảng phụ.

2.Trò: Phiếu học tập.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ.

H: Trong văn bản tự sự khi kể cần chú ý điều gì? Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố?

H: Chữa bài tập số 1/ tr. 76.

3. Các hoạt động:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

- GV gọi HS đọc các sự việc và nhân vật.

H: Quan sát SGK cho biết muốn xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có thể theo mấy bước?

H: Hãy vận dụng các bước trên vào sự việc thứ hai?

H: Câu chuyện bắt đầu từ đâu? Diễn biến ra sao? Kết thúc như thế nào?

H: Đó là một bà cụ như thế nào?

Cụ lúng túng, sợ sệt khi qua đường ra sao? Thái độ của em khi thấy cụ già như thế nào?

- GV: gọi 2 HS đọc đoạn văn yêu cầu kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Bước 1: Lựa chọn sự việc chính.

- Bước 2: Lựa chọn ngôi kể.

- Bước 3: Lựa chọn thứ tự kể.

- Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.

- Bước 5: Viết thành đoạn văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lý.

*Sự việc chính: Giúp 1 bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ.

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất xưng Tôi.

- Thứ tự kể: Tôi đi đến ngã tư ngã năm đang có ý định sang đường.

- Thấy rất nhiều xe cộ và rất nhiều người qua lại => chưa biết sang bằng cách nào?

- Bỗng thấy một cụ già cũng đang loay hoay tìm cách qua đường.

- Chạy lại cầm tay cụ dắt đi.

- Đưa cụ qua đường, cụ cảm ơn.

*Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- 1 bà cụ đã già, tóc bạc trắng như cước, lưng đã còng, tay chống gậy, người bước đi không còn vững nữa, mắt cứ nheo nheo nhìn trước ngó sau ngập ngừng nửa bước đi nửa lùi lại => nghĩ đến bà ở nhà => …

I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

2. Luyện tập:

Bài tập 1: Đóng vai ông Giáo viết đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó.

“Tôi đang ngồi trong nhà thì lão Hạc sang. Tưởng là lão lại sang chơi như mọi khi, tôi vội mời lão ngồi. Tôi chưa kịp rót bát nước thì lão đã vội nói “Con Vàng đi rồi ông giáo ạ!” Tôi hỏi lão “Cụ bán rồi?” Lão trả lời “Bán rồi, họ vừa bắt xong”. Trông vẻ mặt đau đớn và đôi mắt đầy nước mắt của lão mà tôi thấy thương lão quá. Tôi hỏi lão cho có chuyện nhưng mong làm vơi bớt nỗi đau khổ trong lão. “Thế nó cho bắt à?” Hình như chỉ chờ có thế khuôn mặt lão vốn đã nhăn nheo giờ lại răn rúm thêm. Từ cái hốc mắt sâu thẳm kia từng giọt nước mắt đùng đục chảy ra. Cái miệng của lão méo xệch, lão cười mà như mếu. Tôi thấy một nụ cười méo mó xộc xệch cố nhếch mép cười nhưng hình như nỗi đau trong tâm can làm lão không thể điều khiển được cái miệng đang mếu. Và rồi lão khóc thật sự, khóc hu hu. Tiếng khóc của lão cũng vất vả cực nhọc như chính cuộc đời biết bao nhọc nhằn của lão vậy. Rồi lão kể với tôi rành rọt việc thằng Xiên bắt chó. Nhìn gương mặt lão lúc ấy tôi thấy thương lão Hạc biết bao và cũng kính trọng lão biết bao.

Bài tập 2: Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ:

-Sự việc trong đoạn văn của Nam Cao rất đơn giản chỉ là việc lão Hạc báo tin đã bán cậu Vàng cho ông giáo biết nhưng Nam Cao đã lồng vào đó các yếu tố miêu tả và biểu cảm rất đậm nét. Đó là việc ông tập trung tả lại chân dung đau khổ của lão Hạc với những chi tiết rất độc đáo, nụ cười, mắt, mặt những nếp nhăn, cái đầu, cái miệng lão hu hu khóc.

-Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được nội dung của tác phẩm. Đã khắc sâu vào lòng bạn đọc 1 lão Hạc khốn khổ về hình dáng bề ngoài và đặc biệt là thể hiện được rất sinh động sự đau đớn quằn quại về tinh thần của 1 con người trong giây phút ân hận xót xa “giá…con chó”

4. Đánh giá kết quả học tập:

- Cách viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm?

5. Hoạt động nối tiếp:

-Hoàn chỉnh nốt các bài tập.

-Soạn: “Chiếc lá cuối cùng”.