Giáo án Ngữ văn 8 Bài Hịch tướng sĩ mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Hịch tướng sĩ mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TUẦN 25- BÀI 23:

TIẾT 93.HỊCH TƯỚNG SĨ

(Trần Quốc Tuấn)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS hiểu sơ giản về thể hịch, hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài "Hịch tướng sĩ", tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của người anh hùng dân tộc của quân và dan đời Trần.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu một văn bản theo thể hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôithời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chốngquân Mông- Nguyên xâm lược

3.Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh lòngyêu nước, tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc , ý chí kiên trì, bền bỉ , quyết tâm trước khó khăn gian khổ.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứubài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Phân tích lí do dời đô của Lí Công Uẩn được thể hiện trong bài Chiếu dời đô

( Thiên đô chiếu)chỉ ra sự hợp tình hợp lí của bài chiếu?

3. Bài mới:

- TQTuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, Tên ông dạng danh những trang sử Việt Nam trung đại. Ông góp công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên -Mông (1285-1288). Ông là nhà lí luận quân sự với tác phẩm "Binh thư yếu lược" Để biết về danh tướng kiệt xuất – về tinh thàn yêu nước lớn lao của ông ta cùng tìm hiểu bài hịch do chính tay ông viết.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV đọc mẫu - HD học sinh đọc, giọng điệu thay đổi linh hoạt, chậm dãi, mỉa mai, chế diễu, kích động lòng tướng sĩ , cuối bài ->tâm tình.

H: Qua phần chú thích em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả ?

- TQTuấn là người có phẩm chất cao đẹp, tài năng văn võ song toàn, là người có công lớn trong cuộc k/c chống Nguyên Mông lần 2và 3

H:Bài Hịch được ra đời trong hoàn cảnh nào ?

H: Dựa vào chú thích hãy nêu hiểu biết của em về thểhịch?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu 27 chú thích

HĐ2. HDHS đọc - hiểu văn bản:

H:Bài Hịch chia làm mấy đoạn? nội dung của mỗi đoạn?

H: Nêu nhận xét của em về bố cục bài hịch ?

- Chặt chẽ ,mạch lạc, sáng tạo.

- Gọi HS đọc đoạn 1

H: Những nhân vật được nêu gương có địa vị như thế nào ?

H:Các nhân vật này có dặc điểm gì ?

- Sẵn sàng chết vì vua và chủ tướng, không sợ nguy hiểm, hoàn thành nhiệm vụ

H: Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào, đoạn văn giúp em hiểu được gì ?

? Theo em, tác giả nêu gương các trung thần nghĩa sĩ này để nhằm mục đích gì?

à Hiểu rõ lịch sử, tôn trọng đề cao gương sáng của lòng trung quân ái quốc

- Gọi HS đọc đoạn 2

H: Tình hình Đại Việt nửa cuối 1284 được tác giả nêu lại như thế nào? Biện pháp nghệ thuật gì?

- Thái độ tác giả như thế nào ?

( căm ghét, khinh bỉ, )

- Đọc đoạn văn diễn tả lòng căm thù giặc

H:Trước tội ác của giặc Trần Quốc Tuấn thấu suốt tâm địa của giặc và hiểm hoạ Tổ Quốc đang lâm nguy. Từ đó tác giả có những suy nghĩ tâm trạng như thế nào?

H: Lòng yêu nước, căm thù giặc của TQ Tuấn được thể hiện qua chi tiết nào?

H:Đoạn văn được cấu tạo ntn ? liên kết ý trong câu ?

H: Cách cấu tạo ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng con người từ đó hình ảnh người anh hùng yêu nước được khắc hoạ như thế nào?

GV: Mỗi chữ, mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim, qua ngòi bút lên trang giấy

->H/tượng người anh hùng TQTuấn đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến bầm gan, tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn.

H: Nhận xét về giọng điệu lời văn?

- Nỗi lòng chủ tướng được biểu hiện ntn ? Bằng cách nào ?

( mỗi chữ mỗi dòng như máu chảy, như nước mắt hiên trên mặt trang giấy, đó là gan ruột, tâm huyết vị tổng chỉ huy bày tỏ, tâm sự ).

- Vì sao cảm xúc căm giận của tác giả có sức lây lan đến người đọc, người nghe ?

+ Vì tình cảm ấy chân thành, mãnh liệt.

+ Nói hộ tình cảm chung của mọi người thời đó.

I.Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc :

2. Chú thích:

a. Tác giả: Trần Quốc Tuấn(Trần Hưng Đạo)(1231?- 1300).

- Tước: Hưng Đạo Vương.

- Ông là mộtanh hùng, một trong những danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Là nhà quân sự thiên tài văn võ song toàn.Đồng thời ông là người có công lao bậc nhất của nhà Trần trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông.

b.Tác phẩm :Bài hịch được viết trước cuộc k/c chống Nguyên–Mông lần 2 (1285), nhằmnêu cao tinh thần trung nghĩa của tướng lĩnh dưới quyền . Bài hịch tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp ( thời đại chống Nguyên- Mông).

c.Thể hịch:

- Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa hay tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh phong trào dùng để cổ động , thuyếtphục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài .

- Đặc điểm: khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe, thường viết theo thể biền ngẫu. Hịch có kết cấu chặt chẽ , lí lẽ sắc bén , có dẫn chứng thuyết phục.

Từ khó :SGK/ 59

II.Đọc - hiểu văn bản:

1. Bố cục :4 phần

+) Đoạn 1: Từ đầu đến lưu tiếng tốt-> Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách TQ .

+) Đoạn 2:Tiếp đến cũng vui lòng ->Sự ngang ngược và của kẻ thùvà thể hiện lòng căm thù giặc.

+) Đoạn 3: Từ các ngươiđến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?" -> phân tích phải trái làm rõ đúng sai.

- Đoạn này có thể chia làm 2 đoạn nhỏ:

+ Từ " Các ngươi" đến muốn vui vẻ phỏng có được không"->nêu ân tình giữa chủ và tướng,phê phán những sai trái trong hàng ngũ chiến sĩ.

+ Từ " nay ta bảothật"đến không muốn vui vẻ phỏng có được không ?"

-> Khẳng định những hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay lẽ phải.

+) Phần còn lại -> Nêu nhiêm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.

2. Phân tích:

a. Tội ác của kẻ thù và lòng căm thù giặc của TQTuấn:

* Nêu gương các trung thầnnghĩa sĩ:

- Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

-> Nhằm khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ dưới quyền.

*Tội ác,sự ngang ngược của kẻ thù và nỗi lòng của tác giả:

Tội ác,sự ngang ngược của kẻ thù:

- Tình hình đất nước hiện tại, nỗi lòng, ân tình của vị chủ tướng đối với tì tướng.

- Sứ giặc nghênh ngang, lưỡi cú diều, thân dê chó, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng.

=> kẻ thù ngang ngược, khiêu khích được lột tả, diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ - vật hoá sự ngang ngược, vô lối, tham lam, vơ vét.

- Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, giọng văn mỉa mai châm biếm.

- Thái độ tác giả: Căm ghét, khinh bỉ kẻ thù đau xót cho đất nước.

=> Giặc ngang ngược hoành hành gây bao tội ác không thể dung tha.

* Nỗi lũng của tỏc giả:

- Lòng yêu n­ớc và căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn đ­ợc thể hiện cụ thể bằng hành động tâm trạng: quên ăn , mất ngủ, đau đến thắt tim , thắt ruột.

"Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau nh­ cắt, n­ớc mắt đầm đìa",

- Thể hiện qua thái độ uất ức, căm tức:

khi ch­a trả đ­ợc thù "căm tức ch­a xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù"

- Sẵnsàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất n­ớc"…Dẫu cho trăm thân phơi…nghìn xác gói trong da ngựa…vui lòng."

NT: Câu văn có 2 ý liên kết nhau : nỗi đau xót, tiếp đó là nỗi căm hờn kẻ thù.

Nhiều động từ chỉ trạng thái tâm lí và hành động mãnh liệt:quên ăn, vỗ gối, xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu.

=> Hình ảnh cụ thể, có phần khoa trương phóng đại để cực tả niềm uất hận trào dâng trong lòng đồng thời có súc thuyết phục, khơi gợi sự đồng cảm người nghe, người đọc.

NT: Tác giả dùng nhiều dấu phẩy, ĐT chỉ hoạt động, trạng thái : Quên, vỗ, lột , nuốt, uống.... ->căm hờn kẻ thù.

- Giọng điệu thống thiết, căm hờn.

=>H/ảnh ng­ời anh hùng yêu n­ớc, đau xót tr­ớc vận n­ớc lâm nguy và có lòng căm thù giặc sâu sắc.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Bố cục của bài hịch? Phân tích tội ác mà kẻ thù đã gây ra trên đất nước ta được nêutrong lờihịch của Trần Quốc Tuấn?

5. Hướng dẫn hs họcnhà: Học bài cũ ,chuẩn bị : "Hịch tướng sĩ"( tiết 2)

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Hịch tướng sĩ – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tuần 26

Tiết 97, 98 – Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ

                                                                                 (Trần Quốc Tuấn)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nắm bắt vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn và công lao to lớn của ông đối với công cuộc chống quân Nguyên xâm lược.

- Hiểu được khái niệm hịch, phân biệt hịch với các thể loại văn nghị luận trung đại khác.

 - Nắm cấu trúc của bài hịch và bước đầu phân tích để thấy được tội ác của quân giặc và tấm lòng của người chủ tướng.

- Nắm bắt nghệ thuật nghị luận đặc sắc của bài hịch.

- Biết vận dụng bài hịch để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giưa lí lẽ và tình cảm.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể Hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai.

- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

3. Thái độ

- Qua bài hịch giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Sơ giản về hịch

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.

- Tinh thần yêu nước ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân nhà Trần.

- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể Hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai.

- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

3. Thái độ.

- Qua bài hịch giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án.

2. Trò: 

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(4')

H: Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Chiếu dời đô”?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

Hoạt động 1:Khởi động (1')                     

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV dẫn dắt vào bài: GV gợi lại không khí của Hội nghị Diên Hồng, gợi không khí của quân dân nhà Trần trong cuộc đấu tranh chống quân Nguyên. Tinh thần đó thể hiện rõ nét trong văn bản “Hịch tướng sĩ”.

- Nghe, định hướng vào bài

 

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (70')        

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Giới thiệu vài nét về tiểu sử của Trần Quốc Tuấn?

GV: Bổ sung.

H: Hoàn cảnh sáng tác của bài Hịch tướng sĩ ?

H: Em hiểu như thế nào là thể Hịch? Hình thức? Mục đích?

H: Bài hịch có bố cục như thế nào?

H: Hãy xác định bố cục của bài “Hịch tướng sĩ”? ( dựa vào bố cục chung của một bài hịch)

GV treo bảng phụ.

GV: cho học sinh tìm hiểu các chú thích 17, 18, 21,22...

GVgiới thiệu phần đầu văn bản qua các điển tích, điển cố được sử dụng .

GV: hướng dẫn đọc to, rõ, chú ý nhấn mạnh ở những đoạn văn biền ngẫu .

GV đọc

- GV: gọi HS đọc tiếp

- Nhận xét .

H: Những nhân vật được nêu gương có địa vị như thế nào?

H: Ở họ địa vị khác nhau nhưng có những điểm chung nào để thành gương sáng cho mọi người noi theo?

H: Tác giả sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Tác dụng?

H: Phần mở bài đã đảm nhận được chức năng nào của bài Hịch ?

H: Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả ntn?

H : Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?

H : Thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn là thái độ ntn ?

GV: HS đọc đoạn văn diễn tả lòng căm thù giặc.

H: Nhận xét gì về giọng điệu, cách dùng từ ngữ trong đoạn văn ?

H: Cách dùng từ diễn đạt ấy có tác dụng gì?

H: Tái hiện sự ngang ngược của kẻ thù và nỗi lòng mình, tác giả nhằm dụng ý gì?

H :Mối quan hệ giữa TQT với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng giữa những người cùng cảnh ngộ ?

H : Mối quan hệ ấy đã khích lệ điều gì ở tướng sĩ ?

H:Những sai lầm của tướng sĩ được nhắc tới ntn? Tác giả sử dụng nghệ thuật nào ?

H:Thái độ của tác giả trong đoạn văn này?

H:Tác giả chỉ rõ hậu quả của cách sống này là gì?

H: Tác giả khuyên răn tướng sĩ điều gì ?

H: Nhận xét gì về lời văn trong đoạn ?

H: Nếu tướng sĩ làm theo lời khuyên ấy thì sẽ có kết quả ntn?

H: Theo em, trong hai đoạn văn tác giả  thuyết phục người đọc, người nghe bằng lối nghị luận ntn?

Gọi HS đọc đoạn kết

H: Đoạn kết tác giả đã vạch rõ ranh giới giữa 2 con đường đó là con đường nào?

H: Để thuyết phục tướng sĩ, tác giả biểu lộ thái độ ntn? Thái độ đó có tác dụng gì?

H:Nêu những đặc sắc trong nghệ thuật của bài Hịch?

H: Em cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ nội dung của bài Hịch?

GV : Kết luận

- HS dựa vào chú thích trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung.

- Nghe, ghi nhớ

- HS nêu hoàn cảnh sáng tác.

- HS nêu thể loại

- HS nêu bố cục bài hịch, dựa vào bố cục chung.

- HS dựa vào chú thích để giải thích từ khó.

- HS nghe hướng dẫn cách đọc

- Nghe đọc và cảm nhận.

- 2 HS đọc văn bản.

- HS trả lời trước lớp

+ Có người là tướng, có người là gia thần, có người là quan nhỏ…

+ Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, không sợ nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nghe, ghi

Hết tiết 97

- HS tìm chi tiết trong văn bản.

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật.

- Thái độ khinh bỉ, căm giận.

- Đọc đoạn văn.

- Thảo luận, trình bày.

- HS trả lời trước lớp

->HS khác nhận xét bổ sung.

- Nghe, ghi.

- Khái quát

- Suy nghĩ, trình bày

- Hs khác bổ sung.

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS tìm chi tiết

->HS khác nhận xét bổ sung.

- Thái độ của tác giả: nghiêm khắc mang tính chất sỉ mắng, răn đe, phê phán.

- Nêu hậu quả.

- Tìm chi tiết, nhận xét.

- Nhận xét: lời văn chân thành.

- Dựa vào chi tiết SGK, trình bày.

- Khái quát nghệ thuật đặc sắc: dùng nhiều điệp ngữ, phép liệt kê, so sánh.

Câu văn biền ngẫu, cân đối nhịp nhàng.

Lí lẽ sắc sảo, kết hợp tình cảm thống thiết.

- Chỉ rõ hai con đường TQT đã vạch.

- Nêu thái độ của tác giả.

- HS khái quát những nghệ thuật trả lời trước lớp.

->HS khác nhận xét bổ sung.

- Nghe//ghi.

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nghe//ghi.

I. Đọc- chú thích

1. Chú thích

a. Tác giả

- Trần Quốc Tuấn (1231- 1300) là người có phẩm chất cao đẹp, là người có tài năng, văn võ song toàn, là người có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.

- Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta thế kỉ XIII.

b. Tác phẩm

- Được viết khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần II, nhằm mục đích khích lệ tinh thần của tướng sĩ

- Hịch: là thể văn nghị luận do vua, hoặc tướng lính viết dùng để cổ động, thuyết  phục hay kêu gọi đấu tranh. Hịch được viết theo thể văn biền ngẫu, có kết cấu chặt chẽ, có lí lẽ sắc bén.

- Bố cục bài Hịch tướng sĩ :

P1: từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

P2: Tiếp theo đến “vui lòng”: tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căn thù giặc.

P3: Tiếp theo đến “có được không”: phân tích phải trái  để khích lệ tinh thần tướng sĩ.

P4: Phần còn lại: nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.

c. Từ khó.

2. Đọc

II.Tìm hiểu văn bản

1. Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong  sử sách

- Phương pháp liệt kê -> Nêu gương -> khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước của quân sĩ.

2. Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

a, Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù.

được lột tả bằng những hành động cụ thể:

- …đi lại nghênh ngang

- uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình.

- đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

- …đòi ngọc lụa.

- …thu  bạc vàng, vét của kho.

=> Bằng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, tác giả đã làm nổi bật sự ngang ngược, hung hãn, tham lam, tàn bạo của quân giặc đồng thời thể hiện rõ sự khinh bỉ và lòng căm giận của tác giả đối với quân giặc.

b, Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

- Ta thường…quên ăn…vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm csa chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù…

-> giọng văn thống thiết, dường như tác giả dồn hết tâm huyết, bút lực vào đoạn văn, mỗi chữ mỗi lời như trực tiếp chảy từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy.

-> Bằng một loạt các động từ mạnh và những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, đoạn văn đã cho ta thấy nỗi đau xót đến quặn lòng, lòng căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường thân xác.

=> khơi gợi lòng căm thù quân giặc, sự đồng cảm của người tướng sĩ. TQT là tấm gương yêu nước bất khuất.

3. Phân tích phải trái.

* Nêu mối ân tình giữa chủ soái - quân sĩ.

- Vừa là quan hệ chủ-tướng (trên - dưới) -> khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.

- Vừa là quan hệ của những người cùng cảnh ngộ (bình đẳng) -> khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung, đồng cam cộng khổ.

* Phân tích những sai lầm của tướng sĩ:

-...nhìn chủ nhục mà không biết lo

-...nước nhục...không biết thẹn

-đãi yến ngụy sứ...không biết căm

-lấy việc chọi gà, đánh bạc…

-lo làm giàu…ham săn bắn…

-> Liệt kê, điệp ngữ -> chỉ ra lối sống cầu an hưởng lạc, quên danh dự, bổn phận mà chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân của các tướng sĩ.

- Hậu quả của những sai lầm: nước mất nhà tan, thanh danh ô nhục.

*Khuyên răn tướng sĩ:

- nhớ câu”đặt mồi lửa vào dưới đống củi” là nguy cơ.

- “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ.

-> biết cảnh giác, lo xa.

- huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên..

->tăng cường võ nghệ

- Kết quả: chống được giặc ngoại xâm, giữ được nước nhà, thanh danh được lưu truyền.

4. Kêu gọi tướng sĩ

- Vạch rõ hai con đường chính và tà, sống và chết để thuyết phục tướng sĩ.

- Thái độ dứt khoát hoặc là địch hoặc là ta ->có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của quân sĩ.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.

2. Nội dung:

- Bài hịch  là tiếng nói khích lệ lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù.

* Ghi nhớ/ SGK/51

 

Hoạt động 3:Luyện tập (7')         

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Đọc diễn cảm một đoạn trong bài hịch ?

H: Em học hỏi được điều gì về cách viết văn nghị luận qua văn bản “Hịch tướng sĩ”?

GV yêu cầu hs làm VBT

- đọc

- HS trả lời trước lớp

->HS khác nhận xét bổ sung.

hs làm VBT

IV. Luyện tập

 

Hoạt động 4: Vận dụng (5')        

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em sau khi học bài Hịch?

- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận.

   

Hoạt động 5:Mở rộng (1') 

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Tìm đọc những bài phân tích, bình luận về văn bản.

- Tìm hiểu thêm về văn bản.

(Thực hiện ở nhà)

   

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về tấm lòng yêu nước của Tần Quốc Tuấn thể hiện qua bài hịch?

* Bài mới:  Chuẩn bị tiết 99 – Hành động nói.

- Thế nào là hành động nói ?

- Một số kiểu hành động nói thường gặp .