Giáo án Ngữ văn 8 Bài Văn bản thông báo mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Văn bản thông báo mới nhất – Mẫu giáo án số 1

TIẾT 137.VĂN BẢN THÔNG BÁO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức:

- Học sinh nắm được đặc điểm của văn bản hông báo.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng viết văn bản thông báo theo khuân mẫu.

3.Thái độ:

- GD cho hs ý thức yêu thích môn học,có ý thức viết thông báo đúng nội dung hình thức.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H:Thế nào là tường trình? Nội dung hình thức của văn bản tường trình?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1:HDHS tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo:

H: Trong các văn bản trên ai là ng thông báo và thông báo cho ai?

H: Viết thông báo làm gì?

HĐ2:HDHS tìm hiểu cách làm văn bản thông báo:

- Gọi học sinh đọc sgk tóm tắt cách làm.

I. Đặc điểm của văn bản thông báo:

1. Bài tập:

- Người thông báo: Ng đứng đầu các cơ quan tổ chức, đơn vị ...

- Người nhận thông báo: Các thành viên tổ chức đơn vị cấ dưới...

- Mục đích: Triển khai các công việc cần làm, cần thực hiện để cấp dưới thực hiện.

ND: Nội dung thông báo:Công việc cần thực hiện

Thể thức: Theo khuân mẫu của văn bản hành chính.

II. Cách làm văn bản thông báo:

1. Tình huống:

- Chọn tình huống b,c

2. Cách làm:

a. Thế thức mở đầu:

- Tên cơ quan chủ quản, cơ quan trực thuộc, số công văn ( góc trái)

-Quốc hiệu và tiêu ngữ , địa điểm thời gian ( góc phải)

- Tên văn bản chữ in hoa ở giữa ghi rõ thông báo về việc gì?

b. Nội dung:

- Ghi các công việc cẩn thực hiện cần thâm gia...

c. Thể thức kết thúc:

- Nơi nhận và nơi lưu báo cáo( góc trái)

Người viết báo cáo ghi rõ chức danh.kí và ghi rõ họ tên( góc phải)

SGK

* Ghi nhớ SGK/ 143

4. Củng cố,luyện tập

H:Đặc điểm của văn bản thông báo?Cách làm thông báo?

5. Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà: chuẩn bị : Chương trình địa phương.

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Văn bản thông báo mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Tiết 133: VĂN BẢN THÔNG BÁO

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Hiểu những trường hợp cần thiết phải viết văn bản thông báo.

- Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.

- Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách.

2. Kĩ năng

- Nhận biết rõ hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo.

- Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo vói các văn bản hành chính khác.

- Tạo lập một văn bản hành chính có chức năng thông báo.

3. Thái độ

- Có thái độ ý thức khi tạo lập một văn bản hành chính.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức văn bản hành chính.

- Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản hành chính có nội dung thông báo.

2. Kĩ năng

- Nhận biết rõ hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo.

- Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo vói các văn bản hành chính khác.

- Tạo lập một văn bản hành chính có chức năng thông báo.

3. Thái độ.

- Có thái độ ý thức khi tạo lập một văn bản hành chính.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án, mẫu văn bản.

2. Trò: 

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ (3')

H : Thế nào là văn bản tường trình?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1')       

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV dẫn dắt vào bài:Hôm nay ta tiến hành tìm hiểu một kiểu văn bản hành chính công vụ nữa : văn bản thông báo

- Nghe, định hướng vào bài

 

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (22')        

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

- Gọi HS đọc 2 văn bản SGK

H: Ai là người viết thông báo?

H: Viết thông báo cho ai?

H: Viết thông báo nhằm mục đích gì?

H: Nội dung chính của thông báo là gì?

H: Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo?

H: Qua 2 văn bản trên, em hiểu thế nào là thông báo?

H: Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường.

- Gọi HS đọc 3 tình huống  SGK

H: Trong các tình huống trên, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?

H: Khi viết 1 văn bản thông báo thì cần có những mục nào?

H: Cần lưu ý gì khi viết VB thông báo?

-  Đọc văn bản

- HS thảo luận trả lời theo nhóm.

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS khái quát trả lời.

- HS lấy ví dụ.

- Đọc tình huống

- Trả lời

- Nêu các mục cần có trong văn bản

- So sánh với văn abnr tường trình

I. Đặc điểm của văn bản thông báo

1. Ví dụ

2. Nhận xét

+Người viết: một cá nhân, hay một cơ quan

+Người nhận: người dưới quyền hay  những người quan tâm đến nội dung thông báo.

+Nội dung: một kế hoạch, một công việc cần thực hiện

+Mục đích: truyền đạt công việc cho cấp dưới biết để họ thực hiện

+Hình thức : thường theo mẫu

*Văn bản thông báo là: Loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, cá nhân, tổ chức cho những người dưới quyền... hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để th. hiện hay tham gia.

Ví dụ: Thông báo tuyển sinh, thông báo tổ chức  hội trại...

II. Cách làm văn bản thông báo

1. Tình huống cần làm văn bản thông báo

- Tình huống a: Không phải viết thông  báo - nếu cần thỉ viết tường trình.

- Tình huống b: phải viết thông báo

- Tình huống c: Có thể viết thông báo hay giấy mời.

2. Cách làm Vb thông báo

a.Phần mở đầu:

-Tên cơ quan, đơn vị (góc trái)

- Quốc hiệu, tiêu ngữ

- Thời gian địa điểm( ghi góc  phải)

- Tên văn bản( in hoa)

b.Phần nội dung: ghi rõ vấn đề cần thông báo

c.Phần kết thúc:

- Nơi nhận ( phía trái)

- Kí tên ( phía phải)

3. Lưu ý: SGK?143

 

Hoạt động 3,4:Luyện tập,vận dụng (7')        

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: So sánh sự giống, khác nhau của văn bản tường trình và văn bản thông báo.

+ Văn bản tường trình thì ghi rõ họ tên và chức vụ của người gửi.

+ Văn bản thông báo thì ghi ở phần đầu văn bản: tên cơ quan  chủ quản và đơn vị trực thuộc.

III. Luyện tập

 

Hoạt động 5:Tìm tòi, mở rộng (10')     

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Trình bày một văn bản thông báo mà em đã biết hoặc sưu tầm.

- Thực hiện ở nhà

   

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Hoàn thành bài tập VBT.

- Học bài, nắm vững khái niệm, đặc điểm và cách viết văn bản thông báo

- Cần phân biệt thông báo với chỉ thị, thông cáo...

************************************