Giáo án Ngữ văn 8 Bài Thuế máu mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Thuế máu mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TUẦN 28, BÀI: 26

TIẾT 105.THUẾ MÁU

(Trích: Bản án chế độthực dân pháp)

-NguyễnÁi Quốc-

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS hiểu được bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.

- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn ái Quốc.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng đọc hiểu văn ban chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong văn bảnchính luận.

- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

3.Thái độ:

- GD cho hs tinh thần nhân đạo, ý thức dân tộc, căm ghét chiến tranh phi nghĩa,yêu hoà bình, độc lập dân tộc. Biết bảo vệ hoà bình.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Khái quát nội dung văn bản “ bàn về phép học” bằng một sơ đồ và phân tích sơ đồ.

3. Bài mới:Những năm 20 của thế kỷ XX là thời kỳ hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước - ng chiến sĩ cách mạng kiên cường Nguyễn Ái Quốc. Trong quá trình hđ cách mạng,Người đãsáng tác văn chương làm vũ khí chiến đấu.Văn chính luận chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp thơ văn HCM ,nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói nên nỗi khổ nhục của những người dân bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc các nước thuộc địa đoàn kết đấu tranh.. . “Thuế máu” là một trong những bài văn như thế . Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG 1. HDHS ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:

- GV hướng dẫn học sinh đọc.

- GV hướng dẫn đọc với giọng mỉa mai châm biếm, khi đau sót cùng cảnh, khi căm hờn, phẫn nộ…

- GV đọc mẫu - gọi học sinh đọc- nhận xét cách đọc.

H: Văn bản: “Bản án chế độ thực dân Pháp”ra đờitrong hoàn cảnh nào?

- xuất bản lần đầu tiên tại Pari 1925 và ở Việt Nam 1946

H: Em hiểu tình hình thế giới khoảng những năm 20 của thế kỷ XX như thế nào?

- Các nước ĐQ bành chướng XL nhiều nơi trên thế giới, vơ vét trắng trợn của cải và nhân lực. Cuộc sống của nhân dân các nước thuộc địa vô cùng cực khổ, làn sóng cách mạng dâng nên mạnh. GV giới thiệuthêm chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Yêu cầu hs giải nghĩa các chú thích 1,2,7,10,16..

HOẠT ĐỘNG 2. HDHS ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

H: VB " Thuế máu" thuộc kiểu VB nào? Vì sao em biết ?

Người viết chủ yếu dùng lý lẽ dẫn chứng để sáng tỏ vấn đề “thuế máu” trong chế độ thực dân để thuyết phục người đọc.

H: Em có nhận xét gì về tên chương, các phần của tác giả?

- Ba chương gắn với ba luận điểm chủ đề thuế máu: Gợi lên số phận thảm thương của dt thuộc địa lòng căm phẫn mỉa mai chế độ thực dân cách đặt tên các phần để nói về quá trình lừa bịp bóc lột cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị...các phần nối tiếp như thế ...thẻ hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của NAQ.

- Gọi HS đọc phần(I)

H: Tại sao"Người bản xứ" được đạt trong dấu ngoặc kép?

( Cách gọi tên người dân của nhưng đất nước mất chủ quyền, nước nô lệ).

H: Trước CT dưới con mắt của các quan cai trị người dân các nước thuộc địa được miêu tả ntn?

H: Thái độ của bọn cai trị thực dân đối đãi với họ ra sao?

H: Thái độ của bọn cai tri có gì thay đổi với họ khi CT bùng nổ?

H: Với sự thay đổi thái độ ấy, em nhận xét như thế nào về thủ đoạn của bọn thực dân? GV: Thái độ tráo trở, nghệ thuật tương phản vạch trần bản chất bỉ ổi của chính quyền thực dân.

H: Em có nhận xét gì lời lẽ, giọng điệu của tác giả trong đoạn văn?

H: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi nói về thái độ của bọn thực dân ở hai thời điểm khác nhau?

H: Số phận thảm thương của những người dân thuộc địa được miêu tả như thế nào? ……xa lìa vợ con rời bỏ ruộng, phơi thây…chiên trường bỏ xác miền hoang vu

H:Còn những người không ra trận, ở nơi hậu phương họ có số phận ra sao?

H: Từ đó người dân bản xứ đã rơi vào kết cục ntn?

…. 8 vạn người bản xứ không còn trông thấy quê hương

H: Em có nhận xét gì về cách đưa ra các chứng cứ của tác giả?

H: Từ đó giúp em hiểu gì về số phận của người dân bản xứ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa?

GV:Bằng giọng điệu giễu cợt, trào phúng xót xa t/g đã vạch trần tội ác của bọn thực dân, kể ra bao nhiêu cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các chiến trường ác liệt xa xôi, trong chiến tranh rhế giới thứ nhất.

H: Quan sát hai bức tranh(trang 87) nêu nội dung từng bức tranh và cho biết cảm nghĩ của em về 2 hai bức tranh đó

- Tranh1: Người dân thuộc địa (thân hình sơ sác) kéo trên xe tay một tên quan cai trị to sù, nằm chềnh ềnh vừa phì phèo hút thuốc vừa quát tháo đe doạ.

- Tranh 2: Cảnh người dân bị hành hạ đánh đập như súc vật.

- Cảm nhận sự tàn bạo dã man, phi nhân tính của bọn thực dân đối với người dân bản sứ-> thái độ căm hận, phẫn nộ đối với bọn thực dân, cảm thương số phận người dân bản sứ.

H: Nội dung tranh tương ứng với phần nào của văn bản? (Phần đầu)

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc văn bản:

2. Chú thích:

a. Tác giả: Nguyễn ái Quốc- là một trong những tên gọi của chủ tịch HCM trong thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1945.

b. Tác phẩm:

- Bản án chế độ thực dân Pháp,viết bằng tiếng Pháp.Xuất bản lần đầu tiên tại Pari 1925 và ở Việt Nam 1946. Tácphẩm gồm 12 chương và phần phụ lục gửi thanh niên VN.

- “Thuế máu” được trích từ chương I của Bản án chế độ thực dân Pháp. Tác phẩm đã tố cáo và kết án chủ nghĩa thực dân Pháp, nói lên tình cảnh khốn cùng của người dân thuộc địa, thể hiện ý chí chiến đấu giành độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức của Nguyễn ái Quốc.

c. Từ khó:

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản : Nghị luận chính trị- xã hội.

2. Bố cục:

- Ba chương gắn với ba luận điểm chủ đề“Thuế máu” : Chiến tranh và người bản xứ; chế độ lính tình nguyện; Kết quả của sự hi sinh. Cách đặt tên các chương để nói về quá trình lừa bịp bóc lột cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị.

3. Phân tích:

a. Phần 1. Chiến tranh và người bản xứ:

*Thái độ của các quan cai trị:

+)Trước chiến tranh

-Những người dân thuộc địa chỉ là những tên da đen, những tên “An Nam mít” bẩn thỉu.

- Bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như xúc vật.

+)Khi chiến tranh bùng nổ

- Lập tức họ được tâng bốc, vỗ về, được phong tặng cho những danh hiệu cao quý:biến thành nhữngđứa "con yêu bạn hiền " ;“chiến sĩ bảo vệ chân lí và tự do”

- Thủ đoạn: lừa bịp, bỉ ổi, biến họ thành vật hi sinh cho mục đích phi nghĩa.

- Giọng văn: Phẫn nộ, châm biếm mỉa mai, trào phúng ( cuộc chiến tranh vui tươi)

- Phương pháp: so sánh, tương phản.

*Số phận người dân thuộc địa:

+) Ở mặt trận:

- Họ bị đẩy vào lò lửa chiến tranh thảm khốc trên các chiến trường Châu Âu làm bia đỡ đạn,nhiều người không còn cơ hội trở về. (xa lìa vợ con, rời bỏ ruộng rẫy, phơi thây trên các chiến trường, bỏ xác trên miền hoang vu. Lấy máu tưới những vòng nguyệt quế…lấy xương chạm nên những chiếc gậy...)

+) Ở hậu phương:

- Làm kiệt sức trong xưởng thuốc súng, bị nhiễm khí độc( khạc ra từng miếng phổi)

* Kết cục:

- Tám vạn người bản xứ không còn trông thấy quê hương.

- Số liệu, d/c chính xác, cụ thểgiàu sức thuyết phục (con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mình trên đất Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất).

=> Họ bị biến thành các vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền, đem mạng sống mà đấnh đổi lấy những vinh dự hão huyền.

4.Củng cố , luyện tập: Nhận xét về cách đặt tên chương trong văn bản?

- Em biết gì về chiến tranh và số phận những người dân các nước thuộc địa được tác giả đề cập trong văn bản “Thuế máu”

5.Hướng dẫn học tập ở nhà: học bài cũ. Chuẩn bị: “ Thuế máu” tiết 2

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Thuế máu – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 109,110 – Văn bản: THUẾ MÁU

( Trích bản án chế độ thực dân Pháp)

                                                                        - Nguyễn Ái Quốc -

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nắm dược những nét cơ bản về cuộc đời cách mạng của Bác khi sống và làm việc tại Pháp và lấy bút danh là Nguyễn Ái Quốc.

 - Phân tích tác phẩm để thấy được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa  của thực dân Pháp và từ đó chỉ ra được những hậu quả mà người bản xứ phải gánh chịu.

 - Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, tính trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ văn nghị luận cho học sinh.

3. Thái độ

- Qua văn bản giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có sự đồng cảm chia sẻ với nhân dân trong thời kì thực dân Pháp xâm lược.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị bắt làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.

- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.

- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.

3. Thái độ.

- Qua văn bản giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có sự đồng cảm chia sẻ với nhân dân trong thời kì thực dân Pháp xâm lược.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 - Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình, dạy học dự án.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án, bài giảng điện tử.

2. Trò: 

- Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(không)

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

Hoạt động 1:Khởi động (3')                     

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

- GV chiếu một số hình ảnh về cuộc sống cơ cực của người dân thuộc địa trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Em cảm nhận gì sau khi xem các bức ảnh đó.

GV dẫn dắt vào bài

- Quan sát hình ảnh.

- Nêu cảm nhận

- Nghe, định hướng vào bài

 

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (80')        

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, dạy học dự án.

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

GV gọi đại diện một nhóm báo cáo phần chuẩn bị ở nhà về tác giả, tác phẩm.

Nhóm khác nhận xét bằng kĩ thuật 3,2,1.

GV nhận xét, cho điểm.

H: Tên văn bản “Thuế máu” gợi cho em những suy nghĩ gì?

GV: cách gọi tên như thế còn cho thấy lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả trước tội ác của bọn thực dân Pháp.

H: Văn bản gồm mấy chương? Cách gọi tên như vậy có ý nghĩa gì?

GV: trình tự  các chương như thế chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự  phê phán triệt để của tác giả trước tội ác của kẻ thù.

H: Trong văn bản có từ ngữ nào các em chưa hiểu?

GV: Hướng dẫn cách đọc: cần thể hiện giọng điệu vừa mỉa mai, châm biếm, vừa cay đắng xót xa.

H : Qua phần đọc ở nhà, em ấn tượng với đoạn văn nào nhất? Hãy đọc đoạn văn đó?

H: Đoạn văn đó nói lên điều gì?

Gọi 1 HS đọc chương I.

H:  So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra?

H: Sự thay đổi thái độ của bọn quan lại thực dân nói lên điều gì?

GV: chỉ vài dòng ngắn gọn nhưng sự lừa bịp của bọn thực dân bị bóc trần.

H: Cách nói của tác giả ở  đây có gì đáng chú ý? Nó thể hiện được thái độ gì  của tác giả?

H: Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả ntn?

H: Em có nhận xét gì về những dẫn chứng mà tác giả đưa ra?

H: Giọng điệu của tác giả khi nói về số phận của người dân thuộc địa có gì thay đổi? Sự thay đổi đó nói nên điều gì?

GV: rõ ràng, bằng thủ đoạn lừa bịp trắng trợn, thực  dân Pháp đã biến người dân bản xứ thành vật hi sinh vì mục đích bành trướng thế giới của   mình, tội ác đó ghi dấu khắp nơi trên thế giới.

H: ở chương này, bài viết của tác giả thuyết phục người đọc nhờ đâu? Tình cảm nào của tác giả được bộc lộ?

GV: ở phần đầu, Nguyễn Ái Quốc đã khéo léo vạch trần âm mưu của thực dân Pháp bằng cách nghị luận hết sức chặt chẽ và sắc sảo.

Gọi HS đọc văn bản  chương II.

H: ở phần đầu chương II, tác giả cho ta thấy những nỗi khổ nào của người dân bản xứ?

GV: trăm dâu đổ đầu tằm, nhưng cái khổ lớn nhất chính là nạn mộ lính.

H: Để bắt người dân bản xứ đi lính cho mình, thực dân Pháp đã sử dụng những thủ đoạn nào? Hãy tóm tắt qúa trình bắt lính?

H: Nhận xét về những thủ đoạn ấy? ( Những thủ đoạn trên cho ta hiểu gì thêm về bọn thực dân)

H: Khi bắt lính xong, trước khi họ xuống thuyền đi chiến đấu, phủ toàn quyền đã hứa hẹn điều gì? Với những lời lẽ như thế nào ?

H: Thực tế, những người “lính tình nguyện” đó có phản ứng gì? Những phản ứng đó chứng tỏ được điều gì?

H: Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Ái Quốc có gì đặc sắc?

GV : Tội ác của bọn thực dân được tác giả vạch trần bằng những sự thật lịch sử  mà chúng hòng che đậy bằng những lời đường mật.

H: Nhận xét thái độ của tác giả trước những âm mưu đó của kẻ thù?

GV: nhận xét, bổ sung

GV:Gọi HS đọc phần cuối của văn bản.

H: Bọn cầm quyền đã thực hiện những lời hứa hẹn của mình như thế nào?

GV: trải qua bao hi sinh, bây giờ người bản xứ lại quay về vị trí của giống người bẩn thỉu.

H: Cách nói của tác giả ở đây có gì độc đáo ?

GV : những câu hỏi đó như mũi tên phá vỡ vỏ bọc che đâỵ tội ác của kẻ thù .

H: Những hành vi này của bọn thực dân Pháp khi chiến tranh kết thúc giúp ta hiểu gì thêm về chúng?

GV : thực dân Pháp sẵn sàng bóc lột người dân bản xứ đến tận xương tủy.

H: Tại sao tác giả lại xây dựng văn bản theo bố cục  ba phần như thế ?

( Mỗi chương ứng với một giai đọan của cuộc chiến tranh)

GV : Từng tội ác , từng thủ đoạn của bọn thực dân bị tác giả lần lượt phơi bày, lên án

H: Từ đó, thể hiện được thái dộ gì của tác giả trước những tội ác đó?

Gv : tội ác của chúng bị lên án một cách triệt để.

H: Ngôn ngữ của văn bản này có gì đặc  sắc?

GV tổng hợp

H: Văn bản đã giúp em cảm nhận được những nội dung gì sâu sắc ?

GV tổng hợp.

- Báo cáo phần chuẩn bị về tác giả, tác phẩm.

- Nhận xét

- HS nêu ý nghĩa nhan đề văn bản.

- HS nêu bố cục.

- Tìm hiểu từ khó.

- HS nghe hướng dẫn cách đọc

- Đọc đoạn văn ấn tượng nhất.

- Nghe đọc và cảm nhận.

- Giải thích lí do

- Đọc chương I

- So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân

- Nhận xét

- Suy nghĩ, trả lời.

Tác giả sử dụng hàng loạt những từ ngữ  có ý nghĩa mỉa mai châm biếm (giọng giễu cợt) và đặt trong dấu ngoặc kép. Thể hiện thái độ ghê tởm của tác giả trước những sự việc được đề cập.

- Phát hiện chi tiết

- Nhận xét:  những dẫn chứng cụ thể và chân thực, tăng tính thuyết phục.

- Cảm nhận : giọng chua chát, ngậm ngùi.

- Khái quát

Hết tiết 109

- Đọc phần II

- HS trả lời trước lớp

- Tìm chi tiết

- Nhận xét, cảm nhận

- Phân tích

- Phát hiện chi tiết

- HS khái quát những nghệ thuật

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

-  HS đọc bài

- Tìm chi tiết

- Nhận xét nghệ thuật

- Cảm nhận

- Khái quát

I. Đọc, chú thích

1.Chú thích.

a.Tác giả

- Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng vào trước 1945.

b. Tác phẩm

- Xuất xứ: “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản 1925 tại Pa-ri. Tác phẩm ra đời tố cáo và kết án những tội ác tày trời của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực, và bước đầu vạch đường lối đấu tranh cho nhân dân áp bức.

- Nhan đề: Gợi lên sự bi thương trong đời sống của người dân thuộc địa, thể hiện lòng căm phẫn của tác giả trước tội ác của bọn thực dân Pháp.

- Bố cục : Văn bản gồm ba chương: Chiến tranh và người bản xứ, Chế độ lính tình nguyện, Kết quả của sự hi sinh.

->Trình tự các chương đã chỉ ra quá trình lừa bịp  và bóc lột đến  cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân áp bức đối với nhân dân thuộc địa.

c. Từ khó

2. Đọc

II. Tìm hiểu văn bản

1. Chiến tranh và người bản xứ

- Thái độ của các quan cai trị thực dân:

Trước chiến tranh

Khi chiến tranh nổ ra

+ Những tên da đen bẩn thỉu.

+ những tên “an-nam-mít” bẩn thỉu.

-> Khinh miệt, phân biệt đối xử.

+ những đứa “con yêu”

+ những người “bạn hiền”.

+ phong danh hiệu “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

-> Tâng bốc

-> Thực chất là những thủ đoạn lừa bịp của bọn thực dân khi chúng cần người để ra trận trong chiến tranh.

- Số phận của người dân thuộc địa:

+ Đột ngột xa lìa vợ con...

+ đi phơi thây trên các bãi chiến trường

+ xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái.

+ bỏ xác tại những miền hoang vu

+ bị tàn sát

+ những người ở hậu phương: làm kiệt sức, nhiễm độc...

-> số phận thảm thương của người dân thuộc địa, họ bị biến thành vật hi sinh làm nên lợi ích và danh dự, vinh quang cho kẻ cầm quyền.

+ giọng điệu vừa châm biếm,  giễu cợt, vừa chua chát, xót xa

+ lập luận chặt chẽ, chứng cớ xác thực.

-> vạch trần âm mưu, tội ác của bọn thực dân, thể hiện lòng căm hận của tác giả đối với bọn thực dân và xót thương cho người dân thuộc địa.

2. Chế độ lính tình nguyện

- Ngoài việc bị bóp nặn bởi các thứ thuế khóa, phu phen tạp dịch nặng nề, bị cưỡng bức mua rượu, thuốc lá, còn chịu thêm cái nạn mộ lính.

- Thủ đoạn bắt lính :

+ Lợi dụng biến cố để tiến hành lùng ráp vây bắt

+ Lợi dụng cơ hội để làm tiền

+ Đàn áp dã man những người chống đối.

-> Tham lam, đê tiện, bỉ ổi.

- Lời lẽ :

 + Gọi chế độ  lính tình nguyện

 + Hứa hẹn: ban phẩm hàm cho người còn sống, truy tặng danh hiệu  cho những người hi sinh.

- Thực tế :

 +Để trốn lính họ phải xì tiền ra.

 +Khi vào trại , họ làm cho mình nhiễm một số bệnh nặng nhất

+Trên đường phố, ta thấy cảnh lính bị xích tay giải đi có lính Pháp canh, các cuộc biểu tình nổi lên khắp nơi.

 Những lời lẽ bịp bợm hòng che đậy tội ác.

NT : Dẫn chứng cụ thể, xác hợp

Thái độ tác giả : mỉa mai, châm biếm sâu cay.

3. Kết quả của sự hi sinh

- Nhà cầm quyền im lặng, người bản xứ trở  lại giống người bẩn thỉu

- Bị tước đoạt hết mọi của cải, bị đánh đập vô cớ, bị đối xử như súc vật

- Bị mượn tay để gieo tội ác: buôn bán thuốc phiện.

NT : dùng hàng loạt câu hỏi tu từ

 Thực dân Pháp là lũ người tráo trở , tàn nhẫn, vô lương tâm.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Xây dựng văn bản theo bố cục thời gian

- Nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tài tình

- Hình ảnh giàu sức tố cáo, từ ngữ mang màu sắc trào phúng.

- Giọng điệu mỉa mai, châm biếm.

- Thể hiện giọng điệu đanh thép.

2- Nội dung

- Tội ác của bọn thực dân đối với người dân bản xứ, và số phận bi thảm, đáng thương khốn khổ, bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh cùng quẫn... của họ

* Ghi nhớ/ SGK/92.

 

Hoạt động 3:Luyện tập (5')         

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

- Phát biểu suy nghĩ của em về số phận của người dân bản xứ dưới sự cai trị của thực dân Pháp?

- Cảm nhận

   

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Viết đoan văn cảm nhận về văn bản

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....

……….

 

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Tìm đọc thêm một số tư liệu khác thể hiện những tội ác của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa của chúng.

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....

   

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Học bài, phân tích để nắm vững những  giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản

* Bài mới: 

- Chuẩn bị bài mới: Hội thoại

 + Thế nào là hội thoại

 + Trong hội thoại, thường gặp những vai hội thoại nào? Tìm ví dụ?

***************************************