Giáo án Ngữ văn 8 Bài Viết bài tập làm văn số 5 mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Viết bài tập làm văn số 5 mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 103, 104.VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN 5

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết văn giải thích một vấn đề xã hội hoặc mọi gầngũi với các em.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng viết bài văn nghị luận.

3.Thái độ:

- GD cho hs ý thức học tập, có ý thức suy nghĩ đọc lập khi làm bài, tự giác trung thực.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, ra đề .

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi, giấy kiểm tra,ôn các kĩ năng làm bài văn nghị luận.

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ: Kiểm tra việc chuẩn bị cho giờ viết bài (giấy , nháp...)

3. Bài mới :

- Ở các giờ học trước các em đã được tìm hiểu cách viết bài văn trình bày luận điểm. Hôm nay các em sẽ thực hành viết một bài văn cụ thể qua bài viét TLV số 6

Đề bài:Câu nói của M.Goócki : "Hãy yêusách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì?

+)Yêu cầu:

* Yêu cầu về kĩ năng: làm bài văn nghị luận thể hiện luận điểm rõ ràng.

- Thấy được tầm quan trọng của sách đối với con người, đặc biệt là đối với mỗihọc sinh.

- Trình bày đúng đủ bố cục ba phần của bài văn.

- Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

*Yêu cầu về kiến thức:

- Đúng thể loại văn nghi luận (Giải thích)

Mở bài: (1 điểm)

- Khái quát vai trò của sách.Trích dẫn câu nói củaM. Go-rơ-ki.

Thân bài( 8 điểm)

+) Giải thích câu nói của M.Go- rơ-ki.(1.5 điểm)

Câu nói là một lời khuyên cho tất cả chúng ta, nhất là đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. “Phải yêu sách” có nghĩa là có tình cảm với sách muốn yêu sách,phải hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của sách đối với sự học.Sách là con đường đến với tri thức của mỗi người, mà tri thức lại được tìm ra từ sách , tri thức chính là con đường tồn tại của mỗi người, Từ đó con người yêu và tự tìm đến với sách để khám phá tri thức mới .

+) Đánh giá vai trò tác dụng của sách.( 1.5 điểm)

Sách là kho tàng chứa đựng tri thức của nhân loại được truyền từ đời này sang đời khác. Đọc sách là con người được đến với thế giới của tri thức loài người đã công phu tìm kiếm đúc kết, tích luỹ mà có được rồi lưu truyền lại qua sách. Đến với sách con người sẽ được mở mang tầm hiểu biết hạn hẹp của mình, tích luỹ được tri thức để ứng dụng vào cuộc sống. Mỗi loại sách lại có những công dụng cụ thể.

+) Nêu, phân tích cách lựa chọn sách.( 1.5 điểm)

Hiện nay, sách có rất nhiều, con người không có khả năng đọc tất cả các loại sách.Vì vậy phải biết cách lựa chọn sách để đọc sao cho có hiệu quả. Tức là phải chọn những sách có liên quan tới vấn đề tri thức mình cần tìm hiểu, tích luỹ để đọc. Đọc sách cũng phải biết cách đọc sao cho có hiệu quả tốt nhất: đọc kĩ, đọc sâu, nghiền ngẫm để hiểu được những tinh hoa được chắt lọc từ sách để tích luỹ kiến thức cho mình.

+) Thái độ của bản thân đối với sách.( 1.5 điểm)

Phải biết trân trọng sách, tức là trân trọng những kiến thức tích luỹ được từ sách,, đến với sách tìm tòi những điều hay ý đẹp từ sách. Biết vận dụng kiến thức học được từ sách vào đời sống làm sao đạt kết qủa tốt nhất. Đó chính là con đường sống của mỗi người.Yêu và quý trọng sách sẽ giúp con người biết lựa chọn cho mình những cuốn sách hay và có ý nghĩa trong cuộc sống.

Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn trong câu nói Của M.Go-rơ-ki và tác dụng, sự gắn bó của sách đối với con người ( 1 điểm)

4.Tổng kết:thu bài và nhận xét ý thức viết bài của học sinh.

5.HD học ở nhà: Chuẩn bị “ Thuế máu”

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Viết bài tập làm văn số 5 – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 107,108: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 –

VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Vận dụng những kiến thức  về trình bày luận điểm thành đọan văn vào việc một bài văn nghị luận chứng minh hay giải thích một vấn đề xã hội hoặc vănhọc gần gũi với các em.

- Tự đánh giá chính xác trình độ và kĩ năng tập làm văn của bản thân mình. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm  cần thiết để các bài tập làm văn sau có kết quả tốt hơn.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày kiểu bài nghị luận

3. Thái độ

- Có ý thức rèn luyện và sử dụng từ ngữ vốn hiểu biết trong khi viết.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Kiểu bài nghị luận

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày kiểu bài nghị luận

3. Thái độ.

- Có ý thức rèn luyện và sử dụng từ ngữ vốn hiểu biết trong khi viết.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp: Tư duy.

- Đồ dùng: giáo án.

2. Trò: 

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(2')

H: Nêu bố cục bài văn thuyết minh?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

Đề bài: Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “học vẹt”, “học tủ”.

   Em hãy giải thích để các bạn nhận thức được tác hại của những cách học đó và thay đổi cách học của mình cho có hiệu quả?

Hướng dẫn chấm

*Yêu cầu của bài làm

- HS biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận để làm bài

- Trong bài viết phải thể hiện được hệ thống luận điểm một cách rõ ràng, đầy đủ

*Mở bài:  ( 1 đ) Nêu hiện tượng học vẹt, học tủ đang là một lối học phổ biến trong học sinh

*Thân bài: ( 7 đ)

- Giải thích được thế nào là học vẹt, học tủ (2 đ)

+ Học vẹt: thuộc bài, đọc rất trôi chảy, nhưng lại không nắm được kiến thức

+ Học tủ: Chỉ học những nội dung, vấn đề mà mình đoán khi kiểm tra, thi cử sẽ được hỏi đến, nên tập trung học vào đó để chuẩn bị

*Nêu tác hại của hai lối học trên (3 đ)

+ Cả hai lối học đều mang tính đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức

+ Kiến thức nhớ không lâu bền, chóng quên

+ Không hiểu sâu kiến thức nên không thể vận dụng kiến thức vào thức tế đời sống

+ Không nắm đợc kiến thứcmột cách đầyđủ, toàn diện, nếu “ lệch tủ” sẽ không đạt kết quả cao trong thi cử….

*Đưa lời khuyên cho bạn về thay đổi cách học đúng đắn: (3 đ)

+ Xác định đúng mục đích của việc học: học là để có kiến thức thực sự

+ Phải cần cù, chăm chỉ học tập, từ bỏ ngay thái độ học đối phó

+ Phải học đều, học đủ, học toàn diện để hoàn thiện kiến thức

*Kết bài: (1 đ)

Lời khuyên, nhắc nhở  nhẹ nhàng với bạn, khẳng định hiệu quả tốt đẹp nếu bạn chọn cách học đúng đắn nhất

 Trình bày, chữ viết: (1 đ)

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ: +Xem lại bài viết, tham khảo bài văn mẫu trong các sách tham khảo để thấy được những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình.

* Bài mới: 

- Đọc, chuẩn bị tiết 109,110: Thuế máu

+ Đọc kĩ phần chú thích * để thấy được hoàn cảnh ra đời của văn bản 

+ Phân tích văn bản để thấy được  cái nhìn khá sâu sắc của Bác Hồ  về nhân dân bị nô lệ và thấy được nghệ thuật lập luận độc đáo của tác giả.

********************************************