Giáo án Ngữ văn 8 Bài Từ tượng hình, từ tượng thanh mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Từ tượng hình, từ tượng thanh mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 15.TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TUỢNG THANH

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Hiểu đc thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình, dặc điểm của từ tượng hình và từ tượng thanh; công dụng của từ tượng hình từ tượng thanh.

2.Kĩ năng:

- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanhvà giá trị của chúng trong vănmiêu tả .

- Lựa chọn , sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói và viết .

3.Thái độ:

- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Bài soạn , tài liệu tham khảo, chuẩn kt kn.

2.HS:Chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm tra đầu giờ:

H: Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?

- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

H: Những trờng hợp cần lưu ý khi xác định trường từ vựng?

3. Bài mới : Trong thơ văn và cuộc sống, người ta thường sử dụng từ tượng hanh, tượng hình để tăng tính biểu cảm cho lời nói, bài viết. Vậy từ tượng thanh, từ tượng hình là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu dặc điểm , công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh

- HS đọc đoạn trích (SGK- tr 49), chú ý các từ in đâm.

H: Trong những từ trên, những từ

nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật?

H: Những từ nào trong các từ trên mô phỏng âm thanh?

H: Em hiểu từ tượng hình là gì?

Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

H: Em hiểu thế nào là từ tượngthanh?

- Là những từ mô phỏng âm thanh của người hoặc tự nhiên

H: Em hãy so sánh 2 cách sử dụng từ và giá trị biểu cảm của nó trong mỗi cặp sau:

a. Hắn rất cao.

b. Hắn cao lênh khênh.

- Hình ảnh b gợi tả hình ảnh rõ rệt hơn, cụ thể hơn nhờ từ tượng hình.

*So sánh: a. Chị ta khóc to.

b. Chị ta khóc hu hu.

- Trường hợp b mô phỏng âm thanh cụ thể hơn đó là tiếng khóc to , tức tưởi. -> nhờ từ tượng thanh.

H: Vậy sử dụng từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng gì?

=> Chốt: Thế nào là từ tượng thanh, tượng hình? Tác dụng của nó?Em thường gặp 2 loại từ này trong kiểu vb nào?

- GV: Trong văn m/t và tự sự ng ta thường dùng các từ tượng hình và từ tượng thanh-> đối tượng m/t thêm cụ thể , sinh động.

- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK

HĐ2.HDHS luyện tập:

- Đọc bài 1 (SGK- tr 49) xác định yêu cầu btập.

- Gv y/c hs tìm từ tượng hình và từ tượng thanh.-> báo cáo

- Đọc bài 2 (SGK- tr 50) xác định yêu cầu btập.

H: Tìm 5 từ chỉ dáng đi của người?

- Đọc bài 3 (SGK- tr 50) xác định yêu cầu btập.

H: Phân biệt nghĩa của các kiểu tếng cười ?

- Đọc bài 4 (SGK- tr 50) xác định yêu cầu btập.

H: Đặt câu với mỗi từ tượng hình và từ tượng thanh?

- Đọc bài 5 (SGK- tr 50 xác định yêu cầu btập.

- Yêu cầu hs sưu tầm một bài thơ có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình.

I. Đặc điểm, công dụng:

1. Bài tập:

* Nhận xét:

- Các từ : móm mém, xồng xọc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc-> gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật -> từ tượng hình.

-Các từ : hu hu, ư ử -> mô phỏng âm thanh -> từ tượng thanh.

2. Kết luận:

- Từ tượng hình: là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

- Từ ngậm thanh là những từ mô phỏng âm thanh của người hoặc tự nhiên.

- T/d: gợi tả hình ảnh, mô phỏng âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao

-> thường dùng trong văn miêu tả và văn tự sự.

*Ghi nhớ SGK/49

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1 (49)

Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau đây:

- Soàn soạt, bịch, bốp-> từ tượng thanh

- Rón rén, chỏng quèo, loẻo khoẻo-> từ tượng hình.

2. Bài tập 2 ( 50): Tìm 5 từ chỉ dáng đi của người.

- Lò dò,tấp ta tấp tểnh, nghênh ngang, liêu xiêu, dò dẫm.

3. Bài tập 3(50): Phân biệt nghĩa:

- ha hả: từ gợi tả tiếng cười to, tở ra rất khoái chí.

- hì hì: tiếng cười phát cả ra đằng mũi, thương biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.

- hô hố: tiếng cười to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác.

- hơ hớ: tiếng cười thoải mái vui vẻ, không cần che đậy giữ gìn.

4. Bài tập 4 (50) : Đặt câu

- Hoa xoan lắc rắc đầy vườn.

- Mưa lã chã suốt ngày không ngớt.

- Chị ta đi lạch bạch như con rùa.

- Giọng cô ấy ồm ồm như đàn ông.

- Có một đốm lửa lập loè phía xa xa

- Con đường này khúc khuỷu, gập ghềnh

- Tôi lắng nghe tiếng tích tắc từng giây của chiếc đồng hồ .

5. Bài tập 5 (50):

- Bài thơ Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan

4.Củng cố, luyện tập:

H: Thế nào là từ tượng thanh, tượng hình? Sử dụng từ tượng thanh, tượng hình có tác dụng gì ?

5. Hướng dẫn hs học ở nhà:

- Chuẩn bị: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. Trả lời các câu hỏi SGK. Xem trước các bài tập.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Từ tượng hình, từ tượng thanh – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 15: Tiếng việt:

Từ Tượng Hình – TTượng Thanh

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu được khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh.

- Có ý thức sử dụng để tăng tính hình tượng và biểu cảm trong giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

1. Thầy: Giáo án, bảng phụ.

2. Trò: Soạn, phiếu học tập.

III. Các bước lên lớp.

1. ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Thế nào là trường từ vựng? Tìm trường từ vựng của từ “Người”?

3. Các hoạt động:

*Giới thiệu: Trong khi nói và viết sự xuất hiện của từ tượng hình, từ tượng thanh…

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm công dụng.

GV gọi học sinh đọc đoạn văn.

H: Trong những từ in đậm trên từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ hoạt động trạng thái của sự vật?

H: Những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?

H: Qua đó em hiểu những từ ngữ như thế nào là từ tượng hình, như thế nào là từ tượng thanh?

H: Từ tượng hình từ tượng thanh có tác dụng gì trong miêu tả, tự sự?

H: Tìm đoạn thơ có từ tượng hình, từ tượng thanh? Nêu tác dụng?

H: Tìm trong các văn bản đã học?

Bài tập nhanh: Tìm từ ngữ có tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn: “Anh Dậu uốn vai ngáp dài 1 tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song tay thước và dây thừng”…

(trích “Tức nước vỡ bờ”).

* Hoạt động 2: Hướng dẫn Học sinh luyện tập:

- 3 học sinh đọc 3 đoạn văn, chú ý các từ in đậm.

- Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc.

=> từ tượng hình.

- hu hu, ư ử, a

=> từ tượng thanh.

- Học sinh trả lời.

Tác dụng: có sắc thái biểu cảm cao.

Gợi hình ảnh âm thanh cụ thể.

VD: Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.

Hổn hển như lời…

Thầm thì với ai…

Nghe ra ý vị và thơ ngây.

(Mùa xuân chín- HMT).

=> các từ ngữ tượng hình tượng thanh là: uể oải, run rẩy, sầm sập

=> tác dụng: sự >< 1 bên khốn khổ và 1 bên tàn ác….

1. Các từ tượng hình từ tượng thanh là: soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khẻo, chỏng quèo.

2. (đi) lò dò, khật khưỡng, ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu…

3. Cười ha hả: to sảng khoái, đắc ý.

Cười hì hì: vừa phải, thích thú, hồn nhiên.

Cười hô hố: to, vô ý, thô.

Cười hơ hớ: to, hơi vô duyên.

4. Gió thổi ào ào nhưng vẫn nghe rõ những tiếng cành khô gãy lắc rắc.

Cô bé khóc nước mắt rơi lã chã.

Trên cành đào đã lấm tấm nụ hoa.

Đêm tối trên con đường khúc khuỷu, đốm sáng lập loè.

Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhẫn kêu tích tắc suốt đêm.

Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối.

Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.

Người đàn ông cất tiếng ồm ồm.

5. Sưu tầm bài thơ:

Động hương tích.

I. Đặc điểm công dụng

- Xét các đoạn văn trong văn bản Lão Hạc.

+ Từ tượng hình.

+ Từ tượng thanh.

* Ghi nhớ: SGK/tr. 52.

- HS đọc.

II. Luyện tập.

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm

Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom

Người quen cõi phật chen chân xọc

Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm

Giọt nước hữu tình rơi thánh thót

Con thuyền vô hạo cúi lom khom

Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại

Rõ khéo trời già đến dở dom

Hồ Xuân Hương

4.Hoạt động nối tiếp:

1.Học thuộc ghi nhớ.

2.Làm lại bài tập.

3.Soạn: “Liên kết các đoạn văn trong văn bản”.

********************************