Giáo án Ngữ văn 8 Bài Câu cảm thán mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Câu cảm thán mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 86. CÂU CẢM THÁN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh nắm được đặc điểm hình thức của câu cảm thán.

- Chức năng của câu cảm thán

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.

- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với với hoàn cảnh giao tiếp.

3.Thái độ:

- Rèn cho học sinh ý thức sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Yêu thích học tiếng Việt.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứubài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ: ( Kiểm tra 15 phút)

Câu 1: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến?

Câu 2: Đặt một đoạn đối thoại có sự dụng câu cầu khiến ?

Đáp án:

Câu 1: - Hình thức: câu CK có những từ CK:Hãy, đừng, chớ .đi, thôi, nào.; ngữ điệu CK: Ra lệnh, yêu cầu …

- Kết thúc câu CK dùng dấu chấm than.

- Khi ý CK không được nhấn mạnh thì dùng dấu chấm.

- Chức năng : Dùng để ra lệnh , yêu cầu, khuyên bảo, đề nghị...

Câu 2:A: Câu có đi chơi điện tử với mình không?

B: Mình không có tiền

A: Đi với mình nào. Mình bao cậu là được chứ gì?

B: Mình không đi đâu. Thôi đi về cùng mình đi! Về kẻo mẹ cậu mắng đấy.

3. Bài mới :

Ví dụ:- Ôi , bông hoa này đẹp quá!

- Trời ơi , mưa to quá!

- Em có nhận xét gì về câu cảm thán ? có chức năng gì ?

- Các VD này có chức năng giống nhau không? vì sao ?Chúng ta cùng tìm hiểu bài học: Câu cảm thán.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán:

- Gọi HS đọc BT

H:Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cảm thán ?

- Hỡi Lão Hạc ơi ! than ôi.

H: Đặc điểm nào cho biết đó là câu cảm thán ?

- Hỡi ơi ,than ôi, dấu chấm than.

H: Câu cảm thán dùng để làm gì ? khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bầy kết quả giải một bài toán …có thể dùng câu cảm thán không ?Vì sao ?

H: Qua đó em hiểu câu cảm thán có đặc điểm hình thức và chức năng gì?

- Gọi HS đọc ghi nhớ –SGK

HĐ2.HDHS Luyện tập:

- Gọi HS đọc BT 1

- Bài tập 1 yêu cầu gì ?

- Gọi HS đọc BT 2 & cho biết yêu cầu

- HS TL nhóm bàn TG 5'

- Gọi HS đọc BT 3 –nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs đứng tại chỗ trả lời.

- Gọi HS đọc BT4- nêu yêu cầu.

- Học sinh nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu NV, CK, CT.

I .Đặc điểm hình thức và chức năng

1. Bài tập : SGK –T 43

2. Nhận xét:

- Câu CT có từ cảm thán: Than ôi, hỡi ơi, chao ôi...

- Câu CT dùng để : bộc lộ cảm xúc, kết thúc bằng dấu (!)

- Không dùng câu cảm thán trong văn bản điều hành( hành chính).

- Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong lời nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

3. Ghi nhớ: SGK –T44

II. Luyện tập

Bài 1: Xác định câu cảm thán:

- Không phải tất cả các câu trên đều là câu cảm thán.

a. Câu cảm thán:Than ôi, lo thay, nguy thay.

b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

c.Chao ôi …thôi.

Bài 2: Phân tích, tình cảm, cảm xúc

a. Lời than thở của người nông dân dưới chế độ PK.

b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra

c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (Trước CM T8)

d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương oan ức của dế choắt

àCó bộc lộ cảm xúc, nhưng không có câu nào là câu CT vìcác câu đó không có đặc điểm hình thứccủa kiểu câu cảm thán.

Bài 3: Đặt 2 câu cảm thán bộc lộ, cảm xúc:

Ôi, hạnh phúc nhất là được sống trong tình yêucủa cha mẹ !

b. Đẹp thay, sắc trời buổi bình minh!

Bài 4: Nhắc lại dặc điểm hình thức và chức năngcủa câu NV, CK, CT

a. NV : ai, gì nào, tại sao, đâu, bao giờ …àdùng để hỏi, kết thúc ?

b. CK: Hãy, đừng, chớ ,đi ,thôi, nào àchức năng ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo àKết thúc dấu chấm than hoặc dấu chấm.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Câu cảm thán có đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?

5. Hướngdẫn HS họcở nhà: Học bài cũ ,chuẩn bị : Viết bài tập làm văn số5

H:Viết một đoạn văn ngắn nói về t/y quê hương có sử dụng câu cảm thán?

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Câu cảm thán – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 86:

CÂU CẢM THÁN

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng.

       Sau khi học xong bài này, HS:

       a. Kiến thức:

- Biết đặc điểm hình thức của câu cảm thán, từ đó, phân biệt câu cảm thán với các loại câu khác.

- Hiểu rõ chức năng của câu cảm thán, biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Vận dụng vào tạo lập văn bản và giao tiếp.

       b. Kĩ năng:

- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.

- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

       a. Các phẩm chất:

- Độc lâp, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.

2. Trò: 

-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Hoạt động khởi động. (5’)

- Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : động não, tia chớp.

* Kiểm tra bài cũ: H: Thế nào là câu cầu khiến ? Câu cầu khiến có chức năng gì ? Cho ví dụ?

* GV dẫn dắt vào bài:Hôm nay chúng ta tập làm quen với văn nghị luận trung đại qua văn bản “Chiếu dời đô”.

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (15’)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

G: Gọi hs đọc ví dụ trên bảng phụ.

H; Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cảm thán ?

H: Đặc điểmhình thức nào cho biết đó là câu cảm thán ?

H: Câu cảm thán dùng để làm gì ?

H: Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng, có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao ?

H: Qua phân tích các VD trên em hiểu thế nào là câu cảm thán ?

GV: chốt lại ghi nhớ

-1HS đọc VD.

- HS thảo luận tìm câu cảm thán

- HS trả lời

- HS khác nhận xét bổ sung.

- HS trả lời

- HS khác nhận xét bổ sung.

+ Không, vì vì đó là những văn bản cần sự chính xác, khoa học,  không bộc lộ cảm xúc.

+ Câu cảm thán thường dùng trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

- HS khái quát trả lời

- HS khác nhận xét bổ sung.

- Nghe, ghi.

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

1.Ví dụ:

a. Hỡi ơi lão Hạc!

b. Than ôi!

2. Nhận xét

- Hình thức:

+ có từ ngữ cảm thán: hỡi ơi, than ôi

+ có dấu chấm than.

- Chức năng: bộc lộ cảm xúc của người nói.

* Ghi nhớ:SGK/44

 

C. Hoạt động luyện tập. (17’)

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu đề bài tập 1.

 GV gọi 1 học sinh xác định câu cảm thán.

H: Tại sao trong phần a có những câu có dấu chấm than mà không phải là câu cảm thán? Phần c câu không kết thúc bằng dấu chấm than mà xác định là câu cảm thán?

H: Qua bài tập trên em rút ra nhận xét gì?

GV nhấn mạnh hơn cho HS  điểm lưu ý này.

Gọi HS đọc bài tập 2.

GV hướng dẫn làm câu a, các câu còn lại yêu cầu học sinh tự hoàn thành.

Nhận xét, bổ sung.

- Gọi HS đọc bài tập 3.

GV cho các nhóm thi làm bài tập nhanh, GV chấm một số bài làm nhanh.

Bài tập 4 về nhà hoàn thành.

- Xác định yêu cầu BT

+ Xác định câu cảm thán và giải thích .

- Giải thích.

- Nhận xét khái quát.

- HS trả lời trước lớp theo nhóm

- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Đặt câu cảm thán

II. Luyện tập

Bài tập 1:

a- Có 3 câu cảm thán : Than ôi! Lo thay! Nguy thay !

Tất cả đều có từ cảm thán

b, Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

c, Chao ôi, có biết đâu...

=> Không phải cứ câu cảm thán là phải kết thúc bằng dấu chấm than, cũng không phải tất cả các câu có dấu chấm than đều là câu cảm thán mà câu cảm thán được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.

 Bài tập 2 : Phân tích cảm xúc trong câu và xác định kiểu câu:

Tất cả các câu đều bộc lộ tình cảm cảm xúc.

a. Lời than của người nông dân dưới chế độ phong kiến.

b.Lời than của người chinh phụ.

c.Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống.

d. Sự ân hận của dế Mèn…

=>Đó không phải là câu cảm thán vì không có đặc điểm hình thức của kiểu câu này.

Bài tập 3: đặt câu :

 a- Mẹ ơi, tình yêu mẹ đã dành cho con thiêng liêng biết bao!

b- Ôi, cảnh bình minh mới đẹp làm sao!

 

D. Hoạt động vận dụng. (5’)

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Hs : Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán.

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....

……….

 

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. (3’)

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Ghi lại những cuộc hội thoại của em với những người xung quanh có sử dụng câu cảm thán.

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....

   

4. dặn dò

* Bài cũ:

- Hoàn thiện bài tập trong VBT.

* Bài mới: 

- Chuẩn bị tiết 87,88: Viết bài tập làm văn số 4.

+ Xem lại lí thuyết về văn thuyết minh.

+ Tham khảo các đề bài SGK.

**************************************