Giáo án Ngữ văn 8 Bài Viết bài tập làm văn số 6 mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Viết bài tập làm văn số 6 mới nhất – Mẫu giáo án số 1

TIẾT 123,124:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN 6

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS Vận dụng kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sựvào việc viết vănnghị luận một vấn đề xã hội hoặc môi trường gầngũi với các em.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng viết bài văn nghị luận có yếu tố biểu cảm tự sự và miêu tả.

3.Thái độ:

- GD cho hs ý thức học tập, có ý thức suy nghĩ độc lập khi làm bài, tự giác trung thực.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, ra đề .

2. HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi, giấy kiểm tra,ôn các kĩ năng làm bài văn nghị luận.

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Sĩ số:

2. Kiểm trađầu giờ: Kiểm tra việc chuẩn bị cho giờ viết bài (giấy , nháp...)

3. Bài mới:

- Ở các giờ học trước các em đã được học cách đưa yếu tố biểu cảm,tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.Hôm nay các em sẽ thực hành viết một bài văn cụ thể qua bài viết TLV số 7

Đề bài: Hãy nói “không” với các tệ nạn

+)Yêu cầu:

* Yêu cầu về kĩ năng: Làm bài văn nghị luận thể hiện luận điểm rõ ràng.

-Nhận định đc được thế nào là tệ nạn xã hội nó bao gồm những gì?

- Trình bày đúng đủ bố cục ba phần của bài văn.

- Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

*Yêu cầu về kiến thức:

- Đúng thể loại văn nghi luận (Giải thích- chứng minh)

1. Mở bài: ( 1.5 điểm)

- Khái quát về tệ nạn xã hội và nêu các loại tệ nạn xã hội điển hình hiện nay và tác hại của nó.

2. Thân bài: (8 điểm)

- Triển khai các ý sau:

- Tệ nạn xã hội bao gồm cờ bạc, tiêm chích ma tuý, tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh…(1 điểm)

- Thực trạng các tệ nạn trên ở ngoài xã hội như thế nào? (1 điểm)

- Tác hại của nó đối với đời sống con người (Tác hại của từng loại tệ nạn)

(3điểm)

+ Với bản thân: huỷ hoại tiền đồ, sự nghiệp, tương lai. có khi bỏ cả mạng sống. ( là nguyên nhân dẫn đến con người tới đại dịch AIDS ).

+ Đối với gia đình :kinh tế sa sút, suy sụp, sống trong đau khổ, không còn hạnh phúc.

+ Đối với đất nước: làm mất ổn định trật tự xã hội, là gánh nặng cho đất nước.

- Học sinh phải làm gì trước các tệ nạn xã hội? ( tự bảo vệ mình tránh xa các tệ nạn xã hội, tuyên truyền cho gia đình, bạn bè tránh xa tệ nạn xã hội).( 1 điểm)

- Giúp đỡ những người mắc tệ nạn xã hội trở về.( 1 điểm)

3. Kết bài ( 1.5 điểm)

- Khẳng định tệ nạn xã hội là nguy hiểm, cần phải kiên quyết phòng tránh và bài trừ.

4.Tổng kết: thu bài và nhận xét ý thức viết bài của học sinh.

5. HD học ở nhà: Chuẩn bị “Ôn tập TV học kì II”

- Đọc và làm các bài tập SGK

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Viết bài tập làm văn số 6 – Mẫu giáo án số 2

Tiết 127,128: 

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 - VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Giúp học sinh vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài chứng minh (hoặc giải thích) 1 vấn đề XH hoặc văn học.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày kiểu bài nghị luận

3. Thái độ

- Có ý thức rèn luyện và sử dụng từ ngữ vốn hiểu biết trong khi viết.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội hoặc văn học.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày kiểu bài nghị luận.

3. Thái độ.

- Có ý thức rèn luyện và sử dụng từ ngữ vốn hiểu biết trong khi viết.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp: nêu vấn đề.

- Đồ dùng: đề kiểm tra

2. Trò: 

- Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra

Đề bài:

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ viết thư căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào?

Hướng dẫn chấm:

1.Mở bài: (1đ)

- Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và tương lai của đất nước.

- Trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập, Bác đã viết thư căn dặn các em học sinh :  ‘‘..............’’  

2.Thân bài: (7đ)

*Giải thích:

- Non sông tươi đẹp

- Đất nước vẻ vang   

- Nhiệm vụ học tập của học sinh là gì?

* Tại sao cần phải học tập?

- Tại sao Bác nhấn mạnh ‘‘phần lớn là công học tập ở các cháu’’?

Dẫn chứng: Thực tế cho thấy nhiều tấm gương học tập tốt đã làm cho tên tuổi đất nước được vẻ vang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên toàn thế giới.

* Bản thân mỗi học sinh khi nghe lời căn dặn của Bác thì phải làm gì ?

- Khi nghe lời căn dặn của Bác em phải làm gì ?

- Bản thân em phải học tập như thế nào để không phụ lòng mong mỏi của gia đình, bố mẹ, thầy cô, bạn bè.....

3. Kết bài: (1đ)

- Bác đã gửi gắm niềm hi vọng vào thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.

- Học sinh phải thực hiện tốt lời dạy của Bác.  

Trình bày, chữ viết: (1 đ)

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Xem lại bài viết, tham khảo bài văn mẫu trong các sách tham khảo để thấy được những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình.

* Bài mới: 

- Chuẩn bị bài: Tổng kết phần văn

+ Lập bảng hệ thống

+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.

************************************