Giáo án Ngữ văn 8 Bài Tức cảnh Pác Pó mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Tức cảnh Pác Pó – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TUẦN 22 - BÀI 20:

TIẾT 81.TỨC CẢNH PÁC BÓ

(Hồ Chí Minh)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: Sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

- Cuộcsống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cáchmạng đầy khó khăn gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3.Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh tình yêu vị lãnh tụ vĩ đại – người cha già của dân tộc hiẻu được tinh thần cách mạng cao cả của CT HCM.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứubài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

- Đọc thuộc bài thơ Khi con tu hú nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật cuat baig thơ?

3. Bài mới :

GV: Ở lớp 7 các em đã học những bài thơ của Bác như :"Cảnh khuya", "Nguyên tiêu". Đó là những bài thơ nổi tiếng của Bác viết TKì đầu K/c ở Việt Bắc. Còn hôm nay các em lại găp lại Người ở Pác Bó (Cao bằng )vào mùa xuân 1941. để hiểu được tinh thần Cách Mạng của Người.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS đọc tìm hiểu luân chú thích:

- GV hướng dẫn đọc.HD học sinh đọc chính xác, ngắt nhịp đúng, giọng điệu thoải mái, thể hiện giọng điệu thoải mái.

- GV đọc mẫu:

H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả HCM?

H: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Yêu cầu học sinh giải nghĩa các từ:

sử Đảng, bẹ.

HĐ2.HDHSđọc hiểu văn bản:

H: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ?

H: Nêu bố cục của bài thơ tứ tuyệt?

H: Bài thơ có thể chia làm mấy ý lớn?

H: Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ?

- Gọi hs đọc 3 câu thơ đầu:

H: Câu thơ ngắt nhịp ntn?cách ngắt nhịp đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

H: Vậy cuộc sống sinh hoạt của Bác hiện lên ntn?

H: Câu thơ cho em biết gì về bữa ăn thường nhật của Bác?

H: Em hiểu như thế nào về cấu tạo và nghĩa của từ "sẵn sàng"

H:Em hiểu như thế nào là chông chênh?Câu thơ có mấy ?

H: Câu thơ cho em biết Bác làm việc trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào?

H: Nội dung ba câu thơ đầu cho em biết gì về công việc và sinh hoạt của Bác khi ở hang Pác Bó?

+GV :Ba câu thơ giọng điệu đùa vui thoải mái, câu 1 nói về ở, câu 2 nói về ăn. Toát lên cảm giác thích thú, bằng lòng làm ta nhớ cảnh rừng VBắc 1947

-Cảnh rừng VBắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

- Gọi HS đọc câu thơ 4

H: Mong ước lớn nhất của Bác là gì?

H: Bác làm cách mạng vì mục đích gì?

H: Bác nghĩ như thế nào về cuộc đời cách mạng ? Điều gì khiến Bác nghĩ như vậy?

H: Niềm vui trước cái "sang" của cuộc sống đầy gian khổ cho em hiểu thêm vẻ đẹp nào của Bác?

H: Hãy so sánh "thú lâm tuyền" ở bài "Côn sơn ca"và "thú lâm tuyền" của Bác Hồ ở bài thơ này có gì giống và khác nhau?

HĐ3.HDHStổng kết:

H: Nêu ND và NT chính của bài thơ ?Tính chất cổ điển & hiện đại của bài thơ thể hiện như thế nào ?

+ Cổ điển :Thú lâm tuyền thơ thất ngôn, tứ tuyệt.

+ Hiện đại : Cuộc đời CM, lối sống Cm, lạc quan….

- GV gọi 1-2 hs đọc ghi nhớ sgk

- GV kết luận nội dung bài học, nhắc hs về học thuộc nd ghi nhớ

H: Qua phân tích bài thơ em có cảm nhận gì về lối sống , phong thái, bản lĩnh CM của Bác?

I. Đọc tìm hiểu luân chú thích:

1. Đọc:

2.Chú thích:

a. Tác giả: HCM ( 1890-1969)

b. Tác phẩm:

- Bài thơ ra đời trong khi Bác sống và hoạt động cách mạng bí mật ở hang núi Pác Bó- Cao Bằng.

c. Từ khó:

II.Đọc-hiểu văn bản:

1.Thể thơ :Thất ngôn tứ tuyệt.

+ Phương thức :Tự sự +Biểu cảm ( Chủ yếu biểu cảm)

2. Bố cục:

- Bố cục: Bài thơ 4 câu( thất ngôn tứ tuyệt) hai câu đầu thường tả sự vật, sự việc.Câu thứ ba chuyển mạch, câu thứ 4 biểu thị tư tưởng.

- Bài thơ chia làm hai ý lớn:

+) Cảnh sinh hoạt & làm việc 1,2,3

+) Cảm nghĩ của Bác 4

- Giọng điệu : Tự nhiên bình dị, vui vẻ sảng khoái pha chút hóm hỉnh cho ta cảm giác vui thích-> ý tưởng bài thơ toát lên từ đó.

3. Phân tích:

a. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác:

* Ba câu thơ đầu:

“ Sáng ra bờ suối... hang

Cháo bẹ................sẵn sàng

Bàn đá ...................sử Đảng.

Câu 1:

“ Sáng ra bờ suối, tối vào hang “.

- Ngắt nhịp 4/3, đối: (thời gian: sáng tối, không gian:suối- hang, hoạt động :ra, vào)

=>Công việc và nếp sinh hoạt của Bác rất quy củ nề nếp.

Câu 2:

“ Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”

- Bữa ăn đơn sơ, giản dị, lương thực thực phẩm đạm bạc sẵncó.

- Sẵn sàng: Từ láy mang giọng đùa vui thể hiện sự lạc quan, đồng thời thể hiện sự sẵn có, đầy đủ.

+ Câu 3:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

- Chông chêng:Từ láy->không thăng bằng-> Hoàn cảnh làm việc khó khăn vất vả.

- Câu thơ tạo thành 2 vế đối. Dù khó khăn thiếu thốn nhưng Bác vẫn hăng say làm việc“dịch sử Đảng”

=>Bác được sống giữa thiên nhiên, núi rừng. Gian khổ vẫn thư thái, vui tươi, lạc quan, yêu đời, hăng say làm cách mạng.

Đó là hình tượng người chiến sỹ được khắc hoạ chân thực vừa có tầm vóc lớn lao trong tư thế uy nghi giống như bức tượng đài vị lãnh tụ CM đang dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu đồng thời đang suy tư tìm cách xoay chuyển lịch sử Cách mạng Việt Nam chuẩn bị cao trào đấu tranh mới…

b.Tâm trạng của Bác:

“ Cuộc đời...........sang”

- Làm cách mạng vì nước vì dân, so với niềm vui ấy thì những gian khổ trong sinh hoạt kia không đáng gìvới cái sang được làm cách mạng.

- Sự sang trọng giàu có về mặt tinh thần của cuộc đời làm CM, lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn, gian khổ thiếu thốn khuất phục. Lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp CM.

*Tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, tinh thần CM kiên trì, lạc quan.

- Thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi là niềm vui của người ẩn sĩ “ Lánh đục về trong”=> sự thanh cao nhưng lánh đời có phần tiêu cực.

- Thú lâm tuyền đối với Bác là sống hoà hợp với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ => biểu hiện của cuộc đời cách mạng.

III. Tổng kết:

- Cổ điển: thú vui lâm tuyền, thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu hóm hỉnh.

- Hiện đại: cuộc đời CM, lối sống CM, công việc CM, tinh thần lạc quan CM, ngôn từ giản dị, tự nhiên.

* Ghi nhớ: SGK – 30.

IV. Luyện tập:

- Bác có lối sống giản dị , phong thái ung dung, có bản lĩnh CM kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh. .

4. Củng cố , luyện tập:

H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài cũ ,chuẩn bị : “Câu cầu khiến

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Tức cảnh Pác Pó mới nhất – Mẫu giáo án số 2

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

iết 81:

Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ

- Thơ Hồ Chủ Tịch-

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng.

       Sau khi học xong bài này, HS:

       a. Kiến thức:

- Biết đặc điểm thơ của Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

- Hiểu cuộc sống vật chất tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày cách mạng chưa thành công. 

- Vận dụng vào cảm thụ văn học.

       b. Kĩ năng:- Đọc- hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

       a. Các phẩm chất:

- Yêu quê hương, đất nước.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.

2. Trò: 

-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Hoạt động khởi động. (2’)

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

GV dẫn dắt vào bài:Chúng ta đã được học nhiều bài thơ của Hồ Chí Minh, mỗi bài thơ ta đều bắt gặp hình ảnh một thi sĩ, một chiến sĩ cách mạng tự tin lạc quan đầy chất thép. Bài học hôm nay chúng ta lại được gặp hình ảnh của Bác ở  rừng Pác Bó....

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (32’)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát.

- Kĩ thuật: động não, tia chớp.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Nhắc lại những hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh?

H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

H: Đọc bài thơ em có nhận xét gì về giọng điệu và phương thức biểu đạt của bài thơ?

H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?  Kể tên bài thơ cùng thể thơ này?

H: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó có gì giống và khác các bài thơ khác?

- Thể thất ngôn tứ tuyệt (cảnh khuya, rằm tháng giêng, nam quốc sơn hà)  Bài thơ tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của 1 bài tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên sự phóng khoáng mới mẻ.

H: Giải nghĩa (1); (2)

- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp đúng, giọng điệu thoải mái, thể  hiện tâm trạng sảng khoái.

- GV đoc văn bản.

- Gọi HS đọc

- Gọi 1 HS đọc 3 câu thơ đầu.

H: Câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật đó?

H: Em hiểu ntn về từ “cháo bẹ, rau măng”?

H : Em hiểu nghĩa câu thơ thứ hai ntn ?

H : Cách hiểu nào phù hợp với giọng điệu bài thơ hơn ?

H : Tâm trạng của Bác được thể hiện trong câu thơ ntn ?

GV liên hệ bài Cảnh rừng Việt Bắc.

Cảnh rừng VB thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.

...Non xanh nước biếc tha hồ dạo.

Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.

H: Câu thơ thứ ba sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nổi bật? Giá trị biểu đạt của biện pháp đó?

- Đ/k làm việc thiếu thốn, khó khăn không thể cản trở tư tưởng CM “chông chênh” là từ láy miêu tả rất tạo hình và gợi cảm. Ba chữ “dịch sử Đảng” toàn vần trắc toát lên cái khoẻ khoắn mạnh mẽ, gân guốc.

H: Qua phân tích, em hiểu ba câu thơ đầu ntn?

H: Thú lâm tuyền của Bác có gì khác thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi trong “Bài ca Côn Sơn”?

- Thú lâm tuyền của Bác là thú lâm tuyền của một chiến sĩ yêu thiên nhiên nơi suối rừng không tách rời với yêu công việc làm cách mạng.

- Thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi là thú lâm tuyền của một ẩn sĩ lánh đời.

- Đọc câu thơ 4.

H: Câu thơ kết cho ta thấy Bác quan niệm về cuộc đời cách mạng ntn?

H: Em hiểu cái sang của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này ntn?

Liên hệ: Bác nói cái sang của người CM, kể cả khi chịu cảnh tủ đày : NKTT.

- Hôm nay xiềng xích thay dây trói. Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung

- Tuy bị tình nghi là gián điệp.

H: Câu thơ kết cho ta hiểu thêm gì về Bác?

 H: Người xưa thường ca ngợi thú lâm tuyền (niềm vui được sống với rừng suối). Theo em, thú lâm tuyền ở Bác có gì khác với người xưa?

- Không phải thú ở ẩn lánh đời mà là thú được sống hoà hợp với TN để làm CM và cứu nước. ở Bác, thú lâm tuyền hoà hợp với niềm vui được làm cm  sống hoà nhịp với lâm tuyền và vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ đó là biểu hiện của đời CM của người. Vì vậy nhân vật trữ tình của bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ, song thực chất vẫn là chiến sĩ.

H: Nhắc lại những nét đặc nổi bật về NT của bài thơ?

H: Qua bài thơ em cảm nhận được gì về cuộc sống sự nghiệp của người chiến sĩ cộng sản giữa rừng Pác Bó ?

- HS dựa vào chú thích trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung.

- Nghe, ghi nhớ

- HS nêu thể thơ, chỉ ra điểm giống và khác các bài thơ khác.

- HS dựa vào chú thích để giải thích từ khó.

- HS nghe hướng dẫn cách đọc

- 2 HS đọc văn bản.

- Hs đọc

- Phân tích câu thơ đầu.

- HS trả lời trước lớp

+là sản vật của núi rừng.

+là sự gian khổ.

- Nêu ý hiểu về câu thứ hai:

+cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn.

+dù khó khăn gian khổ tinh thần vẫn sẵn sàng.

- Nêu cách hiểu phù hợp giọng điệu bài thơ.

- Khái quát

->HS khác nhận xét bổ sung.

- Nghe, ghi.

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Khái quát

- So sánh, bình luận.

- HS đọc

- Quan niệm của Bác về cuộc đời làm cách mạng.

- Nghe//ghi.

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nghe//ghi.

- HS trả lời trước lớp

->HS khác nhận xét bổ sung.

- HS khái quát những nghệ thuật trả lời trước lớp.

->HS khác nhận xét bổ sung.

- Nghe, ghi.

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nghe, ghi.

I. Đọc- chú thích

1. Chú thích

a. Tác giả

- Hồ Chí Minh

b. Tác phẩm: 2 - 1941

- Giọng điệu: thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh.

- Phương thức: tự sự và biểu cảm (biểu cảm là chính).

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

c. Từ khó.

2. Đọc

II. Tìm hiểu văn bản

1. Ba câu thơ đầu

- Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Phép đối -> diễn tả hoạt  động đều đặn, nhịp nhàng có nề nếp.

Giọng kể tự nhiên -> Bác Hồ sống ung dung, thoải mái, gắn bó với thiên nhiên, hòa điệu với nhịp sống núi rừng.

- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

-> Cách nói đùa vui hóm hỉnh -> cháo bẹ rau măng luôn có sẵn, thể hiện cảm giác thích thú bằng lòng.

- Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

-> Từ láy “chông chênh” -> điều kiện làm việc của Bác hết sức gian khổ, tạm bợ.

-> Vần trắc “dịch sử Đảng” -> tạo lời thơ khỏe khoắn, đồng thời khắc họa hình tượng người chiến sĩ vừa chân thực, vừa sinh động lại vừa như có 1 tầm vóc lớn lao 1 tư thế uy nghi, lồng lồng giống như 1 tượng đài về người lãnh tụ cách mạng.

=> Ba câu thơ đầu thể hiện tình yêu thiên nhiên, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên nơi suối rừng Pác Bó của Bác (thú lâm tuyền).

2. Câu thơ kết

- Sang: sang trọng, giàu có

- ở đây là sự sang trọng, giàu có về mặt tư tưởng của những cuộc đời, làm CM lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không bị khó khăn, gian khổ, thiếu thốn khuất phục.

- Còn là cái sang trọng, giàu có của 1 nhà thơ luôn tìm thấy sự hoà hợp tự tin, thư thái với thiên nhiên đất nước.

- Còn là cái sang trọng, giàu có của người tự thấy nhiều hữu ích cho CM cả trong gian khổ thiếu thốn  Cảnh ấy, cuộc sống cách mạng ấy quả thật là đẹp “thật là sang”

-> Bác là người luôn lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

-  Giọng đùa vui hóm hỉnh.

- Tạo được tứ thơ độc đáo bất ngờ sâu sắc.

2. Nội dung:

- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

* Ghi nhớ/ SGK/30

 

C. Hoạt động luyện tập. (5’)

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Đọc diễn cảm bài thơ?

H: Đọc thuộc bài thươ?

- 2 HS đọc bài thơ.

IV. Luyện tập

 

D. Hoạt động vận dụng.(5’)

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

H: H.ả nào trong bài thơ mà em thích nhất? Vì sao?

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng.( 2’)

- Đọc tham khảo bài văn phân tích, bình giảng bài thơ.

* Bài cũ:

- Học thuộc bài thơ.

- Hoàn thiện bài tập trong VBT.

* Bài mới: 

- Chuẩn bị tiết 82: soạn bài Câu cầu khiến.

*************************************