Giáo án Ngữ văn 8 Bài Ngắm trăng mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Ngắm trăng – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TUẦN 23- BÀI 21:

TIẾT 85.NGẮM TRĂNG

(Vọng nguyệt)

( Hồ Chí Minh)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh có những hiểu biết bước về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù ngục.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3.Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứubài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Đọc thuộc bài thơ " Tức cảnh Pác Bó" của HCM? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

3. Bài mới :Năm 1942 Nguyễn Ái Quốc từCao Bằng àTrung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho CM việt Nam. Đến Túc Vinh (Quảng Tây). Người bị nhà cầm quyền Tưởng Giới thạch bắt giữ rồi giải tới, giải lui 30 nhà giam thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây bị đầy ải khổ cực từ T 8/1942à10/9/1943 Bác viết NKTT.

Bài thơ : Ngắm trăng ra đời trong hoàn cảnh ấy.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHSđọc chú và tìm hiểu thích

- GV hướng dẫn cách đọc

- Câu 1 giọng bình thản, 2 bối dối.

3, 4giọng đằm thắm, vui, sảng khoái

- HD học sinh đọc phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ.

H: Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

- Yêu cầu học sinh đọc phần giải nghĩa từ SGK.

HĐ2.HDHS đọc hiểu văn bản:

H: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

H: Bài thơ có bố cục như thế nào?

H:Theo em bài thơ biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?

H: So sánh bản chữ Hán & bản dịch thơ ?

- Câu 2 :Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?

- Dịch :Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ àMất đi cái xốn xang, bối rối, làm nhẹ sự rung cảm mạnh mẽ của câu thơ chữ Hán.

- Hai câu sau bản dịch đã làm mất đi cấu trúc đăng đối , tức là làm mất đi phần nào sức truyền cảm của bài thơ.

- Gọi hs đọc hai câu đầu:

H: Hai câu thơ cho em biết Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ?

H: Chữ vô (không )lặp lại trong câu thơ có ý nghĩa gì ?

- KĐịnh không có rượu &hoa ,nhà tù Tưởng Giới thạch rất hà khắc.

-Vì sao Bác lại nói"Trong tù …không hoa" ?

- Phổ biến trong thơ xưa, gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu ra uống và làm thơ …Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh khắc nghiệt.

H: Em có nhận xét gì về giọng điệu câu thơ & biện pháp nghệ thuật.

H: Giọng thơ cho em biết tâm trạngcủa người ngắm trăng ra sao?

H: Nhà thơ cảm thấy tâm hòn mình ra sao khi đối diện với vầng trăng đẹp?

H: Từ đó em cảm nhận như thế nào về tâm hồn Bác?

- Gọi HS đọc 2câu cuối

H:Trong 2 câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân & thi gia, song nguyệt (minh .nguyệt ) có gì đáng chú ý ?

- Để ngắm trăng người tù phải hướng ra ngoài song sắt nhà tù.

H: Sự sắp xếp như vậy &việc đạt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?

H: Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa người & trăng ?

H: Hình ảnh cái song sắt đứng ở giữa người tù, nhà thơ & vầng trăng bè bạn có ý nghĩa gì ?

- Vừa có nghĩa đen, vừa có nghĩa tượng trưng cho sức mạnh tàn bạo của nhà tù vẫn bất lực trước tâm hồn tự do của người tù

H: Hình ảnh Bác Hồ hiện lênnhư thế nào từ những câu thơ trên?

- Bác không bận tâm về chế độ nhà tù khủng khiếp .bất chấp chấn song sắt thô bạo, thả hồn bay bổng đến với trăng

(HĐ nhóm :3 phút)

HĐ3.HDHS tổng kết:

H:Tinh thần cổ điển & tinh thần thép ,nghệ sĩ &chất nghệ sĩ đượckết hợp như thế nào ?

- Nêu biện pháp NT & ND chính của bài thơ?

- Gọi HS đọc ghi nhớ

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1 .Đọc:

2. Chú thích:

a. Tác giả:

b.Tác phẩm:

- Tháng 8/ 1942 Bác Hồ từ Cao Bằngbí mật sang TQ để tranh thủ sự viện trợ Quốc tế cho cách mạng VN. Khi đó người đã bị chính quyền địa phương ở gần thị trấn Túc Vinh bắt giữ rồi giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây . Trong t/g ấy người đã sáng tác tập thơ" Nhật kí trong tù". Bài thơ "Ngắm trăng" là một trong những bài thơ trích trong tập thơ "Nhật kí trong tù"của HCM.

c. Từ khó:

II. Đọc-hiểu văn bản:

1.Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

2. Bố cục:

+ Câu 1; Khai đề

+Câu 2:Thừa đề

+ Câu 3 :chuyển đề

+Câu 4 : Hợp đề

+ Biểu cảm trực tiếp, niềm say mê vẻ đẹp thiên nhiên.

3. Phân tích:

a. Hoàn cảnh ngắm trăng

( Hai câu đầu)

" Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà"

- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày,người khách thưởng trăng là một tù nhân bị giam cầm khổ cực.

- Giọng bình thản tự nhiên, hai lần phủ định-> Khẳng định-> thiếu vật chất tối thiểu để ngắm trăng " rượu và hoa"

- Bác không để cuộc thưởng trăng mất đi cái thú vị mà tâm hồn vẫn tự do ung dung hướng tới ánh trăng đẹp.

- Nhà thơ thấy bối dối trước khung cảnh thiên nhiên quá đẹp.

=>Người chiến sĩ cách mạng ấy còn là một người yêu thiên nhiên, rung động mãnh liệt trước cảnh thiên nhiên đẹp.

b. Sự giao hoà với thiên nhiên:

" Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt.

Nguyệt tòng song khích khán thi gia"

- Có sự đối xứng trong cấu trúc của hai câu thơ.( phép đối, phép nhân hoá hình ảnh vầng trăng)

- Ta nhận thấy giữa nhân và nguyệt đều có song sắt nhà tù chắn giữa, nhưng Ng đã thả tâm hồn ra ngoài song sắt để tìm đến với với để giao hoà với vầng trăng. Vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến tri kỉ với người . Vậy cả người và trăng đều chủ đọng tìm đến giao hoà cùng nhau.

- Cấu trúc đối của của hai câu thơ chữ Hán làm nổi bật "tình cảm song phương" mãnh liệt của cả người và trăng

=>Người chiến sĩ cách mạng dường như không chút bận tâm về xiềng xích đói rét của chế độ nhà tù thô bạođể tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên. Đó chính là sức mạnh tinh thần lớn lao của ng chiến sĩ cách mạng.

III. Tổng kết:

* Ghi nhớ: SGK/ 38

4. Củng cố , luyện tập:

H: Hãy kể tên một vài bài thơ viết về trăng của Bác? Hình ảnh trăng trong bài Vọng nguyệt và h/ả trăng trong những bài thơ viết về trăng của bác có gì đáng chú ý ? Bài Vọng nguyệt là cuộc ngắm trăng trong tù những bài thơ khác mỗi bài h/cr nngắm trăng một khác nhưng đều cho ta thấy ở Bác một tâm hồn yêu thiên nhiên giao hoà với thiên dù trong h/c nào .

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: Học bài cũ ,chuẩn bị : " Câu cảm thán"

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Ngắm trăng mới nhất – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 83: NGẮM TRĂNG

           (Vọng nguyệt)

                                               - Hồ Chí Minh -

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hồ Chí Minh thể hiện qua bài “Ngắm trăng”. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu bản dịch tác phẩm.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Qua bài thơ có thái độ tự hào và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Hiểu biết bước đầu về thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu bản dịch tác phẩm.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ.

- Qua bài thơ có thái độ tự hào và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ.

2. Trò: 

- Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'): Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(3')

H: Đọc thuộc bài thơ “Khi con tu hú”? Nêu nội dung chính bài thơ?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

Hoạt động 1:Khởi động (1')                     

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV dẫn dắt vào bài: Chúng ta đã được học nhiều tác phẩm của Hồ Chí Minh, ở mỗi tác phẩm đều thể hiện được vẻ đẹp tinh thần cốt cách của người chiến sĩ cách mang, tình yêu thiên nhiên tha thiết....Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm hai tác phẩm của Người để hiểu hơn về một vị lãnh tụ, một nhà thơ, một chiến sĩ cách mạng.

- Nghe, định hướng vào bài

 

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (33')        

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?

Cho HS đọc phần chú thích SGK

H: Giới thiệu những nét chính về Nhật kí trong tù và bài thơ Ngắm trăng?

Yêu cầu HS xem phần giải thích từng yếu tố Hán Việt để hiểu nghĩa bài thơ.

- GV hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp đúng, giọng điệu thoải mái, thể  hiện tâm trạng sảng khoái.

- GV đọc văn bản.

- Gọi HS đọc

H: Nêu thể thơ của bài?

H: Em nhận xét gì về bản dịch thơ so với nguyên tác và phần dịch nghĩa?

GV bổ sung: bản dịch thơ có phần chưa sát với nguyên tác:

Câu thơ dịch thứ hai làm mất đi cái cảm xúc xốn xang, bối rối của một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác.

Câu cuối, bản dịch làm mất đi cấu trúc đăng đối, giảm đi sức truyền cảm của câu thơ.

- Đọc lại 2 câu đầu

H: Câu thơ đầu cho thấy Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

H: Nhà tù có bao nhiêu cái không? (cơm không no, đêm thiếu ngủ, không giặt giũ) ? Tại sao ở đây Bác chỉ nói đến 2 thứ “rượu” và “hoa”?

- Ngắm trăng là cái thú thanh nhã của những bậc tao nhân mặc khách. Thi nhân xưa ngắm trăng lúc tâm hồn thư thái, uống rượu trước hoa mà thưởng trăng, như thế mới trọn vẹn nhã thú.

H: Bác nhắc đến rượu và hoa có hàm ý gì?

GV bổ sung: thể hiện niềm khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc vì không có rượu có hoa.

H: Trước cảnh trăng đẹp, Bác có tâm trạng ra sao?

H: Em hãy so sánh cách diễn đạt của câu thơ thứ 2 trong bản phiên âm và bản dịch?

- Bác cảm thấy bối rối, xốn xang trước cảnh đẹp đêm trăng. Câu dịch Cảnh đẹp đêm nay... chưa chuyển tải được cái áy náy, bối rối trong lời tự hỏi của Bác. 

H: Tâm trạng xốn xang, bối rối ấy cho thấy Bác là người ntn?

- Đọc 2 câu cuối

H: Trong 2 câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ “nhân” và “thi gia”có  gì đáng chú ý?

H: Câu thơ còn sử dụng nghệ thuật gì?

H: Nghệ thuật nhân hóa và cấu trúc đăng đối này có hiệu quả diễn đạt ntn?

- Sự đảo ngược ấy lại tạo nên 1 thế đối rất đẹp giữa câu trên và câu dưới: nhân và nguyệt là 1 cặp đối thể hiện cuộc giao hoà tuyệt đẹp của người và trăng. Người thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sổ nhà tù để tìm đến ngắm vầng trăng sáng giữa trời cao rộng. Và vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ.

H: Hai câu thơ cuối giúp em hiểu thêm gì về Bác?

- Mở đầu bài thơ là nhà tù và người tù, đến cuối bài thơ thì nhà tù vẫn ở đó nhưng chỉ thấy trăng và nhà thơ, không còn thấy người tù đâu cả, người tù đã vượt ngục - Cuộc vượt ngục tinh thần ấy không chỉ thể hiện tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên mãnh liệt và sâu sắc mà còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù - chiến sĩ - thi sĩ HCM. Người có thể ung, bất chấp hiện thực tàn bạo đen tối của nhà tù để đến giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp - phong thái ung dung tự tại đó chính là chất chiến sĩ trong con người Bác.

-> Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ của Bác.

H: Khái quát những giá trị nội dung, nghệ thuật độc đáo của bài thơ?

- Nhớ lại kiến thức cũ, trình bày.

- HS khác nhận xét bổ sung.

- Đọc ghi nhớ

- Giới thiệu Nhật kí trong tù và bài thơ Ngắm trăng.

- Xem phần giải thích yếu tố Hán.

- HS nghe hướng dẫn cách đọc

- Nghe đọc và cảm nhận.

- 2 HS đọc văn bản.

- Nêu thể thơ

- So sánh, nhận xét về bản dịch thơ.

- HS đọc 2 câu đầu

- Suy nghĩ, trả lời.

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS trả lời:

->HS khác nhận xét bổ sung.

- Trả lời

- So sánh, cảm nhận.

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Khái quát

- Nghe, ghi.

- Đọc 2 câu cuối.

- Phát hiện dấu hiệu nghệ thuật.

+Kết cấu đăng đối.

+Nhân hóa

- Phân tích, cảm nhận.

->HS khác nhận xét bổ sung.

- Nghe, ghi.

- Khái quát

- Nghe, tiếp thu.

- Khái quát.

- Nghe, ghi chép.

I. Đọc- chú thích

1. Chú thích

a. Tác giả

- Hồ Chí Minh (1890-1969), là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là nhà văn hóa lớn, là nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ...Cả cuộc đời Người hi sinh cho dân tộc Việt Nam...

b. Tác phẩm

- Nhật kí trong tù viết 1942, khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải đi gần ba mươi nhà lao thuộc 13 huyện của tỉnh Quảng Tây (TQ).

- NKTT được viết bằng chữ Hán gồm 133 bài và một bài đề từ.

- Ngắm trăng trích trong NKTT.

c. Từ khó.

2. Đọc

3. Tìm hiểu chung.

- Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt.

- Bản dịch của Nam Trân : thơ tứ tuyệt.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Hai câu thơ đầu

Trong tù không rượu cũng không hoa

->Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt: trong tù, thân tù, lại không có rượu có hoa để thưởng nguyệt.

- Bác không nói đến rượu và hoa như là những nhu cầu sinh hoạt bình thường của con người mà chỉ nói cái cần đối với thi nhân.

- Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

(Đối thử lương tiêu nại nhược hà?)

-> Tâm trạng xúc động, xốn xang, bối rối trước cảnh đêm trăng đẹp.

-> Bác là người yêu thiên nhiên một cách say mê, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên (đó chính là tâm hồn nghệ sĩ của Bác).

2. Hai câu sau

- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia)

-> Nghệ thuật nhân hóa, cấu trúc đăng đối, đối trong từng câu và đối hai câu với nhau. Ở mỗi câu chữ chỉ người và chữ chỉ trăng được đặt ở 2 đầu, giữa là cửa nhà tù, nhưng có sự đảo ngược: câu trên theo trật tự người - trăng câu dưới theo trật tự trăng - người.

-> Làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng, cả hai đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau.

->Thể hiện tình yêu trăng tha thiết của Bác, Bác coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Bài thơ tứ tuyệt, giản dị mà hàm súc.

- Cấu trúc đăng đối.

- Vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại.

2. Nội dung:

Bài thơ cho tháy tinh thần yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ.

 

Hoạt động 3:Luyện tập (5')         

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

- Gọi HS đọc thuộc bài thơ.

- Sưu tầm những câu thơ, bài thơ có hình ảnh trăng của Bác.

- Đọc thuộc bài thơ cả phần phiên âm và dịch thơ.

- Sưu tầm thơ Bác.

IV. Luyện tập

- Đọc thuộc bài thơ.

- Sưu tầm những câu thơ, bài thơ có hình ảnh trăng của Bác.

 

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Hs : Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....

……….

 

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1')      

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Đọc tham khảo bài bình luận về bài thơ.

- Thực hiện ở nhà

   

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Nắm đặc điểm câu nghi vấn, chức năng khác của câu nghi vấn.

- Hoàn thiện bài tập trong VBT.

* Bài mới: 

- Chuẩn bị tiết 84: soạn bài Đi đường.

*************************************