Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Ông đồ mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn:
Ngày dạy
TUẦN 17- BÀI 17, 18:
TIẾT 65.ÔNG ĐỒ
( Vũ Đình Liên)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2.Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3.Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh biết trân trọng những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, giữ bản sắc văn hoá dân tộc.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1. GV: Giáo án, nghiên cứubài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo...
2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:
2.Kiểm trađầu giờ:
H: đọc thuộc bài thơ “ Muốn làm thằng cuội” của tác giả Tản Đà .
H: Phân tích 2 câu thơ đầu:“ Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chánnửa rồi,
- Hai câu thơ là lờitâm của tác giả với chị Hằng trong một đêm thu. Lời thơ như một tiếng than, một nỗi lòng, một tâm trạng trước cảnh đời buồn chán.
- Trong suy nghĩ của nhà thơ, chị Hằng ở trên cao sẽ thấy hết sự tầm thường dưới mặt đất. Đồng thời thể hiện khát vọng thoát khỏi trần gian hướng tới cái đẹp lí tưởng cao rộng.
=> Bằng ngôn ngữ thơ thân mật đến suồng sã, nhà thơ thể hiện tâm trạng bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời.
H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
3. Bài mới :
- Từ đầu TKXX nền VH chữ Hán & chữ Nho ngày càng mất địa vị trong đời sống văn hóa Việt Nam. Ông Đồ đã trở thành hết thời ,Vũ Đình Liên mang nặng lòng với một nét đẹp văn hoá của dân tộc bị suy tàn mai một, điều đó được thể hiện trong bài thơ: “ Ông Đồ” chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1.HDHS đọc-tìm hiểu chú thích: - GV hướng dẫn đọc –yêu cầu to rõ ràng thể hiện tâm trạng cảm xúc xót thương chân thành của nhà thơ trước cảnh nho học suy tàn. H: Dựa vào chú thích nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ? - Lưu ý các chú thích 1,2,3,4… HĐ2.HDHS đọc-tìm hiểu chú thích: H: Bài thơ thuộc thể thơ nào ? H: Căn cứ vào nội dung bài thơ, em háy chia bố cục? - Gọi HS đọc đoạn 1-2 H: Những câu thơ đầu cho em thấy h/ảnh của ông đồ thường xuất hiện vào thời điểm nào trong năm? H: Ông đồ xuất hiện như thế nào , làm gì? H: Thái độ của mọi người trên phố với ông đồ ra sao? H: Điều gì khiến cho ông đồ được mọi người chú ý đến vậy? H: H/ả của ông đồ trên phố hiện lên như thế nào? - GV gọi HS đọc khổ 3-4 H: Ông đồ có xuất hiện trên phố nữa không? H: Sự quan tâm của mọi người đối với ông đồ được thể hiện ở khổ thơ 3 có gì thay đổi? H: Điều gì đã làm cho vắng bóng những người thuê viết và yêu thích tài viết chữ đẹp của ông đồ? H: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ này và nêu tác dụng của nó ? - GV: Nỗi buồn tủi lan sang cả các vật vô tri vô giác, chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, mực đỏ vô duyên. Giấy mực mang tâm sự của con người. H : Khổ thơ thứ 4h/ả ông đồ được khắc họa ntn ? H: Theo em ông đồ đang mang tâm trạng như thế nào? H: Hình ảnh lá vàng rơi trên giấy- mưa bụi bay ..gợi cho em cảm giác gì ? H:ở hai câu thơ đó tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? H: Đọc lên em thấy giọng điệu lời thơ ntn? H: Em cảm nhận hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ sau hiện lên như thế nào? GV: Ông Đồ hoàn toàn khác xưa. Đường phố đông người qua không ai để ý đến ông. Ông cố bám lấy sự sống vẫn muốn có mặt với cuộc đời, nhưng cuộc đời đã quên hẳn ông - GV gọi HS đọc khổ thơ cuối H: Khổ thơ cuối có h/ả nào lặp lại? báo hiệu thời gian gì? H: Nhưng trên phố có điều gì khác hẳn khi xưa? H: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở khổ thơ cuối? H: Tình cảm của tác giả thể hiện ở khổ thơ cuối như thế nào? HĐ3.HDHStổng kết : H: Cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? HĐ4.HDHSluyện tập:: |
I. Đọc -tìm hiểu chú thích: 1. Đọc văn bản 2. Chú thích: a. Tác giả : Vũ đình Liên(1913-1996) - Quê : Hải Dương. - Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.Thơ ông thường nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. b. Tác phẩm :“Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của nhà thơ. c. Từ khó: SGK tập2/ 10 II. Tìm hiểu văn bản 1. Thể loại: Thơ tự do- 5 tiếng 2. Bố cục: 3 phần +) Phần 1: Hai khổ thơ đầu. =>H/ ảnh ông đồ thời xưa. +) Phần hai: Hai khổ thơ tiếp theo => H/ảnh ông đồ trong hiện tại. +) Phần 3: Khổ thơ cuối =>Nỗi lòng của tác giả. 3. Phân tích: a. Hình ảnh Ông đồ thời xưa: - Khổ 1-2: “ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ ......................người qua …………………. ………………….. ………………………. Như phượng múa rồng bay” - Ông đồ thường xuất hiện trên phố vào mỗi dịp hoa đào nở- mùa xuân đến. - Ông đồ: “ Bày mực tàu giấy đỏ”-> viết chữ nho, viết câu đối cho những người yêu thích nét đẹp truyền thống của dân tộc. - H/ả ông đồ như hoà vào với cái vui vẻ náo nhiệt của phố xá đang đón tết. Ông được mọi người quan tâm. - Chữ nho, câu đối là thú chơi tao nhã không thể thiếu trong ngày tết của mỗi gia đình. “ Thịt mỡ , dưa hành, câu đối đỏ- Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh”Mọi người xúm đến để thưởng thức tài nghệ của ông, thuê ông viết chữ “ Tấm tắc ngợi khen tài”viết chữ đẹp của ông. =>Ông đồ trở thành trung tâm sự chú ý, là đối tượng để mọi người ngưỡng mộ. 2. Hình ảnh ông đồ thời nay: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu… Ông đồ…………………. Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài trời mưa bụi bay.” - Ông đồ vẫn xuất hiện trên phố,bày mực tàu giấy đỏ. - Nhưng ông đồ không còn là trung tâm chú ý của mọi người nữa, không còn người thuê viết. - Mọi người không còn quan tâm yêu thích chữ nho, câu đối nữa. NT: Câu hỏi tu từ, phép nhân hoá: Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm ; Mực đọng trong nghiên sầu” ->diễn tả nỗi cô đơn, buồn vắng ông đồ. - Ông đồ ngồi đấy ...không ai hay ..lá vàng rơi trên giấy…đường mưa...bụi bay - Ông đồ vẫn xuất hiện như xưa nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phố vẫn đông người qua nhưng không còn ai quan tâm đến sự có mặt của ông đồ. - Ông lặng lẽmà trong lòng làtấn bi kich sụp đổ hoàn toàn. - Trời đất như thấu hiểu nỗi đau trong lòng ông đồ cũng trở nên ảm đạm, lạnh lẽo, thê lương . NT: Tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại. -> Nhấn mạnh nỗi cô đơn, suy sụp của ông đồ-> nỗi đau của nhà thơ. - Giọng thơ: Da diết buồn thương ảm đạm. => Ông đồtrở nên cô đơn, lạc lõng, lẻ loi giữa phố xá đông đúc. ông vẫn cố bám lấy cuộc đời. Mặc dù cuộc đời đã quên hẳnông. 3. Nỗi lòng tác giả “ Năm nay đào lại nở ................................... ................................. ................... ..bây giờ” - Mùa xuân vẫn về theo quy luật tự nhiên. Hoa đào lại nở. - Phố xá đã hoàn toàn vắng bóng,không còn sự tồn tại của ông đồ. - NT: Câu hỏi tu từ, kết cuối đầu cuối tương ứng -> Nỗi lòng của nhà thơ. => Nhà thơ thể hiện nỗi lòng bâng khuâng, tiếc nuối một nét đẹp truyền thống văn hoá dân tộc bị tàn phai=> nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. III. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK/10 –Tập 2 IV. Luyện tập: Đọc diễn cảm bài thơ. |
4. Củng cố , luyện tập:
H: Hình ảnh ông đồ xưa và nay có gì khác? Nỗi lòng tác giả thể hiện như thế nào?
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: học bài cũ, chuẩn bị: “Ông đồ”.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Ông đồ – Mẫu giáo án số 2
Ngàysoạn:
Ngày dạy
ÔNG ĐỒ
(Vũ Đình Liên)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Gúp HS: - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm thương cảm và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc ta.
- Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật rất truyền cảm của bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ.
3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ:- GV: Soạn GA, tranh ông đồ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ |
NỘI DUNG |
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: Những năm 20 của TK XX, Nho học và Hán học ngày càng mất vị thế trong nền văn hóa nước ta. Hình ảnh ông dồ trong bài thơ là một hình ảnh tiêu biểu cho sự suy tàn của chữ Nho, chữ Hán mà bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu. |
|
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS: * HD tìm hiểu chung về VB (10’): Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử,sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB. ? Qua phần chuẩn bị ở nhà và chú thích dấu sao, em hãy cho biết vài nét chính về tác giả Vũ Đình Liên và đặc điểm thơ của ông. ? Bài thơ “Ông đồ” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Hướng dẫn HS đọc, chú ý ngữ điệu trong VB; GV đọc mẫu và gọi HS đọc. ? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? Vì sao em biết? –? Tìm bố cục của VB? Nội dung từng phần? Thảo luận nhóm. - GV chuyển ý: … * HD phân tích VB (24’): Mục tiêu: HS phân tích và nắm được nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của bài thơ, từ đó hình thành tình cảm yêu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - HS đọc khổ thơ đầu. - GV? Khổ thơ đầu là cảnh NTN? Hoa đào nở là thời điểm nào trong năm? (Tết Nguyên Đán)? Cảnh này gợi lên điều gì? - GV? Hoa đặc trưng cho ngày tết ở miền Nam là hoa gì? (mai). - GV? Hai câu thơ đầu cho thấy điều gì về hình ảnh ông đồ ngày xưa và truyền thống văn hóa của dân tộc ta xưa kia? (Năm nào cũng diễn ra cảnh ông đồ viết câu đối tết.) - HS đọc khổ thơ 2. - GV? Nội dung chính của khổ thơ 2 là gì? - GV? Tài viết chữ của ông đồ được miêu tả qua những chi tiết nào? (Hoa tay thảo những nét - Như phượng múa rồng bay). - GV? Phép nghệ thuật ở hai câu thơ này? Tác dụng? (So sánh). - GV? Nét chữ của ông đồ mang vẻ đẹp NTN? - GV? Thái độ của mọi người đối với ông đồ? (quí trọng, mến mộ). ? Mọi người mến mộ ông đồ chính là quí trọng cái gì? - HS Thảo luận nhóm, trả lời: Quí trọng một nếp sống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, mến mộ các nhà Nho và chữ Nho. ? Qua hai khổ thơ, cho thấy ông đồ được hưởng một cuộc sống NTN? - HS đọc tiếp khổ thơ 3, 4. - GV? Nội dung chính của khổ thơ 3 là gì? - GV? Biện pháp nghệ thuật nào được dùng trong hai câu cuối của khổ thơ 3. Tác dụng? - HS: Nhân hóa – mực, nghiên cũng như có linh hồn khi bị bỏ rơi, lạc lõng, lỗi thời -> Diễn tả tâm trạng cô đơn, quạnh hiu của ông đồ. ? Nội dung chính của khổ thơ 4? - GV? Ông đồ hiện lên NTN qua hai câu thơ đầu khổ thơ 4? ? cảnh “Lá vàng rơi trên giấy, ngoài đường mưa bụi bay” là cảnh NTN? (Buồn ảm đạm, lạnh lẽo). – Cho HS xem tranh trong SGK phóng to. - GV? Tại sao ông đồ lại bị lãng quên như vậy? (lỗi thời) - GV? Theo em tâm trạng của tác giả buồn hay vui? Vì sao? (Buồn vì một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị lãng quên). - GV? Khổ thơ 4 này có nhạc điệu buồn là do yếu tố nào? Thảo luận nhóm (Các vần thơ có nhiều thanh bằng và cách hiệp vần gợi lan tỏa: Đấy – giấy; hay – bay) -GV? Khổ thơ cuối này cảnh thiên nhiên có gì khác ở khổ thơ đầu? (không khác). - GV? Nhưng hình ảnh ông đồ thế nào? (không thấy) - GV? Những người muôn năm cũ là những ai? (những nhà Nho xưa). - GV? “Hồn” ở khổ thơ cuối em hiểu là gì? (tâm hồn, tài hoa của những người có chữ nghĩa, học thức thời xưa) - GV? Nỗi lòng của nhà thơ thể hiện NTN? |
I. Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: - Vũ Đình Liên (1913 – 1996) quê ở Hải Dương, là một trong những nhà thơ đầu tiên của phong trào thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học. - “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. 2. Đọc văn bản: 3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + miêu tả. 4.Bố cục:3 phần: - Hình ảnh ông đồ xưa: Khổ thơ 1, 2. - Hình ảnh ông đồ ngày nay: Khổ thơ 3, 4. - Nỗi lòng của tác giả. II. Đọc - Tìm hiểu VB: 1. Hình ảnh ông đồ xưa: a. Giới thiệu ông đồ xưa (khổ thơ đầu): => Cảnh hài hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa người với người. -> Gợi niềm vui, hạnh phúc. b. Ông đồ viết chữ (khổ thơ 2): - Phép so sánh -> Nét chữ đẹp, phóng khoáng, bay bổng, sinh động. - Mọi người quí trọng, mến mộ tài năng của ông đồ. - Cuộc sông tràn đầy niềm vui, hạnh phúc. 2. Hình ảnh ông đồ thời nay (khổ thơ 3, 4): - Phép nhân hóa -> Nỗi buồn cô đơn của ông đồ, quạnh hiu khi vắng khách. - Hình ảnh già nua, lỗi thời, lạc lõng giữa phố phường. => Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên. 3. Nỗi lòng của tác giả: - Thương cảm cho những nhà Nho danh giá một thời nay bị lãng quên do thời cuộc thay đổi. - Thương tiếc những giá trị tinh thần, tốt đẹp của dân tộc ta nay bị tàn tạ, lãng quên. |
* Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập (10’): Mục tiêu: HS chốt được những nét chính về nội dung, nghệ thuật của VB. Vận dụng hiểu biết vào làm BT luyện tập. - GV? Nội dung chính của VB? - GV? Những đặc sắc NT được dùng trong VB? Tác dụng? - HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý. * HD luyện tập: Đọc diễn cảm bài thơ. - GV gọi HS trình bày phần luyện tập, GV nhận xét, tổng kết ý: |
III . Tổng kết: 1. Nội dung: 2. Nghệ thuật: * Ghi nhớ: (SGK – Trang 10) III . Luyện tập: |
******************************************