Giáo án Ngữ văn 8 Bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 10. XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Hiểu dc khái niệm đoạn văn , câu chủ đề , quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.

2.Kĩ năng:

- Có kĩ năng nhận biết đc từ ngữ chủ đề , câu chủ đề , quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho

- Hình thành chủ đề , viết các từ ngữ và câu chủ đề viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất đinh.

- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, sông hành, tổng hợp .

3.Thái độ:

- Có ý thức xây dựng đoạn văn theo đúng cách thức, quy phạm .

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Bài soạn , tài liệu tham khảo, chuẩn kt kn.

2.HS:Chuẩn bịbài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số

2.Kiểm trađầu giờ:

H:Bố cục văn bản là gì? Nêu cách sắp xếp, bố trí các đoạn văn trong thân bài?

3. Bài mới: GV: Giới thiệu bài mới:

- Để có văn bản hay, chúng ta cần xây dựng được các đoạn văn hay.Vậy đoạn văn là gì? Xây dựng đoạn văn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu thế nào là đoạn văn:

- HS đọc văn bản .

H:Văn bản trên gồm mấy ý?Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?

Vì sao em biết có 2 đoạn văn? Dựa vào dấu hiệu nào?

-Bắt đầu từ chỗ viết hao lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, thường do nhiều câu tạo thành.

HĐ2.HDHS tìm hiểu từ ngữ và câu trong đoạn văn:

H: Em hiểuđoạn văn là gì ?

- Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng; thường biểu đạt nội dung tương đối hoàn chỉnh.

- Đọc lại đoạn văn 1.

H: Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn ?

H: Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ gì với đối tượng đc nói tới ?

H: Từ ngữ duy trì đối tượng xuất hiện như thế nào trong đoạn văn?

H: Đó chính là từ ngữ chủ đề. Em hiểu từ ngữ chủ đề là gì?

- Gọi hs đọc đoạn văn 2.

H: Tìm câu then chốt trong đoạn ?

H: Tại sao em biết đó là câu then chốt?

H: Em hiểu câu chủ đề là gì? Vị trí của nó trong đoạn văn?

- chuyển ý:

- Gọi hs đọc đoạn văn (34).

H: Cho biết đoạn văn 1 có câu chủ đề không?

H: Y/tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn ?

H: Quan hệ giữa các câu trong văn bản ntn?

H: Câu chủ đề của đoạn thứ 2 đặt ở vị trí nào?

- Gọi hs đọc đoạn văn b(35):

H: Đoạn văn có câu chủ đề không?ở vị trí nào?Nội dung của đoạn văn đc trình bày theo trình tự nào?

H: Có những cách nào để trình bày nội dung trong một đoạn văn ?

- HS đọc ghi nhớ, GV chốt ý chính.

- Chuyển ý:

HĐ3.HDHS luyện tập:

- Theo dõi cả đoạn văn (SGK- tr 36).

- Hướng dẫn luyện tập.

- Đọc bài 1 (36), nêu yêu cầu bài tập?

- Đọc bài 2 (36), xác định yêu cầu?

- Thảo luận nhoám 3 bàn, (t): 5 phút.

- Gọi nhóm trưởng báo cáo kết quả.

-Các nhóm nhận xét chéo.

- Đọc bài 3 (36), xác định yêu cầu.

- Gv hướng dẫn hs làm bài tập 3 trang 36.

- GV hướng dẫn hs làm bài tập 4 trang 36 ở nhà.

I. Thế nào là đoạn văn:

1. Bài tập :

- Văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn””.

* Nhận xét :

- Văn bản có 2 ý viết thành 2 đoạn văn.

- Bắt đầu chữ viết hoa lùi đầu dòng, và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

- Biểu đạt ý tương đối hoàn chỉnh.

-> đoạn văn.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn.

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:

Bài tập 1:

* Nhận xét:

- Từ ngữ duy trì đối tượng của đoạn văn là: Ngô Tất Tố,nhà văn, ông.

- Các câu trong đoạn đều hướng nội dung vào đối tượng.

- Từ ngữ được lặp đi lặp lại trong đoạn hoặc dùng làm đề mục.

- Các câu khác đều thuyết minh cho đối tượng .

- Câu then chốt của đoạn văn: câu 1.

- Mang ý khái quát cho nội dung toàn đoạn

- Nội dung khái quát ý cho toàn đoạn văn, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính, đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.

2. Trình bày nội dung trong đoạn văn:

a.bài tập:

* Nhận xét:

+ ĐV1: Không có câu chủ đề.

-Từ ngữ duy trì đối tượng của đoạn văn là: Ngô Tất Tố,nhà văn, ông.

- các câu có quan hệ ngang bằng.

-> trình bày nội dung theo cách song hành.

+ ĐV2: câu chủ đề đứng đầu đoạn, các câu sau tập trung làm rõ câu chủ đề -> trình bày nội dung theo cách diễn dịch.

b. Đọc đoạn văn (35)

* Nhận xét:

- ĐVb: Đoạn văn có câu chủ đề.Câu chủ đề đứng cuối đoạn,tác dụng tổng kết các ý phân tích ở các câu trên.

-> trình bày nội dung theo cách quy nạp.

- Có nhiều cách trình bày nd trong đoạn văn( quy nạp, diễn dịch, song hành,...)

*Ghi nhớ (SGK T36).

III. Luyện tập:

1. Bài 1 ( 36).

- Văn bản có 2 ý.

- Mỗi ý diễn đạt thành một đoạn văn.

2.Bài 2 (36).

Đoạn a: Trình bày nội dung theo cách diễn dịch.

Đoạn b: Trình bày nội dung theo cách song hành.

Đoạn c: Trình bày nội dung theo cách song hành.

3.Bài tập 3(36)

- Viết đoạn văn theo cách quy nạp.

4. Bài tập 4(36)

Đoạn văn:

Câu tục ngữ"Thất bại là mẹ thành công" hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc. Ý nghĩa của câu tục ngữ chủ yếu nằm ở từ "mẹ". Chọn cách diễn đạt như thế , tác giả dân gian muốn nói" thất bại sẽ sinh ra thành công"sẽ tạo đc thành công. chính thất bại chứ không phải yếu tố nào khác, góp phần làm nên thành công ở những lần sau đó.

Thế nhưng tại sao người xưa lại nói "thất bại là mẹ thành công"? Bởi sau mỗi lần vấp ngã, sau một lần thất bại, những bài học bổ ích sẽ đc đúc rút. Kiến thức sẽ đc tích lũy nhiều lên, kinh nghiệm sẽ đầy dần và có thể tránh đc những sai lầm đã phạm phải. và như thế thành công sẽ đến sau thất bại là lẽ đương nhiên.

4.Củng cố, luyện tập:

H: Đoạn văn được quy ước như thế nào? Từ ngữ chủ đề là gì?

Câu chủ đề là gì ?.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:Học ghi nhớ, xem lại các bài tập.

- Chuẩn bị viết bài 2 tiết. Chuẩn bị kĩ 3 đề SGK.

- Mang vở viết bài TLV số 1.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 10

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

I. Mục tiêu:

- Hiểu được khái niệm đoạn văn câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.

- Viết được các đoạn văn mạch lạc.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.

2.Học sinh: Soạn bài, phiếu học tập.

III. Các bước lên lớp:

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì? Các phần có quan hệ với nhau như thế nào?

1.Tiến trình tổ chức lên lớp.(Các hoạt động).

* Giới thiệu:Xây dựng đoạn văn là việc làm quan trọng khi tạo lập ….

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 1.

- Gọi học sinh đọc văn bản.

H: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?

H: Nêu ý chính của mỗi đoạn trong văn bản?

H: Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

H: Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết đoạn văn là gì?

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 2.

H: Đọc thầm văn bản trên và tìm các từ ngữ chủ đề cho các đoạn văn?

H: Đọc thầm đoạn văn thứ hai trong văn bản cho biết: ý khái quát bao trùm cả đoạn?

H: Câu nào trong đoạn văn chứa ý khái quát?

H: Câu chứa ý khái quát của đoạn văn được gọi là câu chủ đề. Vậy em nhận xét gì về câu chủ đề?

GV chốt: Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được nói đến trong đoạn văn.

GV: yêu cầu học sinh tiếp tục tìm hiểu đoạn văn thứ 2 ở mục 1.

H: Tìm 2 câu trực tiếp bổ sung ý nghĩa (câu triển khai) cho câu chủ đề?

H: Theo em quan hệ ý nghĩa giữa hai câu trên có gì khác với quan hệ ý nghĩa giữa chúng với câu chủ đề?

H: Tìm các câu triển khai cho câu: “Qua 1 vụ thuế ở làng quê … đương thời”?

H: Qua việc tìm hiểu trên cho biết các câu trong đoạn văn có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?

H: Đọc đoạn văn 1 ở mục 1 cho biết đoạn văn trên có câu chủ đề không? Xét quan hệ ý nghĩa các câu trong đoạn?

H: Tương tự đọc đoạn văn 2 mục 1 và đoạn văn ở mục 2 cho biết đoạn nào có câu chủ đề? Vị trí?

GV chốt: Đoạn 1: gọi là cách trình bày theo kiểu song hành (đoạn văn song hành).

Đoạn 2: Diễn dịch.

Đoạn 3: Qui nạp.

3. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập (cá nhân và nhóm vào phiếu bài tập).

- 2 học sinh đọc văn bản.

- 2 ý mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn.

+ Đoạn 1: cuộc đời sự nghiệp Ngô Tất Tố, tác phẩm tiêu biểu.

+ Đoạn 2: Giới thiệu tóm tắt nội dung nghệ thuật tác phẩm.

=> diễn đạt ý bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào 1, 2 ô đến chỗ chấm xuống dòng.

- Nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.

- Hình thức: Bắt đầu từ chỗ viết hoa => xuống dòng. Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.

=> Đoạn 1: Ngô Tất Tố (Ông, nhà văn)

- Đoạn 2: Tắt đèn (tác phẩm)

=>đoạn văn đánh giá những thành công xuất sắc của Ngô Tất Tố trong việc tái hiện thực trạng nông thôn Việt Nam trước CMT8 và khẳng định phẩm chất tốt đẹp…).

- Câu: “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

- Câu chủ đề thường có vai trò định hướng nội dung cho cả đoạn văn, vì vậy khi văn bản có nhiều đọan văn chỉ cần nhặt ra các câu chủ đề rồi ghép lại với nhau chúng ta sẽ có văn bản tóm tắt khá hoàn chỉnh.

=> 2 câu: Qua 1 vụ thuế … đương thời. Tắt đèn đã làm …. Xã hội ấy.

=> 2 câu này bổ sung ý nghĩa cho câu 1 => chính phụ nhưng lại có quan hệ bình đẳng với nhau.

- Trong tác phẩm… đểu cáng.

- Chúng mỗi tên … tính người.

- Đặc biệt … cao đẹp.

- Tài năng … sinh động.

=> quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Bổ sung ý nghĩa.

+ Bình đẳng về ý nghĩa. Các câu phải cùng hướng vào câu chủ đề.

- Đoạn 1: => không có câu chủ đề, các ý bình đẳng nhau.

- Đoạn 2: câu chủ đề đứng ở đầu đoạn. Các câu phía trước cụ thể hoá cho ý chính.

- Học sinh lần lượt làm các bài tập.

I. Thế nào là đoạn văn?

1. Bài tập.

- Văn bản : “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn”.

2. Bài học:

* Ghi nhớ 1/ SGK.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

* Câu trong đoạn văn.

- Nhận xét:

+ Về nội dung:Thường mang ý nghĩa khái quát cho cả đoạn văn.

+ Hình thức: Ngắn gọn, đủ hai phần chính: C – V.

+ Vị trí: đứng đầu hoặc cuối.

* Ghi nhớ 2: SGK.

* Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn.

=> thống nhất nội dung đoạn văn.

* Ghi nhớ 3: SGK.

3. Cách trình bày nội dung đoạn văn.

* Ghi nhớ 4: SGK.

III. Luyện tập.

Bài tập 1: 2 ý, mỗi ý bằng một đoạn.

Bài tập 2:

Đoạn a: Diễn dịch.

Đoạn b: Song hành.

Đoạn c: Song hành.

Bài tập 3: Cho câu chủ đề: “Lịch sử ta … dân ta” yêu cầu viết đoạn văn diễn dịch.

*Gợi ý: câu chủ đề đã cho: Khởi nghĩa hai Bà Trưng, chiến thắng Ngô Quyền, chiến thắng nhà Trần… Lê Lợi… chống Pháp, chống Mỹ.

4. Hoạt động nối tiếp

- Đọc ghi nhớ => học thuộc ghi nhớ.

- Làm bài tập 4: Diễn dịch: Thất bại là mẹ thành công…

- Xem trước bài: “Chuyển đoạn trong văn bản”.

* Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy: