Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Trường từ vựng mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 7. TRƯỜNG TỪ VỰNG
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một só trường từ vựng gần gũi. Nắm vững khái niệm trường từ vựng.
2.Kĩ năng:
- HS cókỹ sử dụng các trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào một trường từ vựng.
-Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc hiểu và tạo lập văn bản.
3.Thái độ:
- Học sinh có ý thức sử dụng trường từ vựnghợp lý, đúng nghĩa.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1. GV: Bài soạn , tài liệu tham khảo, chuẩn kt kn.
2.HS:Chuẩn bịbài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:Sĩ số
2.Kiểm trađầu giờ:
Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp? Cho ví dụ?
3. Bài mới: GV: Giới thiệu bài mới:
- GV đưa ví dụ các từ: cay, chua, ngọt. Các từ có đặc điểm chung gì?
( Cùng chỉ mùi vị).
- Vậy các từ ấy thuộc cùng 1 trường từ vựng. Để hiểu thế nào là trường từ vựng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
||||
HĐ1.HDHS tìm hiểu thế nào là trường từ vựng: - Gọi hs đọc vd SGK tr 21, chú ý các từ in đậm. H: Các từ in đậm có nét chung nào về nghĩa? - Cùng chỉ vộ phận cơ thể con người. - Gv các từ trên có cùng một trường từ vựng. H: Vậy em hiểu trường từ vựng là gì? - Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. - Rút ra ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ (2 em). - GV chốt. H: Tìm 1 vd về trường từ vựng ? - Nói, cười, khóc, hát...-> hoạt động của miệng. H: Các từ sau cùng trường từ vựngnào? - con ngươi, nhìn, trông,lờ đờ -> cùng trường mắt. - Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi... - Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, sắc sảo, lờ đờ, tinh anh, mù loà... + GV: Lấy vd: cùng trường “con người” có: - mặt mũi, miệng: danh từ. - đi, ăn, uống: động từ. +VD: ngọt: cùng trường mùi vị: cay, đắng, chát, thơm . -cùng trường âm thanh: ngọt ngào, the thé, êm dịu. - cùng trường thời tiết: rét ngọt,rét đậm, hanh, ẩm. + Đọc vd trích “Lão Hạc”- Nam Cao. Các từ in đậm thường dùng chỉ hoạt động, tính chất, gọi tên ai? H: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn văn? - Nhân hoá, ẩn dụ. GV: tác giả chuyển các từ in đậm từ trường “người” sang trường “thú vật” để nhân hoá HĐ2.HDHS luyện tập: - Đọc bài 1, xác định yêu cầu. HS làm bài. Gọi 2 em lên bảng nêu kết quả. HS và GV nhận xét, bổ sung. - Gv gọi hs đọc và xđ y/c bài tập2 - Gọi 2 HS lên bảng giải. - HS và GV nhận xét, bổ sung. - HS đọc, xđ yêu cầu, làm bài tập 3. - GV hướng dẫn, bổ sung. - HS đọc bài 4, xác định yêu cầu, làm bài. - GV kẻ sẵn bảng, gọi HS lên bảng điền. - HS và GV nhận xét, bổ sung. - GV hướng dẫn hs làm bài tập 5: - Gv hướng dãn hs làm ở nhà các bài tập còn lại. |
I. Thế nào là trường từ vựng: 1. Bài tập : - Mắt, mũi, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng-> cùng chỉ bộ phận trên cơ thể con người . * Nhận xét: -> Tập hợp những từ có cùng một nét chung về nghĩa gọi là trường từ vựng. 2. Ghi nhớ (SGK T21) 4. Lưu ý: a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. c. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. d.Trong thơ văn,cuộc sống, người ta thường dùng cách chuyển từ vựng để tăng tính nghệ thuật. II. Luyện tập: 1. Bài 1 (23) - Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”: cô, mẹ, bà, cậu,con, cháu. 2. Bài 2 ( 23). Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây. a. Lưới, nơm, câu, vó-> dụng cụu đánh bắt thuỷ sản. b. Tủ, rương, hòm, va ly, chai, lọ=> Dụng cụ để đựng . c. Đá, đạp, giẫm, kéo=> hoạt động của chân d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi=> trạng thái tâm lí đ. Hiền lành, độc ác, cởi mở=> Tính cách g. Bút máy, bút bi, phấn, bút chì=> dụng cụ để viết. 3. Bài tập 3(23) - Các từ in đậm thuộc trường từ vựng : thái độ 4. Bài tập 4(23): xếp các từ vào đúng trường từ vựng:
5. Bài tập 5(23): Lưới: - Đồ ngăn, đánh bắt :Vợt , rào, túi lưới, lưới sắt… - mạng lưới: lưới điện, lưới lửa... - T/c vây bắt: vây bắt, phục kích, sa lưới... |
4.Củng cố, Luyện tập:
- Thế nào là trường từ vựng? Khi sử dụng, ta cần lưu ý điều gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học ghi nhớ, làm bài tập 5, 6 (23)và bài tập SBT.
- Chuẩn bị: Bố cục văn bản, trả lời câu hỏi SGK. Xem các bài tập
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Trường từ vựng – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 7: Tiếng việt
Trường Từ Vựng
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
-Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như: đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa. Rèn kĩ năng sử dụng trong nói, viết.
II.Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, bảng phụ.
Trò: Phiếu học tập.
III. Các bước lên lớp.
1. ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Trình bày hiểu biết của em về “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”? Lấy ví dụ và lập sơ đồ?
H: Em hiểu thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? Hẹp? Cho ví dụ?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Giới thiệu: Trường từ vựng.
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Nội dung cần đạt |
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm “ Trường từ vựng”. - Gọi HS đọc đoạn văn. H: Ghi lại các từ in đậm ra phiếu học tập. Cho biết các từ đó có nét chung gì về ý nghĩa? H: Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có 1 trường từ vựng. Vậy theo em trường từ vựng là gì? H: Cơ sở hình thành trường từ vựng là gì? GV: Chỉ định học sinh đọc rõ ghi nhớ. Bài tập nhanh: Cho nhóm từ: cao, thấp, lùn, lòng khòng, lêu nghêu, gầy, béo, xác ve, bị thịt, cá rô đực. Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì trường từ vựng của nhóm từ là gì? *Hoạt động 2: lưu ý. Đọc kĩ mục 2 trong SGK. H: Trường từ vựng “mắt” bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào? Tương tự trường từ vựng “người”. =>Rút ra lưu ý 1. H: Nhận xét về từ loại các trường từ vựng? =>Rút ra lưu ý 2. H: Nhắc lại khái niệm từ nhiều nghĩa? H: Do hiện tượng nhiều nghĩa 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau không? Cho ví dụ? =>Nội dung lưu ý 3. H: Đọc ví dụ phần D. Cho biết tác dụng cách chuyển của trường từ vựng? GV chốt: Thường có hai bậc trường từ vựng: lớn và nhỏ. Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại. 1 từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. Cách chuyển trường từ vựng => tăng sức gợi cảm. H: Thảo luận: Trường từ vựng và cấp độ khái quát của từ ngữ khác nhau ở điểm nào? Cho ví dụ? |
- HS đọc đoạn văn. - Nét chung về ý nghĩa chỉ bộ phận của cơ thể con người. =>Tập hợp các từ ngữ ít nhất có một nét chung về nghĩa. - Tính hệ thống về mặt nghĩa (có chung về nghĩa). - Nằm trong những câu văn cụ thể có ý nghĩa xác định. - Chỉ hình dáng của con người. - Tìm các từ của trường từ vựng về “dụng cụ”, “nấu nướng”, chỉ số lượng. - Bộ phận của mắt: lòng đen, con ngươi, lông mày. - Hoạt động của mắt: ngó, trông, liếc. - Người nói chung: bộ phận, tính cách, trạng thái, hoạt động: trí tuệ, giác quan, đầu, tay, chân. Ví dụ: SGK. Ví dụ: SGK. - Trường mùi vị: chát, thơm. - Trường âm thanh: the thé, êm dịu… - Trường thời tiết: hanh, ấm.. =>từ người => động vậtđể nhân hóa. - Suy nghĩ của con người: tưởng, ngỡ, nghĩ. - Hoạt động: vui, mừng, buồn.. - Xưng hô: Cô, cậu, tớ… - Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa trong đó các từ có thể khác nhau về từ loại. Ví dụ: Trường từ vựng về cây: +, Bộ phận: thân, rễ, cành. +, Hình dáng: cao, thấp, to, bé… - Cấp độ khái quát là tập hợp các từ có quan hệ song song về phạm vi nghĩa rộng hay hẹp trong đó các từ phải có cùng từ loại. Ví dụ: +, Tốt (nghĩa rộng) đảm đang (nghĩa hẹp) tính từ. +, Bàn (nghĩa rộng) bàn gỗ (nghĩa hẹp) danh từ. +, Đánh (nghĩa rộng) cắn (nghĩa hẹp) - động từ. |
I.Thế nào là trường từ vựng? 1. Khái niệm: a. Ví dụ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng => Chỉ bộ phận trên cơ thể con người. * Ghi nhớ: SGK/tr.20. 2. Lưu ý: a. một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ. b. một trường từ loại gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. c. Do hiện tượng nhiều nghĩa một từ có thể có nhiều trường từ vựng khác nhau. II. Luyện tập |
3. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài tập 1: Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản “trong lòng mẹ”: thầy, mẹ, em, bà cô, cháu, cậu, mẹ, con, em bé.
Bài tập 2:
a.Dụng cụ đánh bắt thủy sản.
b.Dụng cụ để đựng.
c.Hoạt động của chân.
d.Trạng thái tâm lí.
e.Tính cách con người.
f.Dụng cụ để viết.
Bài tập 3: Thuộc trường từ vựng: Thái độ.
Bài tập 4:
-Khứu giác: mũi, miệng, thơm, điếc, thính.
-Thính giác: Tai, nghe, thính, điếc rõ.
Bài tập 5:
* Lưới:
- Dụng cụ đánh bắt thủy sản. Trường: lưới, nơm, câu, vó…
- Đồ dùng cho chiến sí: lưới, võng tăng bạt.
- Hoạt động săn bắt: lưỡi bẫy, bắn, đâm.
- Đồ đan bằng các loại sợi có mắt hình dáng khác nhau: lưới sắt, thủng lưới.
* Lạnh:
- Thời tiết và nhiệt độ: lạnh, nóng, hanh, ẩm, ấm, mát.
- T/c thực phẩm: lạnh (đồ lạnh, nóng).
- T/c tâm lí: lạnh lùng (không vui vẻ), ấm (bên chị ấy thật ấm áp).
* Phòng thủ:
- Bảo vệ bằng sức mạnh của mình: phòng thủ, phòng ngự.
- Chiến lược, chiến thuật: phản công, phòng thủ tấn công
- Bảo đảm an ninh: phòng thủ, tuần tra, canh gác.
Bài tập 6: Những từ in đậm chuyển từ trường quân sự sang trường nông nghiệp.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:
-Khái niệm trường từ vựng.
-Các lưu ý về trường từ vựng.
-Làm bài tập số 7.
-Học thuộc ghi nhớ
-Xem trước bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh