Giáo án Ngữ văn 8 Bài Thuyết minh về một thể loại văn học mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Thuyết minh về một thể loại văn học mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy

TUẦN 16- BÀI 16,17:

TIẾT 61.THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh hiểu được sự đa dạng của đối tượngdược giới thiệu trong văn bản thuyết minh

- Việc vận dụng kết qủa quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minhvề mộtthể loại văn học

2.Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật củ thể loại văn học đó .

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.

3.Thái độ:

- GD hs có ý thức thái độ đúng trong học tập, Có ý thức tìm hiểu về tác phẩm và thể loại văn học để thuyết minh.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, nghiên cứubài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo...

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Nêu các phương pháp thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh?

3. Bài mới :Văn thuyết minh có nhiều loại, mỗi loại có đực điểm khác nhau. Để giúp các em biết cách thuyết minh một thể loại văn học, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu các bước thuyết minh về một thể loại văn học:

- Đọc đề bài SGK -153.

- Đọc hai bài thơ : “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”.

H: Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

H:Số dòng, số chữ ấy có phải là quy địnhbắt buộc không? Có thể tuỳ tiện thêm bớt không?

H: Hãy ghi kí hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ!

- GV gọi học sinh ghi lên bảng.

H:Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau!

- 1 đối với 23 đối với 4

- 5 đối với 67 đối với 8

Nhận xét gì về niêm? (chú ý chữ 2,4,6).

- 1 niêm với 82 niêm với 3

- 4 niêm với 56 niêm với 7

H :Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc?

H :Nhận xét gì về sự hiệp vần trong bài thơ thất ngôn bát cú?

H:Đọc thầm bài thơ và cho biết các câu thơ ngắt nhịp như thế nào?

H:Dựa vào những điều đã quan sát được hãy lập dàn ý cho đề bài trên?

H:Qua bài văn em rút ra điều gì khi thuyết minh một thẻ loại văn học?

- Phải quan sát, nhận xét, khái quát thành đặc điểm chung của thể loại văn học.

H:Khi nêu đặc điểm cần chú ý điều gì?

- Lựa chọn đặc điểm tiêu biểu, quan trong, có ví dụ cụ thể.

- Tổng kết rút ra ghi nhớ.

- HS đọc ghi nhớ

- GV chốt.

HĐ2.HDHS luyện tập:

- Đọc bài tập 1 SGK, nêu yêu cầu.

- Đọc tài liệu tham khảo SGK- 154.

- HS làm bài.

- Gọi hstrình bày.

- HS nhận xét.

- GV bổ sung.

I.Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học:

* Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.

1.Quan sát:

- Mỗi bài 8 dòng.

- Mỗi dòng 7 chữ.

- Số dòng (câu) số chữ bắt buộc không thêm bớt tuỳ tiện được.

Bài 1: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

TBBTTBB

Chạy mỏi chânthìhãyởtù

TTBBTTB

Đã khách không nhàtrongbốnbể

TTBBBTT

Lại người có tội giữa năm châu

TBTTTBB

Bủa tay ôm chặtbồkinh tế

TBB TBBT

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

TTBBTTB

Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp

BTTBBTT

Bao nhiêu nguy hiểmsợgì đâu.

BBBTTBB

* Quan hệ bằng trắc: đối câu :1-2, 3- 4, 5-6, 7-8.

* Niêm: 1- 8, 2-3 , 4-5, 6-7.

* Vần:

- Bài “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” : lưu- tù-châu- thù- đâu(B) ; bể- tế(T câu3-5)

- Bài Đập đá ở Côn Lôn”: Lôn, non, hòn, son, con

-> Cả haibài thơ đều hiệp vần bằng.

- Bài thơ thất ngôn bát cú có những tiễng cuối câu 1 và các câu chẵn hiệp vần với nhau(1,2,4,6,8).

* Nhịp: 4/3; 2/2/3.

2. Lập dàn bài :

a. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.

b. Thân bài: Nêu các đặc điểm về thể thơ.

- Số câu, số chữ trong mỗi bài.

- Quy luật bằng trắc của thể thơ.

- Cách gieo vần.

- Cách ngắt nhịp phổ biến ở mỗi dòng.

c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhạc điệu của thể thơ.

* Ghi nhớ: SGK/ 154

III. Luyện tập:

1. Bài 1 (154).

Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.

- Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ có dung lượng ít, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống.

- Truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.

- Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế.

- Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề (thường là ngắn).

- Tuy ngắn nhưng có thể đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc sống.

4. Củng cố , luyện tập:

- Đặc điểm và quy trình của bài văn thuyết minh về một thể loại văn học?

- Quan sát, nhận xét và rút ra đặc điểm cụ thể.

5.Hướng dẫn học tập ở nhà: học bài cũ, chuẩn bị: “Muốn làm thằng Cuội”

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Thuyết minh về một thể loại văn học – Mẫu giáo án số 2

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Thuyết minh một thể loại văn học

A.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh.

- Thấy được muốn làm bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.

B.Các bước lên lớp:

*Chuẩn bị:

-Thầy: SGK- SGV- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học- Nghiên cứu tài liệu

- Trò: SGK- Đọc và nghiên cứu ngữ liệu.

1.ổn định tổ chức.

2.Kiểm tra bài cũ:

GV cho HS quan sát đoạn văn trích trong văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” và yêu cầu HS nêu công dụng của các loại dấu câu trong đạon văn đó:

“ Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi.....thế thôi”.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

Hoạt động của thầy

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.

GV chép 2 bài thơ lên bảng phụ và yêu cầu HS quan sát.

H: Mỗi bài thơ có mấy dòng( câu)? mỗi dòng có mấy tiếng?

H: Em có nhận xét gì về số chữ và số dòng trong mỗi bài thơ?

GV: Cho HS đọc mục b trong SGK trang 153 để nắm được qui định về luật bằng trắc.

GV gọi 2 HS lên bảng ghi kí hiệu cho các tiếng trong mỗi câu thơ theo luật bằng trắc.

H: Nhận xét gì về quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau?

H: Tìm đối và niêm trong các bài thơ trên?

H: Mỗi bài thơ trên, có những tiếng nào hiệp vần với nhau? Nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần gì?

H: Nhịp thơ ?

GV yêu cầu HS nêu dàn bài chung của bài văn thuyết minh.

H: Dựa vào kết quả quan sát trên, em hãy lập dàn bài cho bài văn thuyết minh?

H: Em hiểu thế nào là thuyết minh một thể loại văn học?

H: Các bước tiến hành làm bài văn thuyết minh về thể loại văn học?

H: Khi thuyết minh về thể loại văn học, ta cần chú ý điều gì?

GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ: SGk- 154.

Hoạt động của trò

Chuẩn bị ở nhà:

HS Đọc và nghiên cứu bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và bài “ Đập đá ở Côn Lôn”

HS đọc lại hai bài thơ.

- Mỗi bài thơ có tám dòng; mỗi dòng có bẩy tiếng.

- Số dòng và số tiếng của hai bài thơ như nhau: không thay đổi ( bắt buộc) đối với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

HS đọc.

2 HS lên bảng ghi kí hiệu luật bằng trắc cho các tiếng trong mỗi bài thơ trên.

2 HS lên bảng ghi các thông tin của từng bài.

HS dựa vào 2 văn bản và sự hiểu biết về đặc điểm về cách gieo vần trong thơ thất ngôn bát cú để trình bày.

HS hoạt động nhóm để lập dàn bài chung cho bài văn thuyết minh về thể loại văn học.

HS dựa vào nội dung bài giảng để trả lời

HS đọc ghi nhớ trong SGK- 154.

Ghi bảng

I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học:

1. Quan sát:

a. Số dòng và số tiếng:

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:

+ Một bài thơ gồm có 8 câu ( dòng).

+ Mỗi( câu) dòng: 7 tiếng.

-> Không thêm hoặc bớt số tiếng và số câu ...( bắt buộc).

b. Luật bằng trắc được thể hiện trong 2 bài thơ:

- Bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”:

+Luật bằng gồm các tiếng sau: Là, hào, phong, lưu, chân, thì, tù, không, nhà, trong, người, năm, châu, tay, ôm, bồ, kinh, cười, tan, thù, than, còn, bao, nhiêu, nguy, gì đâu.

+ Luật trắc gồm: Vẫn, kiệt, vẫn, chạy, mỏi, hãy, ở, đã, khách, bốn, biển, lại, có, tội, giữa, bủa, chặt, tế, mở, miệng, cuộc, oán, ấy, vẫn, sự, nghiệp, kiểm, sợ.

- Bài “ Đập đá ở Côn Lôn”:

+ Bằng: Làm, trai, Côn, Lôn, lừng, làm, cho, non, tan, năm, ra, tay, trăm, hòn, ngày, bao, thân, sành, mưa, càng, son, trời, khi, gian, nan, chi, con, con.

+ Trắc: đứng, giữa, đất, lẫy, lở, núi, xách, búa, đánh, bảy, đống, đập, bể, mấy, tháng, quản, sỏi, nắng, dạ, sắt, những, kẻ, vá, lỡ, bước, kể, việc

c. Niêm và đối: Theo luật: nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh( không cần xét các tiếng thứ nhất, thứ ba, thứ năm mà chỉ cần xem xét đối và niêm ở các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu).

- Đối: Câu 3 và 4, câu 5 và 6.

d. Vần:

- Bài 1: tù, thù, châu...đâu; vần bằng.

- Bài 2: lôn...non...hòn...son...con: vần bằng.

đ. Nhịp thơ: 4/3.

2. Lập dàn bài:

a. Mở bài: Nêu định nghoã chung về thể thơ thất ngôn bát cú.

b. Thân bài: Giới thiệu các đặc điểm của thể thơ.

- Số câu, số chữ trong mỗi bài thơ.

- Qui định bằng trắc của thể thơ.

- Cách gieo vần của thể thơ.

- cách ngắt nhịp của thể thơ.

c. Kết bài: Vai trò của thể thơ thất ngôn bát cútừ xưa tới nay.

* Ghi nhớ: SGK- 154.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.

II. Luyện tập:

Bài tập : Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học?

GV yêu cầu HS đọc phần 2 để nắm vưnmgs đặc điểm chung của truyện ngắn- trên cở đó HS lập dàn bài cho bài văn thuyết minh về truyện ngắn.

HS đọc và tìm ý chính cho bài văn.

HS hoạt động nhóm để lập dàn bài.

GV hướng dẫn HS lập dàn bài thuyết minh truyện ngắn sau đó yêu cầu HS lập dàn bài thuyết minh cho một truyện ngắn cụ thể.

Dàn bài.

a. Mở bài: Định nghĩa truyện ngắn là gì? ( HS dựa vào phần 2)

b. Thân bài: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn:

* Tự sự: Là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn.

+ Sự việc chính và nhân vật chính.

VD: + Sự việc chính tromg truyện Lão Hạc: Lão Hạc giữu tài sản cho con trai...

+ Nhân vật chính: Lão Hạc.

+ Nhân vật phụ: ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư.

+ Sự việc phụ: con trai lão đi đồn điền cao su, lão Hạc đối thoại với con Vàng, bán con vàng, đối thoại với ông giáo, xin Binh Tư bả chó, tự tử.

* Miêu tả và biểu cảm, đánh giá: là các yếu tố bổ trợ giúp cho truyện ngắn sinh động, hấp dẫn. Các yếu tố đó đan xen vào các yếu tố tự sự...

* Bố cục , lời văn, chi tiết:

- Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.

- Chi tiết bất ngờ, độc đáo.

III. Bài tập về nhà:

- Bài 1: Lập dàn bài thuyết minh các đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng” và “ Trong lòng mẹ”

- Học thuộc ghi nhớ SGK - 154.

- Chuẩn bị bài : Muốn làm thằng Cuội.

* Hướng dẫn về nhà:

- Đọc lại các truyện ngắn đã học và tìm đặc điểm riêng của từng văn bản: nhân vật, chi tiết, sự việc, ý nghĩa của truyện.

- Tìm hiểu về tản Đà qua cuốn “ Thi nhân Việt Nam”

************************************************