Giáo án Ngữ văn 8 Bài Chương trình địa phương (Phần Tiếng việt) mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Chương trình địa phương (Phần Tiếng việt) mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy

TIẾT 31.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hệ thống hoá từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương. Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích ruột thịt.

3. Thái độ:

- GD cho hs ý thức sử dụng từ ngữ địa phương đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.Có thái độ nghiêm túc đúng đắn đối với môn học.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, sách tham khảo,chuẩn kt kn.

2.HS: Chuẩn bị bài, sưu tầm từ ngữ địa phương, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập.

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Thế nào là tình thái từ? Các loại tình thái từ? Cách sử dụng tình thái từ?

3. Bài mới :Trong hệ thống từ vựng tiếng việt từ địa phương rất đa dạng phong phú theo đặc trưng vùng miền . Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu hệ thống các từ ngữ địa phương chỉ ng thân thích ruột thịt của từng địa phương , từ đó các em thêm hiểu về phong tục tập quán, sắc thái địa phương theo từng vùng miền khác nhau trên đất nước ta.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương :

- yêu cầu học sinh kẻ lại bảng theo mẫu sgk /91 vào vở

- yêu cầu thảo luận nhómbài tập 1(5')

Bài 1/90

- Từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương

TT

Từ ngữ toàn dân

Từ ngữ đựơc dùng ở địa phương

1

Cha

Ba, bố, tía, ...

2

Mẹ

Bầm, mẹ, u, má, mế

3

ông nội

ông, nội

4

Bà nội

Nội

5

ông ngoại

ông ngoại, ngoại

6

Bà ngoại

Vãi, bà ngoại

7

Bác (anh trai của cha)

8

Bác (vợ anh trai của cha)

9

Chú (em trai của cha)

Chú

10

Thím (Vợ em trai của cha)

thím

11

Bác (chị gái của cha)

Bác, bá (cùng huyết thống)

12

Bác (chồng chị gái của cha)

Bác (không cùng huyết thống)

13

Cô(em gái của cha)

14

Chú (chồng em gái của cha)

Chú, (dượng.,rể)

15

Bác(anh trai của mẹ)

Bác

16

Bác (vợ anh trai của mẹ)

Bá , bác (không cùng huyết thống)

17

Cậu (em trai của mẹ)

Cậu

18

Mợ (vợ em trai của mẹ)

Mợ

19

Bác (chị gái của mẹ)

Bác gái, bá.

20

Bác (chồng chị gái của mẹ)

Bác (rể, dượng)

21

Dì (em gái của mẹ)

22

Chú (chồng em gái của mẹ)

Chú (rể, dượng).

23

Anh trai

anh

24

chị dâu (vợ anh trai)

chị dâu

25

Em trai

Em trai (em cậu)

26

Em dâu (vợ em trai)

Em dâu(em mợ)

27

chị gái

chị gái

28

Anh rể (chồng chị gái)

Anh rể

29

Em gái

Em gái (em dì)

30

Em rể (chồng của em gái)

Em rể

31

con

Con

32

Con dâu

Con dâu

33

Con rể (chồng của con gái)

Con rể

34

Cháu(con của con)

Cháu(cháu nội,cháu ngoại)

       

HĐ2. HDHS sưu tầm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác:

- Y/c hs tìm các bài thơ có sử dụng từ ngữ địa phương: “Bầm ơi”- Tố Hữu

Bà má Hậu Giang- Tố Hữu…

- Mẹ Suốt của Tố Hữu:

Toàn dân

Địa phương

Cha

Ba, tía, bọ, cậu

mẹ

Má, mợ, u, bầm, mế

Bác gái

Bà ngoại

Bà vãi

Ông ngoại

Ông vãi...

Bài 2/92

Bài 3/92

Bầm ơi! có rét không bầm

Hiu hiu gió núi lâm thâm mưa rào

Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non.

Mạ non bầm cấy mấy đon.

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

- Gan chi gan rứa mẹ nờ

Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai

Chẳng bằng con gáu con trai

Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn bắn sớm trưa

Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…

4. Củng cố,luyện tập:

H: Em nhận xét ntn việc sử dụng từ ngữ địa phương ở địa phương mình?

H: Nêu những tình huống không nên sử dụng từ ngữ địa phương?

5.Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài,chuẩn bị : Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Chương trình địa phương (Phần Tiếng việt) mới nhất – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 31: Tiếng Việt

Chương trình địa phương

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu được các từ ngữ quan hệ ruột thịt thân thiết được dùng ở địa phương.

- Bước đầu so sánh các từ ngữ trên với các từ ngữ trong ngôn ngữ toàn dân để rõ từ ngữ nào dùng với từ ngữ toàn dân.

II. Chuẩn bị:

1.Thầy: Giáo án, bảng phụ.

2.Trò: Phiếu học tập.

III. Các hoạt động:

*Giới thiệu:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1: GV cho HS ôn lại kiến thức về từ địa phương và từ toàn dân.

*Hoạt động 2: GV chia nhóm mỗi tổ 1 nhóm thảo luận điền vào bảng điều tra.

H: Cuối bảng điều tra cần rút ra những từ ngữ không trùng với từ ngữ toàn dân?

- HS nhắc lại khái niệm từ địa phương, từ toàn dân để phân biệt.

- HS thảo luận theo tổ thời gian 15 phút

- HS điền vào bảng.

 

Bảng điều tra

STT

Từ toàn dân

Từ địa phương

1

Cha

Bố, ba, tía, đẻ, thầy, cậu

2

Mẹ

Đẻ, bu, má, u, bầm, mạ, mế, bủ

3

Ông nội

Nội

4

Bà nội

Nội

5

Ông ngoại

Ông cậu

6

Bà ngoại

Bà cậu

7

Bác (Anh của cha)

Bác trai

8

Bác (Vợ anh của cha)

Bác gái

9

Chú (Em trai của cha)

Chú

10

Thím (Vợ em của cha)

Thím

11

Bác (Chị của cha)

Bác, cô

12

Bác (Chồng chị của cha)

Bác rể

13

Bác (Anh của mẹ)

Bác

14

Bác (Vợ anh của mẹ)

15

Cậu (Em trai của mẹ)

Bác trai.

16

Mợ (Vợ em trai của mẹ).

Bác gái.

17

Dì (Chị, em của mẹ).

Cô, bác, bá.

18

Dượng (Chồng chị của mẹ).

Bác dượng.

19

Dượng (Chồng em gái mẹ).

Chú dượng.

20

Anh trai

Bác.

21

Chị dâu (Vợ của anh trai).

Bác, chị.

22

Em trai

Chú, em trai

23

Em dâu

Cô, thím.

24

Chị gái

Bác, bá.

25

Anh rể

Bác, rể.

26

Em gái

Dì, cô.

27

Em rể

Chú.

28

Con

Con.

29

Con dâu

Con dâu, dâu.

30

Con rể

Con rể, rể.

31

Cháu

Cháu

32

Vợ

Bà nhà, bà xã, nhà tôi.

33

Chồng

Ông nhà, ông xã, anh ấy.

4. Đánh giá kết quả học tập:

H: Tìm những câu văn câu thơ ca dao có sử dụng từ địa phương. Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng?

5. Hoạt động nối tiếp:

- Chuẩn bị bài “nói quá”.