Giáo án Ngữ văn 8 Bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy

TIẾT 50.

DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu đc công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

- Biết sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

3. Thái độ:

- Có ý thức đặt dấu câu, sử dụng đúng dấu câu trong tạo lập văn bản.

- Có thái độ yêu thích môn học, nghiêm túc học tập.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, nghiên cứubài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo...

2. HS: Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ:

H: Giữa các vế câu ghép thường có quan hệ ý nghĩa nào nào? Đặt câu cho từng kiểu quan hệ?

- Quan hệ: điều kiện- giả thiết; nguyên nhân, bổ sung, tăng tiến, lưa chọn, tiếp nối, đồng thời, giải thích, tương phản...

3. Bài mới:

Khi ta đặt câu ta phải sử dụng các loại dấu câu cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm có tác dụng gì trong câu. chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu dấu ngoặc đơn:

- Gọi hs đọc bài tập sgk:

H: “Những người bản xứ” chỉ đối tượng nào trong câu?

- Chỉ : “Những người bản xứ”giải thích rõ nghĩa cho ta hiểu họ là ai.

H: Cụm từ dùng để giải thích đó được đặt trong dấu ngoặc đơn.Vậy dấu ngoặc đơn có công dụng gì trong câu?

- Phần a: đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ ngụ ý chỉ ai, ngoài ra còn có tác dụng nhấn mạnh.

H: Trong ý b cụm từ trong dấu ngoặc đơn có nhiệm vụ gì?

- Thuyết minh về con ba khía.

H: Vậy dấu ngoặc đơn trong ví dụ b có tác dụng gì?

- Phần b: Dùng đánh dấu phần thuyết minh về một loài đọng vật mà tên của nó - Ba khía- được dùng để gọi một con kênh.

H: Trong ví dụ c từ Tứ Xuyên và các chữ số trong ngoặccó vai trò gì?

- Phần c: dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về tác giả,quê tác giả.

H: Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích có thay đổi không?

- Không thay đổi nhưng sẽ không rõ nghĩa bằng có phần đó.

H: Vậy dấu ngoặc đơn có công dụng gì?

- Y/ c học sinh đọc ghi nhớ sgk.

H: Đặt một câu có dùng dấu ngoặc đơn?

- Lúc nhỏ, Nguyễn Sinh cung (Bác Hồ thủa bé) đã có thời gian sống cùng cha tại Huế.

HĐ2.HDHS tìm hiểu dấu hai chấm:

- Đọc ví dụ trên bảng phụ.

H:Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ?

H:Qua ví dụ trên em hãy nêu công dụng của dấu hai chấm?

- Báo trươc lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại, phần giải thích, thuyết minh trước đó.

- Rút ra ghi nhớ

- Đọc ghi nhớ (2) SGK/135.

HĐ3.HDHS luyện tập:

- GV: Hướng dẫnvà phát phiếu học tập cho học sinh.

Học sinh: làm bài.

GV: Bổ sung.

- Đọc bài tập 2, nêu yêu cầu.

- HS làm bài.

- Gọi hai học sinh chữa.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét , bổ sung.

- Đọc bài 3- nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài. Gọi 1,2 em nêu kết quả.

- HS và GV nhận xét, bổ sung.

- Đọc bài 4, xác định yêu cầu, làm bài.

- Gọi một HS giải.

- HS và GV nhận xét, bổ sung.

-GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 5

- Gv hướng dẫn hs viết đoạn văn ở bài tập 6.

- y/c học sinh đọc đoạn văn.

- GV- HS nhận xét và bổ sung.

I. Dấu ngoặc đơn:

1. Bài tập/ 134 .

a. Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần giải thích.

b. Đánh dấu phần thuyết minh.

c. Đánh dấu phần bổ sung thêm: thông tin về năm sinh, năm mất của tác giả, cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào.

* Nhận xét:

->Dấu ngoặc đơn: đánh dấu phần chú thích, giải thích, thuyết minh, bổ sung.

2.Ghi nhớ(1)(SGK/134).

II. Dấu hai chấm:

1. Bài tập/ 135:

* Nhận xét.

- Dấu hai chấm dùng để:

a, Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.

b, Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.

c, đánh dấu (báo trước) phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả.

2. Ghi nhớ (2)sgk/ 135

III. Luyện tập:

1. Bài 1: Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn.

a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ : tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư.

b. Đánh dấu phần thuyết minh giúp người đọc hiểu rõ trong 2900m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.

c. Vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung.

- Vị trí 2: đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ các phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì.

2. Bài 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm.

a. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý : Họ thách nặng quá ở phí trước.

b. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Choắt nói với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.

e. Đánh dấu ( báo trước) phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào.

3. Bài 3:

Có thể bỏ dấu hai chấm được không? Vì sao?

- Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng đánh dấu(báo trước) phần giải thích cho ý vì sao tiếng Việt đẹp.

- Có thể bỏ dấu hai chấm nhưng nghĩa của phần sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.

4. Bài 4:

- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì nghĩa của câu cơ bản không thay đổi.Nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng đi kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này được đặt sau dấu hai chấm.

5. Bài 5:

- Viết như vậy là sai vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp.

- Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu- phần chú thích có thể là bộ phậncủa câu nhưng cũng có thể là một hoặc nhiều câu.

6. Bài 6:Viết đoạn văn:

Sự gia tăng dân số đang là vấn đề cấp bách hiện nay ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để giảm thiểu sự gia tăng dân số trước hết phải thay đổi nhận thức của người dân bằng việc tuyên trền kế hoạch hoá gia đình, làm sao để họ nhận thấy rằng: Dân số tăng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và làm hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội vì nhận thức của người dân về vấn đề này còn rất hạn chế ( ít học, lạc hậu, quan niệm sinh con nối dõi còn nặng nề trong nhận thức của người dân)

4. Củng cố , luyện tập:

H: Dấu ngoặc đơn có công dụng gì? Dấu hai chấm có công dụng gì?

5.Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.

- Chuẩn bị: “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”-trả lời câu hỏi SGK.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 50

DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng câu chính xác.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện vốn ngữ pháp và vận dụng vào việc nói, viết.

4. Hình thành năng lực: HS có năng lực dùng dấu câu chính xác.

II. Chuẩn bị:

- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.

- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu:Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

Bài trước các em đã được học các mối quan hệ giữa các vế câu ghép. Bài học này các em sẽ được tìm hiểu công dụng của các dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, công dụng của dấu ngặc đơn và dấu hai chấm.

*HD TH công dụng của dấu ngoặc đơn (15’):

- HS đọc BT. Thảo luận nhóm: Tìm công dụng của dấu ngoặc đơn trong các VD em vừa đọc.

- Đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét, sửa chữa và cho ghi.

? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không? Vì sao?

? Vậy em kết luận NTN về công dụng của dấu ngoặc đơn?

- HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý chính và cho HS làm BT 1 luyện tập để củng cố phần này.

1. BT 1: a. Đánh dấu phần giải thích; b. Đánh dấu phần thuyết minh; c. Đánh dấu phần bổ sung thêm.

*HD TH công dụng của dấu hai chấm (14’):

- HS đọc VD a, b, c

? Thảo luận nhóm: Tìm công dụng của dấu hai chấm trong các VD em vừa đọc.

? Hãy tìm thêm một số VD trong các VB đã học có dùng dấu hai chấm và chỉ ra công dụng của nó.

? Qua các VD trên, em kết luận NTN?

I. Dấu ngoặc đơn:

1. Xét các đoạn trích a, b, c – SGK:

Dấu ngoặc đơn dùng để:

- Đánh dấu phần chú thích trong câu. – VD a

- Đánh dấu phần thuyết minh trong câu. – VD b

- Đánh dấu phần bổ sung thêmtrong câu. – VD c

b. Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi.

2. Kết luận: (Ghi nhớ - SGK – Trang 134).

II. Dấu hai chấm:

1. Xét các VD a, b, c – SGK: Dấu hai chấm dùng để:

- Đánh dấu lời đối thoại trực tiếp.

- Đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp.

- Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.

2. Kết luận: (Ghi nhớ – SGK/ 135).

*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (15’):

Mục tiêu: HS vận dụng được lí thuyết vừa học để làm BT có chất lượng.

- HS làm BT rồi trình bày;

- HS khác nhận xét; GV nhận xét, chốt ý.

BT 3: Bỏ dấu hai chấm được nhưng phần sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh.

BT 4: - Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được nhưng phần trong dấu ngoặc đơn trở thành phần kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản như khi phần này đặt sau dấu hai chấm.

- Nếu viết lại “Phong Nha gồm: Động khô và Động nước” không thể thay dấu hai chấm bằng bằng dấu ngoặc đơn vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể coi làphần chú thích.

III. Luyện tập:

BT 2:

a. Đánh dấu báo trước phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.

b. Đánh dấu phần đối thoại giữa Dế Choắt với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung Dế Choắt nói với Dế Mèn.

c. Đánh dấu báo trước phân thuyết minh cho ý “đủ màu”.

****************************************