Giáo án Ngữ văn 8 Bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 120. LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐTỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Học sinh hệ thống được các kiến thức đã học về văn nghị luận.
-Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả và miêu tả
2. Kĩ năng:
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.
- Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnhvà mục đích giao tiếp.
3.Thái độ:
- GD cho hs ý thức lựa chọn trật tự từ trong giao tiếp và trong viết văn.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).
2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:Sĩ số
2.Kiểm trađầu giờ:
H: Nêu các tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
3. Bài mới:
Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò làm sáng tỏ luận điểm làm cho bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục . Bài học hôm nay chúng ta cùng luyện tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn nghị luận.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHSCHUẨN BỊ: - Gọi hs đọc đề bài sgk GV hướng dẫn hs lập dàn ý. - Yêu cầu hs lạp dàn bài theo hướng dẫn. HĐ2. HDHS LUYỆN TẬP: - GV hướng dẫn hs phân tích đề. - GV yêu cầu học sinh lựa chọn luận điểm sẽ đưa vào bài văn và sắp xép cho hợp lí. - GV hướng dẫn hs sắp xếp luận điểm. H: Chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận. - GV hướng dẫn hs viết đoạn văn nghị luận. - GV gọi hs đọc đoạn văn - Gv sửa chữa. |
I. Chuẩn bị : Đề bài: “ Trang phục và văn hoá” Hãy lập dàn ý chi tiết,Tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnhvà những câu chuyện mà em đã tích luỹ đượcxung quanh vấn đề trang phụctrong thực tế đời sốngở nhà trường và ngoài xã hội. 1. Mở bài: - Giới thiệu về trang phục hợp văn hoá. 2. Thân bài: - Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp vói truyền thống văn hoá của dân tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh sống . - Tuy nhiên, cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không còn giản dị, lành mạnh như trước. - Việc chạy theo mốt có nhiều tác hại - Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ trở thành sành điệu. - Vì vậy ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh mới là trang phục đẹp. 3. Kết bài: - Khẳng định trang phục gắn liền với văn hoá. II. Luyện tập: 1. Định hướng làm bài: 2. Xác lập luận điểm: a-1: Gần đây...k còn giản dị lành mạnh như trước. c-2:Các bạn lầm tưởng rằng...văn minh, sành điệu. e-3: Việc ăn mặc phải phù hợp...và hoàn cảnh sống. b- 4: Việc chạy theo các mốt...ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập... Bổ sung:Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc của mình cho phù hợp, lành mạnh và đúng đắn. -> Bỏ luận điểmd. 3. Sắp xếp luận điểm: a-1; c-2; e-3; b- 4. 4. Vận dụng: - Yếu tố tự sự và miêu tả làm cho luận cứ trong bài văn đc rõ ràng. Dùng làm luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm. 5. Viết đoạn văn nghị luận: Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. Bộ đồng phục áo dài truyền thống của các bạn nữ duyên dáng, thướt tha, kín đáo là thế vậy mà bây giờ ra sao ? các bạn may bằng thứ vải trong suốt, chỉ lót ở phần ngực còn phần hông mỏng tang chỉ một lớp vải. Chiếc quần áo dài ống rộng, ôm kín từ eo lưng xuống đã đc các bạn thay thế bằng chiếc quần ống túm may kiểu quần tây chật cứng lưng sệ. Lúc mặc, cả phần hông và eo phô ra, có bạn vcòn để lòi cat rốn sau lớp vải mỏng. đấy à trong giờ học. Còn trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá thì sao? Đơn cử như trong diễn văn nghệ vừa rồi . Các bạn nữ phô chân dàibằng những chiếc quần Sooc không thể ngắn hơn, mà người ta thường thấy trên bãi biển. Các bạn nam diện những chiếc áo phông với những màu sắc chói lóa, với những h/ả loè loẹt, với những hàng chữ nước ngoài nghiêng ngả,...Và các bạn cho rằng như thế là“văn minh”, “ sành điệu” chăng? |
4. Củng cố , luyện tập:
H: Nhắc lại vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận.
5.Hướng dẫn HS học ở nhà: học bài cũ, chuẩn bị: “Chương trình địa phương phần văn” (Làm các bài tập sgk- trả lời câu hỏi)
Giáo án Ngữ văn 8 Bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 124: LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ
VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn nghị luận.
- xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.
- Biết chọn các yếu tố tự sự, miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.
- Biết đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một bài văn nghị luận có độ dài 450 chữ.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài nghị luận.
II. TRỌNG TÂM
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận
- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tatrong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Biết chọn các yếu tố tự sự, miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.
3. Thái độ.
- Có ý thức sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài nghị luận cho bài viết thêm sinh động, giàu sức thuyết phục.
4. Những năng lực học sinh cần phát triển
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
III. CHUẨN BỊ.
1. Thầy:
- Phương pháp:
+Vấn đáp, thuyết trình, dạy học dự án.
+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
- Đồ dùng:
+ Tài liệu, giáo án, bài giảng điện tử.
2. Trò:
-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):
Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.
Bước 2. Kiểm tra bài cũ (2')
H: Nêu tác dụng của các yếu tố tự sự , miêu tả trong bài văn nghị luận? Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý gì?
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động (1')
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Kĩ thuật : động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT |
GV dẫn dắt vào bài: |
- Nghe, định hướng vào bài |
* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (18')
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát
- Kĩ thuật: động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
GHI CHÚ |
GV: Gọi HS đọc đề bài (SGK) H: Yêu cầu của đề bài H: Gặp đề bài như vậy em sẽ làm như thế nào? H: Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số những luận điểm (SGK) H: Cần sắp xếp các luận điểm đã chọn lựa (Có thể bổ xung nếu cần) theo một hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch, hợp lý chặc chẽ, thuyết phục được người đọc (người nghe) H: Dựa vào hệ thống luận điểm lập dàn bài cho đề văn trên ? H: Em thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao?, nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong 2 đoạn văn nghị luận (SGK) H: Các yếu tố tự sự và miêu tả trong 2 đoạn văn này nhằm minh hoạ cho luận điểm nào? H: Hãy đưa yếu tố miêu tả vào luận điểm a ? H: Trong các yếu tố đó, có yếu tố nào không phù hợp với luận điểm hoặc không thực sự xuất phát từ yêu cầu của việc bàn luận hay không? GV: Cho HS đọc thầm đoạn văn b H:Việc đưa câu chuyện ông Giuốc –đanh vào đoạn văn có ý nghĩa gì? H: Từ việc xem xét các câu văn trên, em học tập được những gì và rút được những kinh nghiệm gì về việc đưa yếu tố miêu tả, tự sự vào trong văn nghị luận? |
- 1 HS đọc - HS nêu yêu cầu đề bài. - HS trả lời cá nhân - HS khác nhận xét bổ sung. - HS xác lập luận điểm - HS khác nhận xét bổ sung. - HS sắp xếp luận điểm. - HS khác nhận xét bổ sung. - HS lập dàn bài chi tiết. - HS khác nhận xét bổ sung. - HS trả lời cá nhân - HS khác nhận xét bổ sung. - HS trả lời cá nhân - HS thảo luận theo nhóm bàn. - HS nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS đọc - HS trả lời cá nhân - HS khác nhận xét bổ sung. - Khái quát |
I. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP * Đề bài : ‘‘Trang phục và văn hoá’’. Hãy lập dàn bài chi tiết. * Tìm hiểu đề: - Đề văn này yêu cầu nghị luận một vấn đề rộng lớn , phức tạp , mang tính xã hội, nên giới hạn không có. - Cụ thể hóa vấn đề bằng một tình huống cụ thể có liên quan đến nội dung đề : “Một số bạn ... đúng đắn hơn” 1. Xác lập luận điểm - a,b,c,e, - Luận điểm (d) không phù hợp với yêu cầu của đề bài 2. Sắp xếp luận điểm + a + c + e + b -> Bổ sung : Kết luận: các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn. * Lập dàn bài: + MB : giới thiệu vấn đề + TB: - Cách ăn mặc của một số bạn thay đổi - Các bạn lầm tưởng như vậy là sành điệu , văn minh - Các bạn không biết rằng ăn mặc phải phù hợp với thời đại, truyền thống văn hóa, lứa tuổi - Ăn mặc theo mốt gây tốn kém , mất thời gian , học tập không tiến bộ - Phải thay đổi trang phục cho lành mạnh + KB : Khẳng định vấn đề 3. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả: * Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể , sinh động hơn, thuyết phục hơn. *Luận điểm : Cách ăn mặc của một số bạn thay đổi - Đưa yếu tố miêu tả vào luận điểm a + Miêu tả cách ăn mặc không phù hợp của một số bạn hiện nay + Có hình ảnh “một bạn quên học dán mắt vào màn hình vi tính” là không phù hợp. ->Làm cho luận điểm rõ ràng hơn, khẳng định rằng không phải ăn mặc sang trọng là đẹp là sành điệu. - Đưa yếu tố tự sự vào luận điểm b => Lựa chọn yếu tố tự sự và miêu tả cho phù hợp với luận điểm, luận cứ diễn đạt điều cần miêu tả, tự sự 1 cách rõ ràng mạch lạc hợp lí. |
* Hoạt động 3:Luyện tập (20')
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
- Kĩ thuật: động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
GHI CHÚ |
H: Vận dụng tương tự, em hãy đưa yếu tố tự sự vào đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm b? H: Hãy trình bày một trong các luận điểm trên thành một đoạn văn, chú ý đưa yếu tố miêu tả, tự sự . GV :Yêu cầu học sinh viết đoạn văn có dùng yếu tố miêu tả. Gọi HS đọc bài, nhận xét GV : tổng kết chỉ ra ưu điểm, nhược điểm mà lớp đã làm , những kinh nghiệm rút ra |
- HS viết đoạn văn trình bày trước lớp. |
4. Viết đoạn văn trình bày Luận điểm |
* Hoạt động 4:Vận dụng (2')
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
- Kĩ thuật: động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
GHI CHÚ |
Về nhà tiếp tục viết đoạn văn có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả. |
- Thực hiện ở nhà |
* Hoạt động 5:Tìm tòi, mở rộng (1')
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
- Kĩ thuật: động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
GHI CHÚ |
H:Tìm đọc những đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự, miêu tả để tham khảo. |
- Thực hiện ở nhà |
Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')
* Bài cũ:
- Hoàn thành bài tập VBT.
- Luyện tập viết đoạn văn có yếu tố tự sự, miêu tả.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt học kì II.
- Lập bảng thống kê các đơn vị kiến thức đã học trong học kì II.
**************************************