Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước \(2,0 \times 3,0 \times 1,5\left( m \right)\). Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là \(\rho = 2750kg/{m^3}\)
Thể tích của hình hộp chữ nhật là: \(V = 2{\rm{x}}3{\rm{x1,5 = 9}}\left( {{m^3}} \right)\)
Áp dụng công thức tính khối lượng riêng: \(\rho = \dfrac{m}{V}\)
ta có khối lượng của khối đá đó là: \(m = \rho .V = 2750.9 = 24750\left( {kg} \right)\)
Thả một vật không thấm nước vào nước thì 3/5 thể tích của nó bị chìm. Hỏi khi thả vào trong dầu thì bao nhiêu phần thể tích của vật sẽ bị chìm? Cho khối lượng riêng của dầu và nước lần lượt là 800 kg/m3 và 1000 kg/m3.
Gọi V là thể tích của vật; \({V_{cn}}\) là phần thể tích vật bị chìm trong nước; \({V_{cd}}\) là phần thể tích vật bị chìm trong dầu.
Có một vật làm bằng kim loại, khi treo vật đó vào một lực kế và nhúng chìm trong một bình tràn đựng nước thì lực kế chỉ 8,5 N đồng thời lượng nước tràn ra có thể tích 0,5 lít. Hỏi vật đó có khối lượng là bao nhiêu và làm bằng chất gì? Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.
Ta có thể tích nước tràn ra ngoài đúng bằng thể tích vật chiếm chỗ và bằng: \(V = 0,5l = 0,5{\rm{d}}{m^3} = {5.10^{ - 4}}{m^3}\)
Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Archimedes.
Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật là: \({F_A} = {\rho _n}Vg = {1000.5.10^{ - 4}}.10 = 5N\)
Trọng lượng của vật: \(P = F + {F_A} = 8,5 + 5 = 13,5N\)
Khối lượng của vật là: \(m = \dfrac{P}{{10}} = 1,35kg\)
Khối lượng riêng của vật: \(\rho = \dfrac{m}{V} = \dfrac{{1,35}}{{{{5.10}^{ - 4}}}} = 2700\left( {kg/{m^3}} \right)\)
vật đó là nhôm
Một vật có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 20 x 10 x 5 cm đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết khối lượng riêng của chất làm vật \(\rho {\rm{ = }}1840\left( {kg/{m^3}} \right)\). Áp suất nhỏ nhất khi vật đó tác dụng lên mặt bàn là:
Thể tích của vật là: \(V = 20.20.5 = 1000c{m^3} = {10^{ - 3}}{m^3}\)
Trọng lượng của vật là: \(P = mg = \rho Vg = {1840.10^{ - 3}}.10 = 18,4N\)
Mặt bàn nằm ngang nên áp lực đúng bằng trọng lượng của vật:\(F = P = 18,4N\)
Ta có khi diện tích tiếp xúc là lớn nhất thì áp suất tác dụng lên bàn là nhỏ nhất
Diện tích mặt tiếp xúc lớn nhất giữa vật với mặt bàn: \(S = 20.10 = 200c{m^2} = {2.10^{ - 2}}{m^2}\)
Áp suất nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn: \(p = \dfrac{F}{{{S_1}}} = \dfrac{{18,4}}{{{{2.10}^{ - 2}}}} = 920Pa\)
Câu nào sau đây chỉ nói về chất lỏng là đúng?
Tại một điểm trong lòng chất lỏng, áp suất tác dụng theo mọi phương và có giá trị như nhau.
Một bình trụ đế nằm ngang diện tích \(50c{m^2}\) chứa 1 lít nước, biết \({\rho _{{H_2}O}} = 1000kg/{m^3}\). Độ chênh lệch ấp suất giữa đáy bình và mặt thoáng của nước là bao nhiêu?
Độ cao của cột nước trong bình là: \(h = \dfrac{V}{S} = \dfrac{{0,001}}{{{{50.10}^{ - 4}}}} = 0,2\left( m \right)\)
Áp dụng phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên ta có độ chênh lệch áp suất suất giữa đáy bình và mặt thoáng của nước là:
\(\Delta p = \rho g\Delta h = 1000.9,8.0,2 = 1960\left( {Pa} \right)\)