Một hình trụ có diện tích xung quanh là 4π, thiết diện qua trục là một hình vuông. Một mặt phẳng (α) song song với trục, cắt hình trụ theo thiết diện ABB′A′, biết một cạnh của thiết diện là một dây của đường tròn đáy của hình trụ và căng một cung 1200. Diện tích của thiết diện ABB′A′ bằng:
Gọi bán kính đáy và chiều cao của hình trụ lần lượt là r,h.
Theo bài ra ta có: Sxq=4π⇔2πrh=4π⇔rh=2.
Xét tam giác OAB có OA=OB=r, ∠AOB=1200.
Áp dụng định lí Côsin rong tam giác ta có:
AB2=OA2+OB2−2.OA.OB.cos∠AOBAB2=r2+r2−2r2.−12AB2=3r2⇒AB=r√3
⇒SABB′A′=AB.BB′=r√3.h=√3rh=2√3.
Tính thể tích V của khối trụ có chu vi đáy là 2π, chiều cao là √2?
Bán kính đường tròn đáy của khối trụ đã cho là: R=C2π=2π2π=1.
⇒ Thể tích của khối trụ đã cho là: V=πR2h=π.12.√2=√2π.
Cho hình chữ nhật ABCD có AB=4 và AD=3. Thể tích của khối trụ được tạo thành khi quay hình chữ nhật ABCD quanh cạnh AB bằng
Khi quay hình chữ nhật ABCD quanh cạnh AB ta được khối trụ có chiều cao h=AB=4, bán kính đáy r=AD=3.
Vậy thể tích khối trụ là V=πr2h=π.32.4=36π.
Thiết diện của hình trụ và mặt phẳng chứa trục của hình trụ là hình chữ nhật có chu vi là 12cm. Giá trị lớn nhất của thể tích khối trụ là
Gọi bán kính đáy và chiều cao của hình trụ lần lượt là r và h(r,h>0)
Thiết diện là hình chữ nhật ABCD có chu vi 2(AB+BC)=2.(h+2r)
Theo giả thiết ta có 2(h+2r)=12⇔h+2r=6⇒h=6−2r(r<3)
Thể tích khối trụ V=πr2h=πr2.(6−2r)=πr.r.(6−2r)
Áp dụng BĐT Cô-si cho 3 số r;r;6−2r ta được
r+r+6−2r≥33√r.r(6−2r)⇔3√r.r(6−2r)≤2⇔r2(6−2r)≤8⇔πr2(6−2r)≤8π
Hay V≤8π . Dấu = xảy ra khi r=6−2r⇔r=2(TM)
Vậy giá trị lớn nhất của khối trụ là V=8π.
Trong không gian, cho hình chữ nhật ABCD, AB=a, AC=2a. Khi quay hình chữ nhật ABCD quanh cạnh AD thì đường gấp khúc ABCD tạo thành một hình trụ. Diện tích xung quanh của hình trụ đó bằng:
Quay hình chữ nhật ABCD quanh cạnh AD ta được hình trụ có bán kính là r=AB=a và chiều cao là h=BC=√AC2−AB2=√4a2−a2=a√3.
Vây diện tích xung quanh hình trụ:S=2πrh=2πa.a√3=2√3πa2.
Cho hình trụ có thiết diện qua trục là hình vuông có cạnh bằng 2a. Thể tích của khối trụ giới hạn bởi hình trụ đã cho bằng:
Hình trụ có thiết diện qua trục là hình vuông có cạnh bằng 2a nên có chiều cao h=2a và bán kính đáy r=a . Vậy thể tích khối trụ là V=πr2h=π.a2.a=2πa3.
Khối trụ tròn xoay có thể tích bằng 144π và bán kính đáy bằng 6. Đường sinh của khối trụ bằng:
Ta có V=πr2h⇔144π=π.62.h⇔h=4.
Vậy đường sinh của khối trụ bằng 4.
Đề thi THPT QG – 2021 lần 1– mã 104
Cho khối trụ có bán kính đáy r=5 và chiều cao h=3. Thể tích của khối trụ đã cho bằng
Ta có: V=πr2h=π.52.3=75π
Đề thi THPT QG - 2021 - mã 101
Cho khối trụ có bán kính đáy r=6 và chiều cao h=3. Thể tích của khối trụ đã cho bằng
V=πr2h=π.62.3=108π.
Cho hình chữ nhật ABCD có AB=2BC=2a. Tính thể tích khối tròn xoay khi quay hình phẳng ABCD quanh trục AB.
Bước 1: Tính r và h theo a
Vì khối tròn xoay khi quay hình phẳng ABCD quanh trục AB nên độ dài đường cao là độ dài trục:
h=AB=2a.
Bán kính trụ: r=BC=a.
Bước 2: Tính V theo a
Thể tích khối trụ là V=πr2h=π⋅a2⋅2a=2πa3.
Cho hình lập phương ABCD.A′B′C′D′ có cạnh bằng a. Diện tích xung quanh của hình trụ có đáy là hai hình tròn ngoại tiếp hai hình vuông ABCD và A′B′C′D′ là:
Ta có hình hộp ABCD.A′B′C′D′ có các cạnh bằng a
⇒AA′=a là đường sinh của hình trụ.
Bán kính đáy của hình trụ là R=AC2=a√22.
⇒ Diện tích xung quanh của hình trụ là:
Sxq=2πRl=2π.a√22.a=√2πa2.
Đề thi THPT QG 2020 – mã đề 104
Cho hình trụ có bán 7 và độ dài đường sinh l=3. Diện tích xung quanh của hình trụ đã cho bằng
Diện tích xung quanh của hình trụ đã cho là: Sxq=2πrl=2π.7.3=42π.
Đề thi THPT QG - 2021 - mã 102
Cho khối trụ có bán kính đáy r=4 và chiều cao h=3. Thể tích của khối trụ đã cho bằng
Ta có: V=π.42.3=48π
Một khối trụ có bán kính đáy bằng 2, chiều cao bằng 3. Tính thể tích V của khối trụ.
Ta có: V=πR2h=π.22.3=12π.
Công thức tính diện tích xung quanh hình trụ có bán kính đáy r và chiều cao h là:
Công thức tính diện tích xung quanh hình trụ: Sxq=2πrh.
Hình trụ có bán kính đáy r=2cm và chiều cao h=5cm có diện tích xung quanh:
Ta có: Sxq=2πrh=2π.2.5=20πcm2
Công thức tính diện tích toàn phần hình trụ có bán kính r và chiều cao h là:
Công thức tính diện tích toàn phần hình trụ là: Stp=2πrh+2πr2.
Công thức nào sau đây không đúng khi tính diện tích toàn phần hình trụ?
Ta có: Stp=Sxq+2Sd=2πrh+2πr2=2πr(h+r)=Cd.(h+r)
Dó đó công thức ở đáp án D là sai.
Hình trụ có bán kính r=5cm và chiều cao h=3cm có diện tích toàn phần gần với số nào sau đây?
Ta có: Stp=2πrh+2πr2=2π.5.3+2π.52≈251,3cm2
Công thức tính thể tích khối trụ có bán kính r và chiều cao h là:
Công thức tính thể tích khối trụ là V=πr2h