Bạn Mai đọc một cuốn sách dày \(240\) trang trong \(3\) ngày. Ngày thứ nhất bạn đọc \(\dfrac{1}{3}\) tổng số trang sách. Ngày thứ hai bạn đọc được \(40\% \) số trang sách còn lại.
Số trang bạn Mai đọc trong ngày thứ ba chiếm số phần trăm tổng số trang của cuốn sách là:
Sử dụng kết quả câu trên ngày thứ ba bạn Mai đọc được \(96\) trang.
Số trang bạn Mai đọc trong ngày thứ ba chiếm số phần trăm tổng số trang của cuốn sách là:
\(\dfrac{{96}}{{240}}.100\% = 40\% \)
Cho các khẳng định sau:
(1) Đường tròn \(\left( {0;8cm} \right)\) là đường tròn có đường kính bằng \(8cm.\)
(2) Tam giác \(HKM\) là hình tạo bởi \(3\) đoạn thẳng \(HK,KM,MH\) khi ba điểm \(H,K,M\) không thẳng hàng.
(3) \(\dfrac{{14}}{{19}}\) là phân số tối giản.
(4) Chiều dài của mảnh vườn là \(36m,\) trên bản đồ là \(0,36m\) thì tỉ lệ xích của bản đồ là \(\dfrac{1}{{1000}}.\)
(5) \(1,5\) và \(5,1\) là hai số nghịch đảo của nhau.
Trong \(5\) khẳng định trên, có bao nhiêu khẳng định sai?
+) Đường tròn \(\left( {0;8cm} \right)\) là đường tròn có bán kính bằng \(8cm\), đường kính bằng \(8.2 = 16cm\) \( \Rightarrow \) Khẳng định (1) sai.
+) Tam giác \(HKM\) là hình tạo bởi \(3\) đoạn thẳng \(HK,KM,MH\) khi ba điểm \(H,K,M\) không thẳng hàng \( \Rightarrow \) Khẳng định (2) đúng.
+) \(ƯCLN\left( {14,19} \right) = 1\) nên \(\dfrac{{14}}{{19}}\) là phân số tối giản \( \Rightarrow \) Khẳng định (3) đúng.
+) Chiều dài của mảnh vườn là \(36cm,\) trên bản đồ là \(0,36m\) thì tỉ lệ xích của bản đồ là \(\dfrac{{0,36}}{{36}} = \dfrac{1}{{100}}\) \( \Rightarrow \) Khẳng định (4) sai.
+) \(1,5.5,1 = 7,65 \ne 1\) \( \Rightarrow \) Khẳng định (5) sai.
Vậy có ba khẳng định sai.
Biết \(10 - |x - 1| = \dfrac{{ - 20}}{7}.\dfrac{7}{{ - 5}}\) , giá trị của \(x\) là:
\(\begin{array}{l}10 - |x - 1| = \dfrac{{ - 20}}{7}.\dfrac{7}{{ - 5}}\\10 - |x - 1| = 4\\|x - 1| = 10 - 4\\|x - 1| = 6\end{array}\)
+) TH1: \(x - 1 = 6\)
\(x = 6 + 1\)
\(x = 7\)
+) TH2: \(x - 1 = - 6\)
\(x = - 6 + 1\)
\(x = - 5\)
Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(Ox\) vẽ hai tia \(Oy\) và \(Oz\) sao cho \(\widehat {xOy} = {40^0},\widehat {xOz} = {80^0}\).
Số đo \(\widehat {yOz}\) bằng:
Vì trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(Ox\), \(\widehat {xOy} < \widehat {xOz}\,\left( {{{40}^o} < {{80}^o}} \right)\) nên tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox,\,Oz\).
Ta có: \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz}\)
\( \Rightarrow \widehat {yOz} = \widehat {xOz} - \widehat {xOy} = {80^o} - {40^o} = {40^o}.\)
Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(Ox\) vẽ hai tia \(Oy\) và \(Oz\) sao cho \(\widehat {xOy} = {40^0},\widehat {xOz} = {80^0}\).
Vẽ tia \(Ot\) là tia đối của tia \(Ox\). Số đo góc \(\widehat {yOt}\) là:
\(Ot\) là tia đối của tia \(Ox\) nên \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOt}\) là hai góc kề bù nên ta có:
\(\widehat {xOy} + \widehat {yOt} = {180^o}\)
\(\Rightarrow \widehat {yOt} = {180^o} - \widehat {xOy}\)\(\, = {180^o} - {40^o} = {140^o}\)
Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(Ox\) vẽ hai tia \(Oy\) và \(Oz\) sao cho \(\widehat {xOy} = {40^0},\widehat {xOz} = {80^0}\).
Vẽ tia \(Ot\) là tia đối của tia \(Ox\), đường tròn tâm \(O\) bán kính \(3cm\) cắt đường thẳng \(xt\) tại hai điểm \(M,N\). Trên tia \(Ox\) lấy điểm \(P\) sao cho \(OP = 4cm\) . Độ dài đoạn thẳng \(NP\) là:
TH1:
\(\left( {O;3cm} \right)\) cắt \(Ox\) tại \(M\)và cắt \(Ot\) tại \(N\).
Ta có \(P\) nằm trên \(Ox\), \(N\) nằm trên \(Ot\) mà \(Ox\) và \(Ot\) là hai tia đối nhau nên \(O\) nằm giữa hai điểm \(N\) và \(P.\)
Ta có: \(NP = NO + OP = 3 + 4 = 7\left( {cm} \right).\)
TH2:
\(\left( {O;3cm} \right)\) cắt \(Ox\) tại \(N\) và cắt \(Ot\) tại \(M.\)
Trên tia \(Ox\) ta có \(ON < OP\,\left( {3cm < 4cm} \right)\) nên \(N\) nằm giữa \(O\) và \(P.\)
Ta có: \(ON + NP = OP\)
\( \Rightarrow NP = OP - ON = 4 - 3 = 1\left( {cm} \right).\)
Cho biết \(M = \dfrac{{{7^{2013}} + 1}}{{{7^{2014}} + 1}}\) và \(N = \dfrac{{{7^{2014}} + 1}}{{{7^{2015}} + 1}}\). So sánh \(M\) và \(N\) khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng.
Ta có:
\(\begin{array}{l}7M = \dfrac{{7.\left( {{7^{2013}} + 1} \right)}}{{{7^{2014}} + 1}} = \dfrac{{{{7.7}^{2013}} + 7.1}}{{{7^{2014}} + 1}}\\ \,\,\,\,\,\,\,\,\,= \dfrac{{{7^{2014}} + 7}}{{{7^{2014}} + 1}} = \dfrac{{{7^{2014}} + 1 + 6}}{{{7^{2014}} + 1}} \\\,\,\,\,\,\,\,\,\,= \dfrac{{{7^{2014}} + 1}}{{{7^{2014}} + 1}} + \dfrac{6}{{{7^{2014}} + 1}} \\\,\,\,\,\,\,\,\,\,= 1 + \dfrac{6}{{{7^{2014}} + 1}}\end{array}\)
\(\begin{array}{l}7N = \dfrac{{7.\left( {{7^{2014}} + 1} \right)}}{{{7^{2015}} + 1}} = \dfrac{{{{7.7}^{2014}} + 7.1}}{{{7^{2015}} + 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{{7^{2015}} + 7}}{{{7^{2015}} + 1}}= \dfrac{{{7^{2015}} + 1 + 6}}{{{7^{2015}} + 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{{7^{2015}} + 1}}{{{7^{2015}} + 1}} + \dfrac{6}{{{7^{2015}} + 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 1 + \dfrac{6}{{{7^{2015}} + 1}}\end{array}\)
Vì \({7^{2015}} + 1 > {7^{2014}} + 1\) nên \(\dfrac{6}{{{7^{2014}} + 1}} > \dfrac{6}{{{7^{2015}} + 1}}\)
Do đó \(7M > 7N\) hay \(M > N.\)