Vẽ ^ABC=56o. Vẽ ^ABC′ kề bù với ^ABC. Sau đó vẽ tiếp ^C′BA′ kề bù với ^ABC′. Tính số đo ^C′BA′.

Vì góc ABC′ kề bù với góc ABC nên BC′ là tia đối của tia BC.
Vì góc C′BA′ kề bù với góc ABC′ nên BA′ là tia đối của tia BA.
Do đó, góc C′BA′ và góc ABC đối đỉnh.
⇒^C′BA′=^ABC=56o
Cho hình vẽ sau. Biết góc xOy′ đối đỉnh với góc x′Oy, biết ^xOy′=ˆO1=165o. Tính các góc đỉnh O (khác góc bẹt).

ˆO2=ˆO1=165o (tính chất hai góc đối đỉnh)
Góc O1 và góc O4 là hai góc kề bù
⇒ˆO1+ˆO4=180o
⇒ˆO4=180o−ˆO1
⇒ˆO4=180o−165o=15o
ˆO3=ˆO4=15o (hai góc đối đỉnh)
Vẽ góc xOy có số đo bằng 35∘. Vẽ góc x′Oy′ đối đỉnh với góc xOy. Viết tên các góc có số đo bằng 145o.
Vì hai đường thẳng xx′ và yy′ cắt nhau tại O nên Ox′ là tia đối của tia Ox;Oy′ là tia đối của tia Oy.
Suy ra ^xOy và ^x′Oy′ ; ^x′Oy và ^xOy′ là hai cặp góc đối đỉnh.
Do đó ^x′Oy′=^xOy=35∘ và ^x′Oy=^xOy′
Lại có ^xOy và ^x′Oy là hai góc ở vị trí kề bù nên ^xOy+^x′Oy=180∘⇒35∘+^x′Oy=180∘⇒^x′Oy=180∘−35∘
⇒^x′Oy=145∘
Vậy ^x′Oy′=^xOy=45∘ và ^x′Oy=^xOy′=145∘.
Hai góc có số đo bằng 145o là : ^xOy′;^x′Oy
Hai đường thẳng xy và x′y′ cắt nhau tại O. Biết ^xOx′=70o. Ot là tia phân giác của góc xOx’. Ot′ là tia đối của tia Ot. Tính số đo góc yOt′.

Vì Ot là tia phân giác của góc xOx′ nên
^xOt=^tOx′=12^xOx′=12.70o=35o
Vì Oy là tia đối của Ox,Ot′ là tia đối của Ot
⇒^yOt′=^xOt=35o (tính chất hai góc đối đỉnh).
Hai đường thẳng MN và PQ cắt nhau tại O, tạo thành góc MOP có số đo bằng 80o.
Chọn câu đúng.

^NOQ=^MOP=80o (tính chất hai góc đối đỉnh)
Vì góc MOP và PON là hai góc kề bù nên :
^MOP+^PON=180o⇒80o+^PON=180o ⇒^PON=180o−80o=100o
Khi đó ^MOQ=^PON=100o (tính chất hai góc đối đỉnh).
Hai đường thẳng MN và PQ cắt nhau tại O, tạo thành góc MOP có số đo bằng 80o.
Vẽ tia Ot là tia phân giác của góc MOP, Ot′ là tia đối của tia Ot. Chọn câu đúng.

Vì Ot là tia phân giác của góc MOP nên ^MOt=^tOP=12^MOP=12.80o=40o.
Vì Ot′ là tia đối của tia Ot, do đó :
^NOt′=^MOt=40o (hai góc đối đỉnh)
^t′OQ=^tOP=40o (hai góc đối đỉnh)
⇒^NOt′=^t′OQ
Mặt khác tia Ot′ nằm trong góc NOQ. Vậy Ot′ là tia phân giác của góc NOQ.
Cho đường thẳng AB và điểm O trên đường thẳng đó. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ hai tia OC và OD sao cho ^AOC=^BOD=50o. Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia OD, vẽ tia OE sao cho tia OA là tia phân giác của góc COE. Chọn câu đúng?
+ Hai góc AOC và BOD có: OA và OB là hai tia đối nhau, OD và OC không phải là hai tia đối nhau.
Vậy hai góc đó không phải là hai góc đối đỉnh.
+ Vì góc BOD và DOA là hai góc kề bù nên:
^BOD+^DOA=180O⇒50O+^DOA=180O⇒^DOA=180O−50O=130O
Tia OA là tia phân giác góc COE nên ^AOE=^AOC=50O.
Tia OD và tia OE thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ chứa tia OA nên tia OA nằm giữa hai tia OD và OE, ta có:
^DOA+^AOE=1300+500=1800
Suy ra OD và OE là hai tia đối nhau.
Hai góc BOD và AOE có hai cặp cạnh OB và OA,OD và OE là hai tia đối nhau nên là hai góc đối đỉnh.
Cho ^AOB=50∘ , tia OC là tia phân giác của ^AOB. Gọi OD là tia đối của tia OC. Trên nửa mặt phẳng bờ CD chứa tia OA, vẽ tia OE sao cho ^DOE=25∘. Góc nào dưới đây đối đỉnh với ^DOE.

Vì OC và OD là hai tia đối nhau nên ^COE và ^DOE là hai góc kề bù. Khi đó ^COE+^DOE=180∘⇒^COE=180∘−25∘=155∘
Vì OC là tia phân giác của góc BOA nên ^COB=^AOB2=50∘2=25∘
Nhận thấy ^BOC+^COE=25∘+155∘=180∘ nên OB và OE là hai tia đối nhau.
Suy ra ^BOC và ^DOE là hai góc đối đỉnh.
Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O tạo thành ^AOC=60∘ . Gọi OM là phân giác ^AOC và ON là tia đối của tia OM. Tính ^BON và ^DON.

Vì AB và CD cắt nhau tại O nên OA và OB là hai tia đối nhau, OC và OD là hai tia đối nhau.
Vì OM là tia phân giác ^COA nên ^AOM=^COM=^COA2=602=30∘
Mà ON và OM là hai tia đối nhau nên ^AOM và ^BON là hai góc đối đỉnh; ^COM và ^DON là hai góc đối đỉnh
Suy ra ^AOM=^BON=30∘;^COM=^DON=30∘ hay ^BON=^DON=30∘.
Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O. Biết ^AOC−^AOD=500. Chọn câu đúng.

Vì ^AOD và ^AOC là hai góc kề bù nên ^AOD+^AOC=180∘ mà ^AOC−^AOD=50∘
Nên ^AOC=180∘+50∘2=115∘ và ^AOD=180∘−^AOC=65∘
Mà ^AOD và ^BOC là hai góc đối đỉnh nên ^BOC=^AOD=65∘.
Lại có ^BOD và ^AOC là hai góc đối đỉnh nên ^BOD=^AOC=115∘.
Vậy ^BOD=^AOC=115∘;^BOC=^AOD=65∘.