Nếu không có sự nhút nhát đã không có bài thơ này. Chàng trai đa tình này đã phải lòng một cô gái nào đó ở thôn bên, chẳng rõ “nàng” có biết điều này không, mà chàng cứ thè' nhớ nhung, mong ngóng, hờn dỗi, trách móc, hy vọng v. v… Và chỉ… ngồi một chỗ “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”.Nếu chàng “xăm xăm băng lối” theo đúng “đạo” nam nhi chủ động tìm đến thì đã chẳng có “tương tư”, hoặc có thơ sè là một bài thơ khác. Nghịch tình, nghịch cảnh là cốt lõi của hình thái “tương tư” này. Nguyễn Bính có sở trường trong việc biểu hiện môtíp “xa cách nhớ thương” nhất là những “cách trở” trong khi chẳng có “khoảng cách” nào “cách nhau có giậu mồng tơi xanh rờn” và “đây cách một đầu đình”… thì ra ngăn trở lớn nhất là sự “nhút nhát rụt rè chân quê”. Đây cũng là một nguồn thơ Nguyễn Bính – Tương tư là hiện thân đầy đủ của một cái tôi “đa tình” mà “nhút nhát”.
Có thể nói ở Tương tư có đủ “thiên thời”, “địa lợi” còn thiếu mỗi… “nhân hòa”. Khổ thơ đầu đã gợi lên cái lẽ “tất yếu” của mối duyên này: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Cũng bởi chỉ có “một người chín nhớ mười mong một người” thôi mà khổ thơ đã viện đến cả nắng mưa, trời đất. Nêu như “gió mưa là bệnh của trời” thì “tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” nghĩa là hoàn toàn tất yếu, hợp quy luật. Nhưng chàng rụt rè một cách “ranh mãnh” nên không xuất đầu lộ diện – chàng ẩn nấp vào thôn – “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”. Sự tài hoa đã bộc lộ ngay trong cặp lục bát đầu tiên là thế, nhất là ở câu thứ hai. “Một người” đầu này một người đầu kia, giữa họ là một chiếc cầu với chín nhịp nhớ, mười nhịp mong: “Một người chín nhớ mười mong một người”.
Anh yêu em là thuận lòng trời. Anh yêu em còn thuận cả lòng… đất nữa:
Hai thôn chung lại một làng.
Nhưng đây cách một đầu đình.
Ấy thế mà chúng mình vẫn chưa phải duyên nhau, vẫn chỉ là “tình xa xôi” và ngày tháng trôi đi thật hoài phí, con người mong đợi vẫn hoài công. Chàng bắt đầu kể lể, thở than và trách móc, hờn dỗi… cái việc em không sang thật trái với “lẽ trời”, “lẽ đời”. Cuối cùng chàng còn tìm ra một “lý sự” khôn khéo nữa ở “giàn giầu” và “hàng cau”.
Nào chỉ hợp với lòng trời, nào chỉ hai thôn “tạo điều kiện” không đâu. Ngay cả nhà anh và nhà em dường như các sự vật sinh ra đã ngầm “đính ước”, “hứa hôn” với nhau rồi. Chẳng thế mà:
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng.
Trầu và cau sinh ra chẳng phải để tìm nhau, gặp nhau, “phải duyên nhau”, để mà “thắm lại” hay sao? Còn về bản thân anh? Sinh ra cũng đã thuộc về môi duyên này rồi, anh yêu em là tất yếu, là hiển nhiên rồi. Chữ “thì” ở đây là lời tuyên bố chính thức của chàng:
Thôn Đoài thì nhớ Thôn Đông
Tất cả còn lại chi phụ thuộc vào một mình em thôi:
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Logic ngầm của một lời tỏ tình như vậy, “chặt chẽ” đến mức… “nguy hiểm”, “chết người”!