I.Mở bài
Giới thiệu về tình huống truyện.
Giới thiệu tình huống truyện trong “Chữ người tử tù”.
Giống như thơ cần một “nhãn tự”, truyện ngắn cùng cần một tình huống truyện hay. Tình huống tựa như cột sống của tác phẩm để nhà văn bộc lộ nhân vật, thể hiện đời sống và tái hiện quan niệm chính bản thân. Qua tình huống mà ta thấy đời, thấy người và thấy cả người nắm ngòi bút. Qua tình huống truyện “Chữ người tử tù”, ta cũng thấy được đời, được người và thấy được một Nguyễn Tuân đậm nét như thế.
II.Thân bài
1.Giải thích
Tình huống truyện: là bối cảnh chứa sự kiện đặc biệt mà ở đó cuộc sống hiện lên một cách rõ nét nhất và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được thê hiện một cách sâu sắc.
Nguyễn Đăng Mạnh: “Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình, nổi sắc nhân vật […]”.
2.Tình huống truyện “Chữ người tử tù”
a.Bối cảnh, sự kiện
Truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa quản ngục và Huấn Cao giữa chốn lao tù.
Đó là cuộc gặp gỡ của hai con người khác thường.
Quản ngục là kẻ đại diện cho tăm tối lại khao khát ánh sáng chữ nghĩa.
Huấn Cao là một tử tù bị kết tội phản loạn lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao khiết được người đời ngưỡng mộ.
Sự khác thường này đã tạo tính chất éo le cho tình huống truyện.
b.Tính chất tình huống truyện: éo le
Xét về nghệ thuật: cả hai đều là những tâm hồn đồng điệu, nhân cách cao đẹp, cùng khao khát lưu giữ và bảo tồn cái đẹp.
Xét về xã hội: vị thế hai người đối lập nhau: một bên là kẻ tử tù đang đợi ngày hành quyết, một bên là kẻ cầm quyền đại diện cho pháp luật đang giam giữ phạm nhân.
c.Ý nghĩa của tình huống truyện
Tình huống éo le đã tạo ra kịch tính và sức hấp dẫn cho câu chuyện.
Giống như một lát cắt cuộc sống để bộc lộ tính cách và thể hiện nhân phẩm con người. Nếu Huấn Cao là hiện thân của cái đẹp rực rỡ uy nghi thì quản ngục là vẻ đẹp khuất lấp trong bùn lầy và bóng tối.
Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục làm cho cái đẹp uy nghi được tỏa sáng và làm cái đẹp khuất lấp được phát sáng.
Xét đến cùng thì đây là cuộc gặp gỡ giữa cái thiện và cái đẹp, cái thiện là sợi dây kết nối vẻ đẹp của hai nhân vật.
Thể hiện quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân về con người và quan điểm thẩm mỹ: khẳng định, tô vinh cái đẹp, sự song hành của cái đẹp và cái thiện trong đời sống.
III.Kết bài
Nêu cảm nhận của bản thân về tình huống truyện trong tác phẩm.
Tình huống truyện chỉ như một “lát cắt thân cây” thôi mà thông qua đó ta thấy được “trăm năm đời thảo mộc”. Tình huống truyện “Chữ người tử tù” vừa cho ta thấy được những tấm lòng, những tâm hồn khao khát cái đẹp lại vừa cho ta hiểu một Nguyễn Tuân giàu “thiên lương” và tài năng.