Bài văn mẫu số1: Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm "Thượng kinh kí sự"
1. Lê Hữu Trác (1724 - 1791) là vị đại danh y của Đại Việt trong thế kỉ XVIII. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại thời Lê. Quê nội là làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương, nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. Năm 30 tuổi, ông vào sống và làm nghề thuốc tại xứ Bàu Thượng, xã Trinh Diễm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông lấy biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.
Ông để lại bộ sách "Hải thượng y tông tâm tĩnh" gồm 66 quyển; 65 quyển đầu nói về thuốc và các bài thuốc chữa bệnh; cuốn cuối là "Thượng kinh kí sự"một áng thơ văn đặc sắc và độc đáo.
2. "Thượng kinh kí sự" ghi lại chuyến về kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán (con của chúa Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ). Ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần (1782), Lê Hữu Trác từ Hương Sơn đi Thăng Long theo chỉ triệu của chúa, mãi đến mùng 2 tháng 11 mới trở lại được quê mẹ; một chuyến đi kéo dài 9 tháng 20 ngày.
Tác giả đã kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở chốn kinh kì, cuộc sống xa hoa của vua chúa và quan lại trong phủ chúa, việc chữa bênh cho thế tử Trịnh Cán, những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ ờ chốn đế đô, chuyến trở vế ngắn ngủi thăm cố hương,... Tác giả đã kể lại một cách chân thực cảm động cuộc tự đấu tranh tư tưởng để thoát khỏi mọi cám dỗ về danh lợi để được sống thanh cao thanh nhàn.
Ý nguyện trở về núi "hái thuốc chữa bệnh cứu người" của ông, sau cùng được chấp nhận; ông vui vì tự thấy "thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng vẫn không bị lợi danh mê hoặc. Ra đi thung dung, trở vê' ngất ngưởng".
Nét đặc sắc và độc đáo của "Thượng kinh kí sự" là có nhiều bài thơ chữ Hán đan xen vào, vừa để vịnh phong cảnh vừa bộc lộ tâm sự của một vị danh y mang tâm hồn và cốt cách thi sĩ.
Bài văn mẫu số 2: Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”
Lê Hữu Trác (1720-1791) quê ở Liêu Xá, huyện Đường Hào, nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. Xuất thân trong một gia đình quý tộc thời Lê – Trịnh, từng theo đòi bút nghiên và binh nghiệp. Ngoài 30 tuổi thoát li hẳn con đường công danh, về Hương Sơn, Hà Tĩnh, quê mẹ học nghề thuộc và làm thầy thuốc, trở thành vị đại đanh y của đất nước ta trong thế kỉ XVII: Hải Thượng Lãn Ông.
Ông vừa làm thuốc chữa bệnh, vừa viết sách, làm văn, làm thơ. Tác phẩm của ông có tên là “Y tông tâm lĩnh” gồm 65 quyển soạn thào trên 40 năm, được đánh giá là “Bách khoa toàn thư” y được học thế kỉ XVM. Trong bộ sách có một số bài thơ và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”
“Thượng kinh kí sự" là tập 65, tập cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”. Tác giả viết bằng chữ Hán có điểm xuyết vào một số bài thơ, ghi lại một chuyến đi từ Hương Sơn, Hà Tĩnh ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán (con trai của Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ).
Lê Hữu Trác chính là vị đại danh y Hải Thượng Lãn Ông của nước ta
Nhận được chỉ triệu của Trịnh Sâm, ông tâm sự: “Cây kia có hoa nên bị hái, người ta có cái hư danh nên phải lụy về chữ danh”. Cuốn kí sự ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả đến Thăng Long, vào phủ chúa chữa bệnh cho Thế tử, kể lại những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ nơi đế đô kinh kì. Ý muốn trở về núi của ông cuối cùng được chấp nhận, ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng không bị danh lợi mê hoặc. Ra đi thung dung, trở vẻ ngất ngưởng”… Đoạn cuối tập kí sự ông kể việc ông từ Thăng Long về thăm làng Liêu Xá, nơi quê cha đất tổ sau mấy chục năm xa cách, trước khi về lại Hương Sơn.
“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến. trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ.
“Thượng kinh kí sự” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán rất đặc sắc và độc đáo của văn học trung đại Việt Nam.