Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao hay nhất (3 mẫu)

Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao 1

Trong văn học, nhiều nhà văn đã xây dựng nhân vật của mình gần như là hoàn hảo. Nhân vật chứa đựng những ước mong của tác giả. Chẳng hạn như Từ Hải được Nguyễn Du xây dựng là một người anh hùng lý tưởng đầu đội trời, chân đạp đất. Hay như Nguyễn Tuân, ông đã xây dựng nhân vật Huấn Cao gần như là một sự tuyệt mĩ của cái đẹp. Không chỉ là cái đẹp ngoại hình, cái đẹp trong tài năng và cao hơn là cái đẹp trong nhân cách. Huấn Cao là nhân vật mà em thật sự rất yêu thích. Vậy nên đối với nhân vật này em cũng có cho mình rất nhiều cảm xúc.

Cảm nhận đầu tiên của em về Huấn Cao đó là một con người có khí phách hiên ngang. Ông quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, của đất nước nên mới có chuyện đứng lên chống lại triều đình. Nếu là người bình thường, họ sẽ sống cuộc đời của họ, mặc mọi thứ xô đẩy như thế nào miễn không ảnh hưởng đến mình là được. Với cái tài năng của bản thân, Huấn Cao hoàn toàn có thể lựa chọn một cuộc sống an nhàn hơn. Bán chữ kiếm tiền cũng đủ cho ông có một cuộc đời sung sướng. Nhưng đó lại không phải con người của Huấn Cao. Ông đã đứng lên để mà tranh đấu. Dù bị bắt vào tù, ông cũng tìm cách bẻ khóa vượt ngục để tiếp tục chống lại sự thối nát của triều đình. Nhân vật Huấn Cao mang đến cho em sự khâm phục. Cái tài lẻ bẻ khóa này của ông khiến cho ông càng đẹp hơn trong mắt của em. Nó chứng tỏ Huấn Cao là người có khát vọng tự do và không chịu khuất phục hay đầu hàng trước cái xấu.

Cảm nhận thứ hai của em về Huấn Cao chính là nhân vật này có một tài năng tuyệt vời. Cái tài ấy đẹp hơn khi không phải ông kể về mình mà là người khác nói về ông. Người khác là ai? Đó chính là viên quản ngục. Viên quản ngục ở phe đối lập với Huấn Cao. Ấy vậy mà khi biết tin sẽ đón phạm nhân là Huấn Cao thì ông lại tỏ ra xúc động. Ngục quan đã biết đến tài năng của Huấn Cao trước đó. Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng Huấn Cao là tên tử tù nguy hiểm rách trời rơi xuống thì ngục quan lại thấy được cái khí chất anh hùng trong con người của Huấn Cao. Chính vì ngục quan ở phía đối lập mà lại có suy nghĩ tốt đẹp về Huấn Cao nên càng khiến cho Huấn Cao trở nên đẹp hơn trong mắt người đọc. Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao là một tài năng xuất chúng. Huấn Cao viết chữ đẹp nhưng không phải ai Huấn Cao cũng cho chữ. Đó là tính cách đặc biệt thể hiện rõ con người khẳng khái, khí phách của Huấn Cao.

Cảm nhận thứ ba của em về Huấn Cao đó chính là nhân vật này có thiên lương vô cùng cao đẹp. Ông không sợ cường quyền, không chịu cúi đầu trước cường quyền. Ông khinh bỉ bọn quan lại chỉ biết chạy theo đồng tiền, chạy theo cái hư danh và lợi ích cá nhân. Ông đã xem nhẹ viên quản ngục vì lúc đầu ông cho rằng hắn chỉ muốn xin chữ mình chứ chẳng có gì tốt đẹp. Ông đã đáp trả lại sự quan tâm, biệt đãi của ngục quan bằng sự thờ ơ, khinh miệt. Nhưng khi nhận ra được tấm lòng của viên quản ngục thì ông lại quý mến và sẵn sàng cho chữ.

Huấn Cao có cái nhìn đời quả thật sâu sắc. Ông ghét quan tham nhưng ông không đánh đồng tất cả bọn quan lại là một. Giữa chốn ngục tù tăm tối xuất hiện một người có thiên lương trong sáng như ngục quan khiến ông vô cùng cảm kích. Cảnh tượng cho chữ diễn ra trong ngục tù là cảnh tượng khiến em vô cùng xúc động. Bên ngọn đèn dầu, hình ảnh Huấn Cao hiện lên làm bừng sáng cả một không gian tối tăm và ẩm thấp. Những lời nhắn nhủ của Huấn Cao đối với viên quản ngục là những lời chân tình. Trước lúc chết, Huấn Cao được viết, được cho chữ, được gặp một người biết trân quý cái đẹp, có lẽ như vậy ông cũng mãn nguyện rồi.

Nhân vật Huấn Cao mang đến cho em nhiều suy nghĩ về thế nào là cái đẹp. Cuối cùng em cũng đã tìm ra, cái đẹp lớn nhất vẫn là cái đẹp trong tâm hồn mỗi con người.

Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao 2

Vườn văn học Việt Nam, đặc biệt là phong trào văn học lãng mạn(1930-1945) toả ngát những bông hoa muôn màu, muôn sắc. Giữa vườn hoa ngàn sắc tía đó nổi lên một bông hoa ngát hương: Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân-tác phẩm viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng trong Vang bóng một thời truyện ngắn Chữ người tử tù có một giá trị thiêng liêng, nổi bật. Ai đã từng đọc Chữ người tử tù đều rung động cảm phục, sùng kính trước vẻ đẹp của người anh hùng sa cơ lỡ vận mà hiên ngang, bất khuất, có tài, có tâm, mến mộ nghĩa khí. Đó là Huấn Cao (HC), HC là kết tinh, là hội tụ phẩm chất của một con người có nhân, dũng, trí. Ông là tập hợp của tất cả những gì tinh khiết nhất, cap đẹp nhất.


HC là một hình tượng thẩm mỹ, một nét đẹp trong cuộc sống đời thường, là một người có nhân cách vẹn toàn, vừa có tài văn, tài võ, vừa là người có nghĩa khí. HC phảng phất bóng dáng của Cao Bá Quát đã từng sống một cuộc sống tung hoành ngang dọc, là người có tài,có đức, văn hay chữ đẹp, sống trong giai đoạn của Nguyễn triều, dám đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến, bọn cường quyền, đả kích xã hội PK thối nát, bỉ ổi. Phải chăng, Nguyễn Tuân(NT) đã mượn HC để ca ngợi Cao Bá Quát và mặt khác dựa vào Cao Bá Quát, khái quá lên một hình tượng HC mà cái đẹp của tài hoa quyện với cái đẹp của khí phách, tuy chí không thành nhưng vẫn coi thường hiểm nguy gian khổ, coi khinh cái chết. Tư thế của HC hiên ngang lồng lộng toả sáng trên cái nền đen quánh của tù ngục. Nói đến vẻ đẹp của hình tượng HC trước hết phải nhắc đến cái tái. HC là một người viết chũa đẹp. Trong thị hiếu thẩm mỹ của người xưa từ Trung Quốc đến Việt Nam thì viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật cao quý và chơi chữ đẹp là biểu hiện của con người có tri thức, một vẻ đẹp hoàn mỹ trong văn hoá truyền thống dân tộc. Nó như một sản phẩm nghệ thuật, như một vật báu mà con người khát khao, thèm muốn. Ngào ra, HC còn có tài bẻ khoá vượt ngục coi nhà tù như nơi không người, ra vào như chơi. Điều đó thể hiện một con người khát khao tự do, hoài bão tung hoành luôn đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại triều đình PK mục nát. Tất cả những tài năng đó làm thành một HC có tầm lớn, đi vào lòng độc giả như một anh hùng, một trượng phu đã vượt lên tất cả cái bình thường nhỏ nhoi của cuộc đời để vẫy vùng để chọc trời khuấy nước. Nhưng trong cái xã hội PK bóc lột người, nhân tài như lá mùa thu ấy thì HC hiện lên là một anh hùng thất thế. Nguyễn Du đã từng viết về Từ Hải-một anh hùng thời cổ:

Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn

Song vị hùm thiêng HC này tuy có sa cơ, lỡ nghiệp nhưng HC vẫn kiên cừơng, bất khuất, vẫn dũng khí. Do đó, người đọc không chỉ nhận ra HC là một người có tài mà ông còn là người có dũng khí, hiên ngang trước cường quyền, trước một cái chết treo lơ lửng. Hết mực ca ngợi cái tài của HC, đồng thời Nguyễn Tuân cũng hết sức trân trọng cái tâm của HC. Bởi Cái tâm kia mới bằng ba chữ tài (Nguyễn Du).

Cái tâm của ông cũng vuông lắm, cao khiết và đày sức chinh phục như nét chữ của ông vậy. Có lẽ phong cách tức là con người đã được thể hiện rất rõ ở đây. Mặc dù viết chữ Nho đẹp lẽ ra ông phải trung thành với đạo thánh hiền, giữu mình theo lễ nghĩa Nho giáo, trung với vua, một lòng một dạ theo triều đình. Nhưng không! HC không chịu vào luồn ra cúi, không chịu sống trong cảnh nhung hoa áo gấm, thà làm giặc triều đình sống theo chính nghĩa mà mình đã vạch ra. Sự nghiệp dang dở, bị bát, bị kết án tử hình nhưng ông vẫn không hề tỏ thái độ run sợ, không mảy may tiếc nuối, hối hận. HC- ngôi sao Hôm chính vị ấy- bước vào ngục trong tư thế thật hiên ngang, khí phách ung dung. Trong con mắt của bọ lính ông thật cao thượng, bất khuất, khinh đời. Ngay cả với gông xiềng, với cái án tử hình sắp đến gần, thái độ của ông vẫn ngang tàn, lạnh lùng. HC ung dung, lãnh đạm dỗ gông trước mạt bọn lính, không thèm chấp mấy lời đe doạ. Ông bình thản ăn những món ăn do quan ngục biệt đãi, coi như mình có quyền hưởng thụ, ông làm việc theo ý mình, hoàn toàn tự chủ. Ông ngước mát nhìn lên nhà lao, lên những bộ mặt bất nhân, nham nhở. Cái nhìn hiên ngang đó không run sợ, không căm hờn, oán hận, không van xin, cầu khẩn. Đó là một cái nhìn của kẻ dám làm dám chịu.

Thậm chí ông còn khinh bạc, nặng lời khi chưa rõ ý tốt cuả quản ngục: Ngươi hỏi ta muốn gì?Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.

Con người khuấy nước trọc trời chẳng biết nể sợ ai. Nừu trong đời thương trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ, nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ, thì khi sa vào chốn giam cầm thì mấy chén rượu, vài bữa cơm thịt của hai con người vô danh tiểu tốt ở chốn tù ngục bé nhỏ này làm sao lung lay được ông hay vì quyền uy mà làm ông run sợ. Thật đúng là nhân cách lý tưởng mà con người của ngàn năm qua vẫn ao ước. Cái thái độ khinh đời, ngang tàn đó phải chăng làm cho viên quản ngục ngây ngất, kính nể. Hc đã mang đén chốn lao tù, cho cái địa ngục sống này một ánh sáng ký ảo, huyền diệu, lung linh, chói rọi, soi sáng đạo lý làm người. Thiên lương cao đẹp của ông là một vầng hào quang toả sáng rực rỡ trên bầu trời đầy u ám của nhà tù.

HC – vầng hào quang chói lọi này không những là một người có dũng trí mà còn là một con người có trài tim nhân hậu. Khi biết thiện ý của quản ngục, HC đã rất cảm động.

Từ đó, ta thấy ông Huấn là người có lòng bao dung, độ lượng, chia sẻ nỗi niềm cùng với hai người bạn bạn mới mà suýt nữa ông đã đánh mất: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người thầy quản đay lại có cái sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữ ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Sự biệt đãi bằng vật chất và thái độ ân cần không làm cho trái tim sắt đá kia mềm lòng. Chính cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài và những sở thích cao quý, hướng về văn minh, văn hoá mới cảm hoá được trái tim dường như được đúc bằng thép ấy. Thái độ biệt nhỡn liên tài của HC đối với quản ngục không phải sự liên tài sự trả ân đối với người đã đối xử tử tế, biết chơi chữ của mình, mà là sự trân trọng, cảm đọng trước một nhân cách Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Quản ngục sống giưũa bùn nhơ nhớp mà vẫn giữu được thiên lương, biết trọng người tài, kính cái đẹp. Đó đúng là một đoá sen trong bùn.

Ánh hào quang rực rỡ, vẻ đẹp tuyệt diệu toả ra rất rõ ở cảnh HC cho chữ. Nó bộc lộ trọn vẹn nhất vẻ đẹo nhân cách HC. ở đây vẻ đẹp này toả hương thơm ngát hơn lúc vào hết. Dưới ngòi bút của NT, một cảnh tượng đày kịch tính diễn ra, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Đó là sự tương phản giữa một bên là một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tương đày mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián với một bên là tấm lụa trắng tinh, căng phẳng và với ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu đang cháy rừng rực. Ba đầu người chăm chú trên một tấm lụa bạch nguyên vẹn.

Nó là sự trái ngược của sự tàn bạo, đánh đập, tra khảo dã man với ánh sáng của nền văn minh, văn hóa. Đó còn là sự mâu thuẫn giữa bóng tối và ánh sáng, cái xấu và cái đẹp, cái ác và cái thiện, cái chết và cái sống, cái xấu xa đê tiện và cái trong trẻo cao thượng. Ngòi bút dựng cảnh, dựng người của Nguyễn Tuân rất giàu tính tạo hình với trình độ nghệ thuật điêu luyện, sức sảo, gần đạt đến sự hoàn mĩ( Vũ Ngọc Phan).

Dưới ánh sáng của bó đuốc đỏ rực-bó đuóc của trí tuện, của niềm tin, của hy vọng và trong khung cảnh thật nghiêm trang, thật thiêng liêng này, HC dồn hết tâm linh, sinh lực vào từng nét chữ. Ông không mảy may lưu ý gì đến cái xấu xa xa, bẩn thỉu đang tồn tại mà hoàn toàn bị thu hút, quyến rũ vào một sự vật:tấm lụa bạch nguyên vẹn. Đúng thế, ở đay chỉ có cái đẹp, cái cao thượng mới thực sự tồn tại. Chính tấm lụa trắng tinh này mà ông HC đang cho ra đời những con chữ tuyệt tác ấy mới thực sự có sức mạnh. Ở đây không còn là một HC tử tù nữa. Chỉ còn một HC tự do nhất, sống động nhất. Cái giá treo cổ kia cũng không còn nữa mà chỉ có cuộc sống vĩnh hằng về chân lý của cái đẹp. Ngôi sao sáng –HC -đang phát quan bừng tỉnh cái không gian u tối, phá vỡ caí màn đem ngự trị ngàn đời ở đây. HC đem đén nơi đay một thế giới văn hoá. Vẻ đẹp cao nhân đó đã làm cho viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đòng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Tuy nhiên, ở nhà ngục này có sự thay bậc đổi ngôi, có sự chuyển hoá vị thế, vị trí xã hội của con người. Nó noí lên một sự thật mà đày tính lãng mạn. Giờ phút này và tại nơi đay không phải do quản ngục làm chủ. Sức mạnh, quyền lực của cái đẹp và chân lý tồn tại trên đời, thể hiện sức mạnh, quyền uy theo cách riêng của nó.

Nó không khất phục người ta bằng bạo lực, nó chinh phục người ta bằng tự bản chất của nó. Nó không giày xéo áp đặt con người để bắt người ta phải tuân theo nó, trái lại, nó vực con người ta đứng dậy, tự nguyện đi theo nó để hướng tới cái CHÂN-THIỆN-MỸ trở nên trong sáng và tốt đẹp hơn. Và ở đây caí đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp kém, cái đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người(Đôxtôiepxki). Cái đẹp đăng quan, cái xâú xa đã phải chìm xuống nhường chỗ cho cái đẹp. Cái đẹp đã tồn tại, sẵn sàng và rất cần sự đánh thức cái thiên lương ở mỗi con người. HC cho chữ như chuyển giao một nhân cách tự do, chuyển giao cái đẹp đẻ cái đẹp mãi sinh sôi nảy nở, đi vào cõi vĩnh hằng. Hình tượng nhân vật HC được khắc hoạ bằng ngòi bút lãng mạn cứ sừng sững hiên ngang hiện lên như muốn cất bổng lên, phá vỡ chốn lao tù, phá vỡ cái cuộc sống đang tràn ngập màn đêm, ngột ngạt, trì trệ.

Phải chăng đó là quan niệm thẩm mỹ của HC hay của là của chính NT: cái đẹp phải gắn với cái thiện không thể ở chung với cái xấu, cái ác. Sự chân thành, bộc bạch giản dị đó của HC đã khiến cho ngục quan cảm đọng vái người tù một cái và rưng rưng: Kẻ mê muội nỳa xin bái lĩnh.

Nói tóm lại, HC là một con người tích tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất. Tuy bị cầm tù về thể xác nhưng lại tự do về tâm hồn. Hay nói khac đi, HC dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là biểu tượng cho cái đẹp trong hoàn cảnh lịch sử đang đày rẫy những cái xấu xa,tội lỗi, biểu tượng cho Thiên lương cao quý. Con người sống vượt lên những hiện thực tầm thường, tăm tối để toả sáng, đẻ vĩnh cửu, để bất diệt, truyền cho người đời phẩm giá làm người, những phẩm giá tiêu biểu cho đạo lý dân tộc.

Dựng lên hình tượng HC với vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ giữa chốn lao tù ẩm thấp chật chội. NT đã thể hiện niềm cảm phục sâu sắc đối với những người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói Chữ người tử tù với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vơì của HC, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mài vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao 3

Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Tuân bao giờ cũng tha thiết và trân trọng cái đẹp, cái tài hoa, nhất là những sinh hoạt văn hóa tinh thần gắn với hồn xưa đất nước. Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là truyện ngắn Chữ người tử tù (Trích trong Vang bóng một thời – 1940). Với cảm hứng lãng mạn, Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, có một vẻ đẹp lý tưởng, là mẫu người thể hiện hoài bão của nhà văn về lẽ sống ở đời. Thật thiếu sót khi say mê tài hoa, khí phách của Huấn Cao mà bỏ qua nhân vật là viên quản ngục.

Quản ngục dù sống trong môi trường tàn nhẫn, quay quắt nhưng lại có phẩm chất đáng quý, sở thích cao đẹp. Quản ngục cũng là nhân vật để Nguyễn Tuân gửi gắm tâm sự và nhân vật này cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Xét về vị thế xã hội thì quản ngục thuộc về thế lực đối lập mà người anh hùng Huấn Cao muốn đạp đổ, xóa bỏ. Ông ta đang duy trì, bảo vệ một trật tự xã hội mục nát. Xét về chức danh ông ta gợi liên tưởng đến bọn chúa ngục tàn bạo, đê tiện trong Thủy hử của Thi Nại Am. Thế nhưng trong nhãn quan nghệ thuật của Nguyễn Tuân ông ta là con người khác hẳn. Đó chính là thái độ, cách ông đối xử với tên tử tù Huấn Cao.

Sắp nhận một tử tù, khi nghe tên Huấn Cao, biết là người có tài viết chữ đẹp, tài bẻ khóa vượt ngục, là lãnh tụ nghĩa quân, người anh hùng thất thế sa cơ phải lãnh án chém, trong lòng quản ngục có ý nể trọng và cảm thấy thương tiếc.

Chuẩn bị đón một tử tù đặc biệt nên ông ta sai lính quét dọn buồng giam sạch sẽ và hôm sau tiếp nhận Huấn Cao khác lệ thường: đôi mắt hiền lành và thái độ kính nể lộ rõ. Điều đó thể hiện sự trân trọng nhân cách Huấn Cao của viên quan coi ngục.

Sau đó âm thầm kín đáo, quản ngục biệt đãi Huấn Cao cũng như các đồng chí của ông: ngày nào cũng ăn uống đầy đủ, chu toàn. Phải chăng quản ngục đang âm mưu điều gì? Không phải, quản ngục muốn lấy sự chăm sóc tận tụy của mình để an ủi một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ. Đó là tất cả khả năng mà ông ta có thể để bày tỏ thái độ sùng kính, nâng niu, chăm chút một nhân cách cao cả, một cái đẹp.

Rồi một hôm quản ngục khép nép đến thăm Huấn Cao, bị Huấn Cao xẵng giọng mắng và tỏ ra khinh bạc: Ta chí muốn một điều là ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây. Quản ngục lễ phép, nhã nhặn, một mực thành kính đáp: Xin lĩnh ý. Cách cư xử điềm đạm, đúng mực này soi sáng một tâm hồn cao quý và sẵn lòng quỳ gối trước hoa mai.

Sự tiếp đón và tinh thần phục dịch tận tụy Huấn Cao của viên quản ngục là biểu hiện một thái độ tôn trọng, thành kính trước một nhân cách đẹp. Luôn hướng về, cái đẹp, chăm sóc cái đẹp cũng là hành vi trọng nghĩa, một phẩm chất trong sáng cao quý hiếm có loại nhân vật này. Yêu cái đẹp đến mức dám phạm đến phép nước là một tâm hồn đẹp đẽ hiếm thấy.

Đối với viên quản ngục chơi chữ là một niềm đam mê từ thời trai trẻ. Khi mới biết đọc sách vở thánh hiền là ông ta luôn mơ ước có được chữ của Huấn Cao.

Khi được gặp Huấn Cao, ông ta luôn tư lự, đăm chiêu, nghĩ ngợi tìm cách xin chữ Huấn Cao cho bằng được. Vì chữ Huấn Cao là báu vật trên đời, nếu không xin được thì sẽ ân hận suốt đời. Mô tả chân dung quản ngục lúc này giọng văn Nguyễn Tuân trở nên chậm rãi, trang trọng: Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.

Rồi mặt viên quản ngục tái nhợt khi nghe tin Huấn Cao sắp tuột khỏi tay mình về kinh đô chịu án chém. Quản ngục hốt hoảng vì sợ không xin được chữ và xót xa, tiếc nuối trước một cái đẹp sắp bị hủy diệt.

Và thật may mắn Huấn Cao đã kịp hiểu quản ngục, nhờ đó mà ông ta đã xin được chữ. Xin được chữ quản ngục đã bỏ nghề. Ông ta đã bị cái đẹp khuất phục và cảm hóa.

Thú chơi chữ tao nhã thanh lịch thật đối nghịch với hoàn cảnh công việc của viên quản ngục. Sự tương phản gay gắt này đã làm nổi bật tâm hồn thanh khiết cao quý của viên quan coi ngục. Và giữa bầu trời tăm tối ấy thêm một ngôi sao sáng bên cạnh ngôi sao chính vị Huấn Cao. Trước cái đẹp, con người biết trân trọng, khao khát vươn đến cũng thành một nhân cách đẹp.

Sống trong môi trường xấu xa tàn nhẫn nhưng tính cách dịu dàng, lòng biết giá trị con người là âm thanh trong trẻo, là một nhân cách cao đẹp, thuần khiết, một thiên lương trong sáng, lành vững đáng được nêu gương ca ngợi: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Không giống Huấn Cao, quản ngục không sáng tạo ra cái đẹp nhưng thật lòng yêu cái đẹp, trân trọng, gìn giữ cái đẹp là người có tấm lòng cao đẹp. Trong cảnh cho chữ, quản ngục thực sự bị cái đẹp, tài hoa, nhân cách của Huấn Cao chinh phục, lúc này được cái đẹp đánh thức, viên quản ngục cũng trở nên đẹp hơn.

Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân muốn nói rằng: cái đẹp chân chính và trọn vẹn bao giờ cũng có sức chinh phục và có sức sống mãnh liệt. Nhân vật quản ngục là đối tượng thể hiện khía cạnh khác của chủ đề: biết yêu cái đẹp là điều kiện để người ta trở nên đẹp và giữ được cái đẹp thiên lương trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Nhân vật của Nguyễn Tuân thường không đặt trên trục thiện ác, chính nghĩa hay gian tà mà được đặt trong mối quan hệ với cái đẹp. Quản ngục và Huấn Cao thuộc hai thế lực đối lập nhưng cả hai đều yêu quý và tôn thờ cái đẹp. Do đó dẫn đến sự gặp gỡ kỳ lạ của hai tâm hồn, hai nhân cách đẹp trong chốn ngục tù. Cách cư xử của quản ngục trước Huấn Cao, trước cái đẹp chính là cách xử sự của Nguyễn Tuân đối với nhân cách đẹp. Có thể nói, quản ngục và viên thơ lại là hai mảnh tâm hồn của Nguyễn Tuân.