Lập dàn ý phân tích cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ hay nhất (2 mẫu)

Dàn ý phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ chi tiết nhất 1

I. Mở bài

- Khẳng định: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng có những cảnh đặc sắc đóng vai trò quan trọng trong biểu hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm.

- Khái quát chung về cảnh đợi tàu: Nếu Chữ người tử tù có cảnh cho chữ thì có lẽ Hai đứa trẻ (tác phẩm tiêu biểu của nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc - Thạch Lam) có cảnh đợi tàu của hai chị em.

II. Thân bài

1. Lý do đợi tàu của hai chị em Liên

- Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:

+ Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng

+ Nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa

+ Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya ⇒ Thực chất để thay đổi cảm giác, thay đổi cái không khí ứ đọng hàng ngày

⇒ Sự thức tỉnh cái tôi

2. Hai chị em trước khi tàu đến

- An: mi mắt sắp sửa rơi xuống, vẫn cố dặn chị.

- Chăm chú để ý từ ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi ⇒ Niềm mong ngóng, chờ đợi, háo hức

- Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu

- Tiếng gọi em của Liên: cuống quýt, giục giã ⇒ lo sợ nếu chậm một chút thôi sẽ không kịp, sẽ bỏ lỡ

- An “nhỏm dậy”, “lấy tay dụi mắt” cho tỉnh hẳn ⇒ hành động nhanh, ngây thơ, đáng yêu nhưng cũng đáng thương.

⇒ Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày

3. Hai chị em khi tàu đến

- Khi đoàn tàu đến, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua

- Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh” ⇒ Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị

- Câu hỏi/cảm thán của An: “Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?” ⇒ Có thể ngày nào hai chị em cũng ngóng tàu

- Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời cau hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống

- Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng... Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.

- Tàu đến khiến hai chị em sống với quá khứ tươi đẹp và được sống trong một thê giới mới tốt hơn, sáng hơn, rực rỡ, vui tươi hơn cuộc sống thường ngày

⇒ Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng

4. Hai chị em khi tàu đi

- Phố huyện với từng ấy người “trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống”, trong đó có cả Liên và An

- Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn treo trên toa cuối cùng

- Khi tàu đi, Liên và An trở về với tâm trạng buồn tẻ, chán ngán cuộc sống thường ngày, niềm vui của hai chị em chỉ lóe sáng rồi vụt tắt

- Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên

⇒ Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo

⇒ Miêu tả cảnh đợi tàu của hai chị Liên nói riêng và người dân phố huyện nghèo nói chung, Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo.

III. Kết bài

- Nhận định khái quát nhất về cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và bút pháp nghệ thuật Thạch Lam sử dụng để tạo nên thành công của cảnh: bút pháp lãng mạn xen hiện thực, nghệ thuật miêu tả nội tâm…

- Liên hệ trình bày cảm nhận bản thân về cảnh đặc sắc đó.

Dàn ý phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ hay nhất 2

1. Mở bài:

Giới thiệu nhà văn Thạch Lam và truyện ngắn “Hai đứa trẻ”

 Giới thiệu chi tiết hai đứa trẻ đợi tàu trong truyện ngắn.

2. Thân bài:

a) Giải thích:

Chi tiết: những thành tố nhỏ được tạo dựng để cấu thành chỉnh thể nghệ thuật.

 Chi tiết nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật, đó không chỉ là nơi kết tinh tài năng của nhà văn mà qua đó, còn bộc lộ thái độ, tư tưởng của anh ta.

b)Phân tích chi tiết đợi tàu:

b.1) Hai đứa trẻ háo hức mong chờ đoàn tàu đến:

 Không phải là để bán hàng như lời mẹ dặn bởi những người khách chỉ mua bao diêm hay gói thuốc lá là cùng.

 Vì muốn nhìn thấy chuyến tàu- đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

 Vì hàng ngày phải sống trong một thế giới buồn tẻ và tăm tối của phố huyện. Chính cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh và bế tắc đó khiến An và Liên khao khát, khắc khoải muốn nhìn thấy những gì khác với cuộc sống của chính mình.

 Đoàn tàu còn từ Hà Nội về đem theo kí ức của tuổi thơ đã mất, vì thế đoàn tàu cũng chính là hồi quang lấp lánh, đẹp đẽ của kí ức.

 Chúng mong ước sự đổi thay bởi đoàn tàu chính là cỗ xe cổ tích, là sứ giả với những mong ước đẹp đẽ.

 Cảnh đoàn tàu đến: đoàn tàu đem dến cho phố huyện một thế giới khác: nếu phố huyện bàng bạc tối tăm thì đoàn tàu sáng rực, nếu phố huyện xơ xác, nghèo khổ thì đoàn tàu sang trọng, giàu có, đấy là hai thế giới khác biệt. Hai đứa trẻ dường như không muốn thỏa hiệp với bóng tối.

 b.2)Ý nghĩa của cảnh đợi tàu:

Miêu tả tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, nhà văn bày tỏ niềm xót thương, thấm tía bởi họ đang chìm đi trong cuộc sống không ánh sáng, không tương lai. Cuộc sống của họ tẻ nhạt đến mức chỉ nhìn con tàu đi qua là háo hức. Để rồi, khi tàu đi qua, phố huyện lại chìm trong bóng tối xa xăm.

Ẩn sau bức tranh tâm trạng ấy, là tiếng nói nâng niu, trân trọng vẻ đẹp trong tâm hồn của hai đứa trẻ: tuy còn bé bỏng, ngây thơ, sống trong bóng tối nhưng tâm hồn ấy vẫn biết khao khát, biết ước mơ, biết hướng đến ánh sáng. Có thể nói đó là những nguồn ánh sáng ấm áp chiếu rọi cả câu chuyện.

 Qua việc khao khát mong chờ của những đứa trẻ, nhà văn thức tỉnh ý thức cá nhân của con người: đừng để cuộc sống trôi đi “mờ mờ nhân ảnh” hay “buồn lẻ loi sống trăm năm”. Thông điệp ấy cũng là của Nam Cao trong “Đời thừa”, Xuân Diệu trong “Tỏa nhị Kiều”. Đây cũng là tư tưởng mới mẻ của Thạch Lam đóng góp cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

3. Kết bài:

Khẳng định lại thành công và tư tưởng của Thạch Lam khi xây dựng chi tiêt nghệ thuật.

 Bài học cho người sáng tạo và người tiếp nhận văn học.