Suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống

Bài văn mẫu số 1

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình trở thành một người chiến thắng, một người thành công, khôn ngoan nhất. Chẳng vậy mà Tố Hữu đã viết:

"Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?"

Thế nhưng không phải ai cũng là người đạt được đích đến thành công, hay chiến thắng. Bởi bài học rút ra ở đây, sau mỗi lần chiến dại, dại khờ là sự kiên cường, quyết tâm cao hơn nữa, là những kinh nghiệm để tích lũy cho những lần sau này. Vậy thắng bại, dại khôn là như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Cũng như câu thơ mà Tố Hữu đã đúc kết, từ chiêm nghiệm thực tế mà chúng ta hiểu rằng chiến thắng - chiến bại, dại - khôn trong cuộc sống hôm nay đều là những thăng trầm, những thử thách mà cuộc sống dành tặng cho chúng ta. Chúng là những quy luật hết sức tự nhiên của loài người và bất cứ ai cũng đều gặp phải. Tuy mang ý nghĩa khác nhau, đối lập với nhau thế nhưng chúng lại luôn đi song hành cùng với nhau, bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Như "thắng" tức là sự vượt qua khó khăn, thử thách, cản trở cũng như đối thủ để đạt tới đích đến, thành công, khẳng định được bản lĩnh cũng như sức mạnh của bản thân mình. Vậy "khôn" là gì? Đó là sự khôn ngoan, khôn khéo, hiểu biết trong hành động, trong suy nghĩ, cách ứng xử. Đây là hai từ ngữ thường được dùng để chỉ những người thành công, có nhiều thành tựu trong cuộc sống. Và đối lập với hai tính từ chỉ sự tốt đẹp này là "dại" và "bại", nó dùng để chỉ sự thua thiệt, thiếu khôn khéo, khôn ngoan, đôi khi chỉ sự vấp ngã, sai lầm.

Tuy có ý nghĩa đối lập là vậy, những sự song hành của chúng lại là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ, để tâm. Bởi có chiến bại mới có chiến thắng, có dại rồi mới có khôn như câu thành ngữ nổi tiếng: "Thất bại là mẹ thành công". Phải, ai mà chẳng từng thất bại, từng dại khôn vài lần trong cuộc sống của mình, thế nhưng điều quan trọng nhất mà sự thắng bại, dại khôn mà chúng ta muốn nói ở đây là những bài học được rút ra từ những điều đó. Để chiến thắng, chúng ta phải trải qua khó khăn, đôi khi là thất bại liên tiếp rồi mới có được thành công như mong đợi. Khôn dại cũng vậy, có dại, có sai lầm thì ta mới có kinh nghiệm để tích lũy, để trưởng thành từng ngày.

Bởi vậy mới nói, trong cuộc sống, con người sẽ luôn gặp phải những vấn đề đối lập như thế này, điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết rút ra những bài học, những kinh nghiệm sống quý báu từ những sai lầm, thất bại ấy. Để từ đó, chúng ta hướng tới sự thành công, vượt qua chính bản thân mình. Bởi hạnh phúc, thành công không tự dưng đến với ta. Đó là cả một quá trình chúng ta nỗ lực, tích lũy kinh nghiệm bản thân, cho đi để được nhận lại.

Để có chiến thắng, có được hạnh phúc, con người phải vượt qua nhiều chặng đường gian nan. Chúng ta phải học được cách tìm được nguyên nhân từ trong chính thất bại để khắc phục, để làm nên chiến thắng cuối cùng vẻ vang. Cũng như khôn, dại, chẳng ai có thể khẳng định chắc chắn rằng chưa từng một lần dại dột làm thử một điều gì đó. Thế nhưng có thể chính từ sự dại dột, liều lĩnh ấy lại giúp ta nhận thức chính xác về cuộc sống cũng như tìm ra cho mình một lối sống, ứng xử, kinh nghiệm riêng để từng bước trưởng thành hơn.

Đúng vậy, cuộc sống càng nhiều thử thách thì khả năng chúng ta gặp thất bại, gặp khó khăn, làm chuyện dại dột lại càng tăng thêm. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta nhận thức được sai lầm của mình rồi tìm ra nguyên nhân và dần khắc phục nó. Mặc dù mỗi chúng ta đều hạn chế tối đa mắc phải những sai lầm, thế nhưng không thể phủ nhận được sự tất yếu cũng như sự cần thiết của những sai lầm. Bởi mỗi lần vấp ngã, chúng ta sẽ nhớ lâu hơn, sẽ tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân mình hơn nữa. Điều đó sẽ giúp ích cho chúng ta để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống để cải thiện cuộc đời của chính chúng ta.

Đã xác định thắng - bại, dại - khôn là một quy luật mang tính tất yếu, khó lòng tránh khỏi, thế nhưng chúng ta không thể tự cho phép bản thân mình vấp ngã liên tiếp mà không nhận ra sai lầm ở trong đó. Chúng ta biết tới một Edison chế tạo ra bóng đèn điện sau hơn hai ngàn lần sai lầm, thất bại. Có người nói ông thật dại dột khi cứ mãi đi tìm một điều không thể, nhưng những bài học rút dần ra sau mỗi lần thất bại đã khiến ông trở thành nhà sáng chế tài năng nhất thế kỉ XX. Có thể nói, sự thất bại, dại dột cũng là một sự khích lệ, một điều động viên tinh thần chúng ra trong hoàn cảnh khó khăn. Khi gặp thất bại, hãy đừng buông xuôi, đừng chú tâm tới những lời gièm pha của người đời, hãy tự tạo ra cho mình một bản sắc riêng được tạo thành từ kinh nghiệm của chính minh. Hãy kiên tâm và đủ nghị lực để không gục ngã trước khó khăn, thử thách mà cuộc đời mang đến, bởi biết đâu sau đó đã là cầu vồng rạng rỡ của thành công. Hãy nhớ tới Bill Gates, để trở thành một ông chủ lớn đã mất bao nhiêu năm, sau bao lần thất bại rồi mới trở thành người thành công, người chiến thắng như thế. Tất nhiên, ông chẳng thể tránh khỏi những sai lầm, dại dột. Hãy nghĩ tới Walt Disney, trước khi trở thành ông chủ - một kẻ giàu có bậc nhất thế giới, có trí tưởng tượng về một thế giới cổ tích tuyệt vời như thế từng bị đuổi khỏi công ty vì "thiếu trí tưởng tượng" và bị từ chối tới ba trăm linh hai lần trước khi thành lập được Disney. Tôi không khuyến khích bạn mắc sai lầm nhưng hãy cứ thử một lần làm điều mình muốn để rút ra được những kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Bởi nếu cứ giấu dốt, cứ không dại đi một lần thì bao giờ chúng ta mới tiến tới được thành công.

Xã hội càng phát triển, chúng ta càng có nhiều cơ hội hoàn thiện và phát triển bản thân mình, thế nhưng song hành với đó là thật nhiều khó khăn, thử thách, Nhưng hãy đừng nản lòng, hãy cứ cố gắng rèn luyện dù thất bại, dù bị dè bỉu là một kẻ thất bại vì biết đâu đó, một ngày những kinh nghiệm kia sẽ giúp bạn trưởng thành, trở thành một người chiến thắng. Đặc biệt là giới trẻ chúng ta, hãy cứ thử sức mình, hãy mắc sai lầm để thấy rằng chúng ta vẫn còn non trẻ, còn phải học tập và tích lũy nhiều hơn nữa.

Con người ai cũng mong sẽ đi đến được thành công, không trở thành một kẻ thất bại, một kẻ dại dột. Thế nhưng, quy luật tồn tại của vũ trụ là thế mà chúng ta chỉ là những kẻ đi theo. Bởi vậy, hãy luôn cố gắng tích lũy kinh nghiệm, hãy đừng nản lòng, hãy để ra cho mình những bài học riêng vì đó có thể là hành trang, nền tảng vững chắc để chúng ta bước vào một tương lai tương sáng.

Bài văn mẫu số 2

Tôi yêu vẻ đẹp của sự không hoàn hảo, bởi nó dạy cho chúng ta cách làm gì để tiến lên phía trước, để sống can đảm và nghị lực trên hành trình chúng ta đang đi. Thắng bại, hay dại và khôn cũng là hai mặt của một quá trình làm nên sự không hoàn hảo ấy.

Chiến thắng - chiến bại, dại - khôn trong cuộc sống hôm nay đều là những thăng trầm, những thử thách mà cuộc sống dành tặng cho chúng ta. Chúng là những quy luật hết sức tự nhiên của loài người và bất cứ ai cũng đều gặp phải. Tuy mang ý nghĩa khác nhau, đối lập với nhau thế nhưng chúng lại luôn đi song hành cùng với nhau, bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Như "thắng" tức là sự vượt qua khó khăn, thử thách, cản trở cũng như đối thủ để đạt tới đích đến, thành công, khẳng định được bản lĩnh cũng như sức mạnh của bản thân mình. Vậy "khôn" là gì? Đó là sự khôn ngoan, khôn khéo, hiểu biết trong hành động, trong suy nghĩ, cách ứng xử. Đây là hai từ ngữ thường được dùng để chỉ những người thành công, có nhiều thành tựu trong cuộc sống. Và đối lập với hai tính từ chỉ sự tốt đẹp này là "dại" và "bại", nó dùng để chỉ sự thua thiệt, thiếu khôn khéo, khôn ngoan, đôi khi chỉ sự vấp ngã, sai lầm.

Tuy có ý nghĩa đối lập là vậy, những sự song hành của chúng lại là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ, để tâm. Bởi có chiến bại mới có chiến thắng, có dại rồi mới có khôn như câu thành ngữ nổi tiếng: "Thất bại là mẹ thành công". Phải, ai mà chẳng từng thất bại, từng dại khôn vài lần trong cuộc sống của mình, thế nhưng điều quan trọng nhất mà sự thắng bại, dại khôn mà chúng ta muốn nói ở đây là những bài học được rút ra từ những điều đó. Để chiến thắng, chúng ta phải trải qua khó khăn, đôi khi là thất bại liên tiếp rồi mới có được thành công như mong đợi. Khôn dại cũng vậy, có dại, có sai lầm thì ta mới có kinh nghiệm để tích lũy, để trưởng thành từng ngày. Nếu không từng thất bại 3000 lần trong việc phát minh bóng đèn phát sáng, liệu Ê-đi-sơn có trở thành một trong những “thần linh của phát minh nhân loại” hay “mặt trời thứ hai của loài người”. Cho nên, hãy cảm ơn những thất bại ấy, chúng dạy bạn cách tiến lên, cách vượt qua khó khăn, cách không bỏ cuộc giữa chừng, cách đi lên đầy mạnh mẽ và quyết tâm để không đánh mất mình trước bão giông.

Con người ai cũng mong sẽ đi đến được thành công, không trở thành một kẻ thất bại, một kẻ dại dột. Thế nhưng, quy luật tồn tại của vũ trụ là thế mà chúng ta chỉ là những kẻ đi theo. Bởi vậy, hãy luôn cố gắng tích lũy kinh nghiệm, hãy đừng nản lòng, hãy để ra cho mình những bài học riêng vì đó có thể là hành trang, nền tảng vững chắc để chúng ta bước vào một tương lại tương sáng. Cái dại từ thất bại mới ló ra cái khôn để tiến đến thành công. Không có ai là hoàn hảo tuyệt đối, và đôi khi vẻ đẹp không nằm trong những chiếc bình thủy tinh sang trọng đắt tiền mà nằm ở những vết nứt đầy rạng rỡ ấy. Chính những sai lầm sẽ kết thành chòm sao chiếu sáng cuộc đời bạn, dạy bạn cách đứng lên. Hãy cảm ơn những sai lầm, những thất bại và những lần dại dột ấy.

Nhưng thất bại xong phải biết đứng lên, sai để đúng, không phải là sự cố chấp với cái tôi quá lớn của mình. Khi ấy, bạn chỉ đang tự cô lập, tự biên mình thành kẻ cô chấp, mù quáng và đơn độc mà thôi.