Bài văn mẫu số 1
Không chỉ Xuân Diệu mà bao nhiêu người sống dưới bầu trời này suốt mấy nghìn năm nay đều có chung nỗi niềm băn khoăn đó. Và thi nhân là những người hay cắt nghĩa, trả lời câu hỏi đó hơn cả, Xuân Diệu cho rằng: “Yêu là chết ở trong lòng mội ít”, Còn theo Ta-go nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ thì “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”.
Một trong những điều hạnh phúc nhất của mỗi con người là yêu và được đáp lại tình yêu. Khi yêu, ai cũng muốn làm cho người mình yêu luôn vui vẻ, ai cũng hi vọng lứa đôi sẽ đến được đích cuối cùng là hôn nhân. Nhưng để tình yêu cập được bến đó, mỗì trái tim yêu phải luôn giữ được trong mình tình cảm chân thành, sâu sắc, và đặc biệt cả hai phải nỗ lực để hiểu nhau thực sự. “Hiểu” là sự am tường, thấu đáo tính cách, thói quen, hoàn cảnh, tâm lí... của nhau. Người bạn yêu là vui tính, sôi nổi hay trầm lặng, là người dịu dàng hay cá tính? Anh ấy hoăc cô ấy có thích đọc tiểu thuyết không? Gia đình người đó thế nào?... Bạn cần và thực sự cũng muốn trả lời các câu hỏi đó lắm chứ. Tình bạn, tình anh em... cũng cần sự thấu hiểu, nhưng có lẽ tình yêu cần điều đó hơn cả. Lời định nghĩa của Ta-go đã nêu được yếu tố bản chất nhất trong tình yêu. Tình yêu phải là sự tường tận về nhau. Điều đó hoàn toàn chính xác.
Khi yêu, người ta đến với nhau trước hết bằng những rung động trong tâm hồn. Nhưng tình yêu muốn bền vững thì cần phải có giai đoạn tìm hiểu để thấu hiểu. Tại sao những người yêu nhau phải hiểu nhau?. Có thể lí giải câu hỏi này bằng rất nhiều lí do. Tình yêu thường bắt đầu bằng giai đoạn chinh phục. Tất nhiên, muốn “hạ gục” đối phương, “kẻ xông pha” phải ít nhiều có những hiểu biết về đối tượng mình đang theo đuổi. Nàng thích hoa gì, thích ăn nhất món gì?. Nàng có hay lên thư viện không, có học giỏi môn cầu lông không? Nàng là con út hay còn em nhỏ? Bố mẹ nàng có khó tính lắm không?... Chắc chắn anh chàng nào cũng có hàng ngàn câu hỏi cần phải trả lời trước khi thực thi kế hoạch “tấn công” của mình. Và chính đáp án của những thắc mắc ấy là biểu hiện sơ khai của sự “hiểu nhau”.
Mặt khác, cần thấy rằng những người yêu nhau luôn muốn hiểu để quan tâm, chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Không cần hỏi, họ cũng biết tại sao hôm nay bạn gái mình lại trang điểm kĩ hơn mọi hôm, cũng biết tại sao gần đây bạn trai mình ít nói hơn dạo trước. Và ngay tức khắc, mỗi người sẽ có thể đưa ra những hành động thích hợp với hoàn cảnh. Tình yêu luôn cần sự chia sẻ, nhất là những lúc người yêu mình gặp khó khăn. Một ánh nhìn trìu mến, một bờ vai để tựa vào, một bữa ăn đơn giản nhưng nóng sốt, hấp dẫn trong chiều đông giá rét, một chiếc áo hợp với người yêu mình...- không quá xa hoa nhưng không thứ cân nào đo được tình yêu của chàng trai, cô gái. Những điều đó chỉ có thể thực hiện được khi mỗi người hiểu được người yêu của mình.
Những giận hờn trong tình yêu phần lớn bắt nguồn từ sự “lệch pha”, “trái kênh” giữa hai người:
“Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội đi ngay...
Nàng không thích hoa hồng nhưng thứ hoa chàng mang tặng lại luôn là hoa đó. Chàng không thích xem phim Hàn Quốc nhưng nàng lại luôn mang vé đôi, rủ chàng đi xem loại phim này. Chàng trai không muốn cô gái quá lãnh đạm với những ngurời bạn từ quê lên chơi của chàng. Cô gái không muốn bạn trai ở lại quá khuya trong phòng trọ của mình... Những điều nhỏ nhặt như thế nếu tích tụ lại sẽ rất có hại cho sự bền vững của tình yêu. Vậy nên, tình yêu cần sự thấu hiểu, để mỗi người tự lựa cách cư xử sao cho đẹp lòng nhau, để bổ khuyết cho nhau những thiếu sót gây tổn thương đến tình yêu. Không hiểu nhau thì không thể làm cho nhau cảm thấy hạnh phúc.
Tình yêu đích thực là tình yêu phải đi đến hôn nhân. Vậy nên phải hiểu để tiến tới hôn nhân một cách tự tin hơn. Hơn nữa, muốn hôn nhân là thiên đường, muốn hôn nhân bền vững thì những người yêu nhau phải thực sự hiểu nhau. Bơi lẽ khi yêu, mọi người tin rằng “Tình yêu sẽ đưa hai chúng ta vượt qua tất cả.”, nhưng khi sống chung một mái nhà, cùng đối mặt với muôn vàn khó khăn của cuộc sống mới, nhiều người đã thất vọng vì tính cách, bản lĩnh... của chồng hay vợ mình.
Như vậy, sự thấu hiểu rất cần thiết trong tình yêu. Nó làm nên chiều sâu của tình yêu, là chất xúc tác làm tình yêu chín muồi, là thứ bảo hiểm vĩnh viễn an toàn cho tình yêu đôi lứa. Không có sự thấu hiểu, tình yêu chắc chắn không thể tồn tại được. Nhưng làm thế nào để những người yêu nhau có thể hiểu nhau một cách dễ dàng mà vẫn tế nhị? Muốn hiểu nhau, lứa đôi cần phải làm gì?.
Tình yêu là không phải là nơi dừng chân của sự thô lỗ nên những người yêu nhau không nên thật thà hỏi trực diện người mình yêu xem cô ta, anh ta là người như thế nào. Có rất nhiều cách để những người yêu nhau hiểu nhau hơn. Chúng ta có thể tìm hiểu về người bạn của mình qua những người xung quanh. Chủ động nói chuyện với người thân, với hàng xóm, bạn bè của người yêu, ta có thể phần nào cảm nhân được hình ảnh cô ấy, anh ấy trong mắt họ. Chàng trai có phải là người có tính tự lập cao như anh ta vẫn thể hiện không? Cô gái có phải là người đoan trang, thuỳ mị như ta vẫn thấy không?. Ngoài việc nhận chân được con người thật của người yêu, chúng ta còn có cơ hội biết thêm dược nhiều điều khác nữa. Những người hàng xóm có thể cho ta biết cô ấy rất hiếu thảo với cha mẹ, rất tình cảm với con mèo xinh xắn kia. Cậu em của anh chàng có thể tiết lộ về tính bừa bãi của ông anh mình... Những điều đó chắc chắn không phải vô ích và không thú vị đối với những người đang yêu.
Bên cạnh việc “thăm dò” đối phương một cách gián tiếp, tự mỗi người có thể chú ý phát hiện về người yêu mình qua những lời nói, cử chỉ, hành động, qua cách ứng xử với hoàn cảnh của anh ta, cô ta. Đây là phương thức khá hiệu quả và ý nghĩa bởi nó thể hiện được sự chú tâm của bạn tới người yêu mình. Nhưng cũng nên cảnh giác bởi nếu quá lạm dụng, chúng ta sẽ trở thành người soi mói, nhỏ nhen, khó tính. Mỗi người nên quan sát đối phương bằng đôi mắt, bằng trái tim của lòng yêu chân thành. Có như vậy, chúng ta mới lí giải được cặn kẽ, chính xác tại sao cô ấy, anh ấy lại hành động như vây?.
Một cách khác để những người yêu nhau có thể hiểu nhau nhiều hơn đó là sự chủ động đối thoại của giữa hai người. Chúng ta có thể tâm sự, thô lỗ với nhau những tâm tư, tình cảm, những vướng mắc, trăn trở trong lòng môt cách chân thành. Không nên giấu giếm những nhược điểm của mình, không nên ngại ngần đưa ra những quan điểm của riêng mình. Có thể hai người có những quan điểm trái chiều, có thể người mình yêu không có cùng suy nghĩ như mình nhưng ít ra chúng ta cũng đã biết để tránh va chạm trong cuộc sống. Tình yêu đích thực phải có nhiều những giờ khắc ngôi bên nhau, kể cho nhau nghe mọi chuyện trong ngày, nói cho nhau hiểu những suy nghĩ trong đầu, phải là sự lắng nghe một cách trân trọng, chú ý... Có như thế tình yêu mới đơm hoa, kết trái, những người yêu nhau mới tìm thấy sự thi vị trong tình yêu.
Khi yêu ai cũng muốn tình yêu của mình thật đẹp, thật lãng mạn. Nhưng trong thực tế, không phải tình yêu nào cũng suôn sẻ, cũng “thuận buồm xuôi gió”. Người ta chỉ yêu nhau nhiều hơn khi hiểu nhau, và chỉ hiểu nhau nhiều hơn khi cùng chung vai gánh vác, cùng đối măt với những thử thách trong cuộc sống. Rào cản từ phía gia đình, rào cản từ những định kiến trong xã hội, rào cản từ tiềm lực kinh tế... tất cả đều chỉ là thử thách để tình yêu vượt qua. Chặng đường tình yêu phải đi qua có nhiều gian nan, nhiều chông gai. Nhưng có đi trên chặng đường đó, mỗi người mới cảm nhận được chính xác tình yêu mình đang theo đuổi có phải là tình yêu thực sự hay không, người mình đang yêu có xứng đáng với tình yêu của mình hay không, mới xác định được “nồng độ yêu” của mình và của đối phương như thế nào... Những câu trả lời sẽ có ngay tức khác. Qua các thử thách đó, có tình yêu trường tồn nhưng cũng có tình yêu tan rã.
Chúng ta không tiếc nuối thứ tình yêu bồng bột, hời hợt kia bởi nó không chân thành, không đích thực và chưa được kiểm nghiệm bằng “sự thấu hiểu”.
“Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau” có hiểu nhau thì mới yêu nhau được- điều đó chính xác như một chân lí. Bản chất của tình yêu phải là sự thấu hiểu. Thấu hiểu để chia sẻ, để tiến tới hôn nhân bền vững. Tình yêu nào cũng cần sự thấu hiểu, cha mẹ yêu con cũng cần hiểu con, anh em yêu nhau cũng cần hiểu nhau, và đặc biệt, đôi lứa yêu nhau cũng cần phải hiểu nhau hơn ai hết. Tất nhiên, “hiểu” không có nghĩa là thấu rõ hết về nhau, tường tận hết về nhau nhưng phải “hiểu để yêu nhau nhiều hơn, để không bao giờ ngỡ ngàng như phút ban đầu”.
Bài văn mẫu số 2
Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ vô cùng. Trong cuộc đời này, ai ai cũng đi kiếm tìm tình yêu và ai ai cũng khao khát có được một tình yêu chân chính. Thậm chí, đã có người trả giá cả cuộc đời, sự nghiệp mình cho tình cảm ấy. Tình yêu là gì mà bao người say mê đến vậy? “Hỏi thế gian tình ái là chi/ Mà đôi lứa thề nguyền sống chết?”. Đã có nhiều định nghĩa về tình yêu:
“Đố ai định nghĩa về tình yêu?
Có khó gì đâu một buổi chiều...”
(Xuân Diệu)
Còn đại thi hào Ta-go thì viết: “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”. Ta-go nhấn mạnh đến khía cạnh đồng cảm trong cảm xúc, tình cảm trong tình yêu. Nói một cách khác, ý Ta-go định nghĩa: Tình yêu là sự đồng cảm. Tại sao như vậy? Đồng cảm là sự đồng điệu về tâm hồn, là hiểu những tình cảm, cảm xúc của người yêu trước mỗi sự vật hiện tượng của đời sống. Có đồng cảm ta mới có thể sẻ chia, cảm thông với người mình yêu. Xúc động biết bao nhiêu khi ta khổ đau, suy sụp lập tức có một bàn tay nắm lấy sẻ chia và có một bờ vai để ta tựa vào đầy tin tưởng. Hạnh phúc thật vô bờ nếu niềm vui của ta có được những nụ cười đồng điệu, chia sẻ, yêu thương,... Và ngược lại, sẽ thật trớ trêu cho những tình yêu đồng sàng dị mộng, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Đó ắt hẳn không phải tình yêu chân chính, nó được xây dựng có lẽ bởi những toan tính cá nhân, vụ lợi. Không có được sự đồng cảm, tình yêu chỉ là thứ bi kịch, con người chết đuối trong biển đêm cô đơn và hụt hẫng. Tình yêu là thứ trái ai cũng khát khao. Nhưng để tình yêu mãi là trái ngọt mà không phải là trái đắng, mỗi người cần xây dựng cho mình một tình yêu chân chính, xuất phát từ trái tim, từ tâm hồn mỗi con người. Đặc biệt, tình yêu chỉ thực sự bắt đầu khi có sự đồng cảm, hoà hợp đôi bên. Định nghĩa của Ta-go luôn nằm trong hành trang của những người đã, đang và sẽ yêu “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”.