Dàn ý phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo 1
DÀN Ý CHI TIẾT
I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
1. Giới thiệu khái quát về Nam Cao (1915 - 1951)
2. Hoàn cảnh, xuất xứ của "Chí Phèo"
3. “Chí Phèo” trở thành một kiệt tác chính là nhờ ở giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ của tác phẩm.
II. Giải thích khái niệm
Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người; đồng thời tác phẩm cũng đã đứng về phía các nạn nhân mà lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống và phẩm giá của con người.
III. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo”
Trong tác phẩm "Chí Phèo", Nam Cao đã dành cho người nông dân mà ông từng gắn bó những tình cảm nhân đạo rất sâu sắc và rộng lớn.
1. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây trước hết được biểu hiện ở chỗ đã khám phá ra nỗi khổ bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương thiện. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đó.
2. Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện: Làm thế nào để cho con người được sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn.
3. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn thể hiện qua thái độ lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động (bọn thống trị độc ác; nhà tù thực dân; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo).
4. Tư tưởng nhân đạo đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở đây còn được thể hiện ở thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân. Cao hơn nữa, nhà văn còn khám phá ra những phẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi.
a. Những vẻ đẹp ở Chí Phèo
- Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện
+ Khỏe mạnh về thể xác (anh canh điền khỏe mạnh).
+ Lành mạnh về tâm hồn:
· “Một thằng hiền như đất”.
· Giàu lòng tự trọng, biết “không thích cái gì người ta khinh”; biết phân biệt giữa tình yêu cao thượng và cảm giác nhục dục thấp hèn. Những lần “bà ba, cái con quỷ cái” bắt hắn làm những việc không chính đáng “hắn thấy nhục, chứ yêu đương gì”.
+ Hắn đã từng mơ ước rất bình dị: “Có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, nuôi một con lợn để làm vốn liếng. “Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
- Bị nhà tù xã hội thực dân phong kiến biến Chí thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”, nhưng dưới đáy sâu tâm hồn hắn vẫn lấp lánh ánh sáng nhân phẩm.
+ Khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi: biết yêu thương, biết “say sưa”, “rưng rưng” và “bẽn lẽn” nhận ra hương vị cháo hành “Trời ơi mới thơm làm sao!”. Đó là hương vị của tình người, của tình yêu chân thành, của hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng. Chí Phèo muốn được sống với Thị Nở: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”. Và khi bị “cắt đứt mối tình”, Chí biết tiếc, biết buồn, biết khóc vầ uất ức, giận dữ.
+ Khát khao được làm người lương thiện. Chí Phèo “muốn được làm người lương thiện”! “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. “Thị Nở có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lai không thể được. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng… của những người lương thiện”. Điều đó đã có lúc khiến Chí Phèo hồi hộp hi vọng.
+ Có tinh thần phản kháng: Khi bị Thị Nở cự tuyệt và nhận ra mọi ngỏe đường trở lại xã hội loài người bị chặn đứng, Chí Phèo đã đến thẳng nhà Bá Kiến, vung lưỡi dao căm hờn lên giết chết Bá Kiến - kẻ thù khủng khiếp đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của Chí để đòi quyền làm người lương thiện của mình. Sau đó Chí Phèo đã tự sát vì tuyệt vọng, vì Chí không muốn sống tăm tối, tủi nhục như kiếp sống thú vật nữa.
Dựng lên một hình tượng người nông dân bị tha hóa, “một con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, Nam Cao không hề có ý định bôi nhọ người nông dân, trái lại đã dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ, trong khi họ đã bị rách nát cả hình hài lẫn tâm hồn. Điều đó chứng tỏ con mắt nhân đạo của Nam Cao rất sâu sắc, mới mẻ và “tinh đời”.
b. Những vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở
- Tư tưởng nhân đạo độc đáo và mới mẻ của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn được biểu hiện ở việc phát hiện ra vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở.
+ Dưới ngòi bút của Nam Cao, Thị Nở đã trở thành người phụ nữa rất giàu tình thương. Đằng sau cái bề ngoài xấu xí và tính khí “dở hơi” còn ẩn chứa một trái tim nhân hậu. Khi Chí Phèo bị ốm, Thị Nở đã chăm sóc tận tình… Với bàn tay dịu dàng, ấm nóng nhân tình của người phụ nữa, Thị đã mang đến cho Chí một bát cháo hành còn “bốc khói”. Chính bát cháo hành ấm nóng tình người ấy đã đánh thức dậy nhân tính của Chí Phèo.
+ Cũng như những người phụ nữ khác, Thị Nở rất khao khát tình yêu và hạnh phúc. Cuộc gặp gỡ của hai kẻ khốn khổ đã tạo nên sự đồng cảm và Thị Nở đã yêu Chí Phèo, ước ao được sống chung với Chí. Tình yêu đã làm cho người đàn bà “xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn” ấy biến đổi một cách kì diệu: “Trông thị thế mà có duyệt. Tình yêu làm cho có duyên”. Phát hiện ra điều đó chứng tỏ cái nhìn nhân đạo của Nam Cao có chiều sâu hiếm có.
Kết luận
“Chí Phèo” là một tác phẩm có giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ. Giờ đây, nền văn học Việt Nam đã bước sang thiên niên kỉ mới, nhìn lại chặng đường đã qua, “Chí Phèo” của Nam Cao vẫn được xếp và hàng kiệt tác trước hết là ở giá trị nhân đạo sâu sắc, độc đáo đó.
Dàn ý phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo 2
a. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
Dẫn dắt vào vấn đề: giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo
b. Thân bài
Khái quát chung
Giá trị hiện thực : phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa; mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương.
Giá trị nhân đạo: cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục; phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng như họ bị biến thành thú dữ; thể hiện niềm tin tưởng vào bản chất lương thiện của con người
Phân tích
Giá trị hiện thực
Phản ánh những vấn đề cơ bản của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.
Mối quan hệ của nội bộ giai cấp thống trị, những bè cánh địa chủ cường hào.
Một mặt chúng đối nghịch với nhau. Vì bọn chúng là một “quần ngư tranh thực”, mồi thì ngon mà bè nào cũng muốn ăn. Do đó chúng luôn rình cơ hội để trị nhau, mong cho nhau lụn bại để cưỡi lên đầu lên cổ nhau.
Mặt khác chúng du lại với nhau để bóc lột người nông dân.
=>Phản ánh ý thức tranh chấp và giành địa vị bá chủ trong làng xã.
Mâu thuẫn giai cấp đối kháng, gay gắt giữa bọn địa chủ cường hào thống trị với những người nông dân bị áp bức, bóc lột. Tiêu biểu là mâu thuẫn giữa bá Kiến với Chí Phèo.
Bá Kiến là một tên địa chủ khét tiếng xảo quyệt, tàn ác, lão biết dùng những phương châm trị dân được đúc kết từ mấy đời là tổng lí để đối phó với dân lành và cả với những người cùng hơn cả dân cùng. Lão đã đẩy những người lương thiện, lao động chân chính vào con đường tội lỗi, thậm chí là tha hoá và biến thành quỷ dữ, bị xã hội loài người coi khinh, xa lánh rồi chặn mọi cánh cửa trở về với cuộc đời lương thiện của họ.
Mối mâu thuẫn này không thể điều hoà được phải giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt, dữ dội. Cả hai đều phải chết.
Hiện thực đời sống tăm tối, đau khổ của người nông dân, người lao động lương thiện được thể hiện tập trung qua số phận của nhân vật Chí Phèo.
Chí là đại diện, điển hình cho bi kịch bị chà đạp cả nhân hình, nhân tính: từ một ngwòi lao động lương thiện, bị tha hoá thành kẻ lưu manh và trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, cuối cùng chết một cách thảm khốc trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống lương thiện.
Cuộc đời Chí với cả chuối những khổ đau: tuổi thơ bất hạnh, tủi cực; nhờ lòng trắc ẩn của dân làng, Chí lớn lên có lòng tự trọng và ước mơ giản dị nhưng Chí lại phải vào tù mà khôgn rõ lí do; Chí ra tù thay đổi nhân hình nhân tính, biến thành kẻ lưu manh; rồi Chí trở thành tay sai, thành công cụ gây tội ác tỏng tay Bá Kiến để trở thành con thú hoang sống triền miên trong cõi say vứoi những hành động đạp phá, đâm chém để dân làng phải xa lánh đến mức Chí dùng tiếng chửi để đối thoại, để giao tiếp mà khôg ai đáp lại; Chí gặp thị Nở và sống lại tất cả những năng lực của con người, năng lực nhận thức và năng lực cảm xúc, tưởng chừng cuộc đời Chí sẽ ngoặt sang một quãng khác khi hắn khao khát được trở về với xã hội laoì người, khi Chí đã ăn năn hối hận và có niềm tin để sống lương thiện. Nhưng Chí lại bị thị Nở từ chối chung sống bằng tất cả sự giận dữ và nhục nhà của bà cô thị, Chí rơi vào tình thế bi kịch rồi đến thảm kịch, Chí đi báo thù và chết khi niềm khao khát lương thiện lên đỉnh cao nhất).
Cuộc sống tăm tối của những người nông dân thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén, áp bức. Họ hiền lành suốt đời è cổ làm để nuôi bọn lí hào và luôn chỉ nghĩ đến sự yên ổn của mình, ai biết người đấy, họ không thích những chuyện lôi thôi. (Khi Chí Phèo đến chửi Bá Kiến, họ ùn đến xem rất đông những chỉ một câu nói ngọt ngào của Bá Kiến, họ đã kính cẩn dãn ra và ai về nhà nấy để Chí Phèo “độc lực chọi nhau với Bá Kiến”. Khi Chí Phèo say chửi tất cả nhưng ai cũng vô cảm thấy rằng “không hề gì” đến mình. Khi chứng kiến cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến, họ cũng tuôn đến xem nhưng không ai tỏ lòng thương xót. =>Họ không phải là một thế lực, đồng thời cũng mất tình cảm đồng loại. Thị Nở là người yêu duy nhất của dời Chí, người duy nhất trong làng Vũ Đại thấy Chí hiền, coi Chí là người, dám giao tiếp, đi lại với Chí và chăm sóc Chí và “gần gũi” với Chí cũng ái ngại lo sợ nếu mình không may mang mầm mống của Chí Phèo tron bụng. Người dân làng Vũ Đại không hề biết Chí Phèo giết Bá Kiến và tự sát là do ý thức người đã trở về, do khát vọng cháy bỏng được làm người lương thiện, không biết rằng Chí đã phải đổi cả mạng sống của mình để được lương thiện nên họ vô cảm, thờ ơ trước cái chết của Chí.
“Chí Phèo” đã khái quát hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ: có áp bức, có đấu tranh, đấu tranh tự phát thường dẫn đến kết cục bi thảm. Và những cuộc đấu tranh như thế này chưa thể kết thúc được vì “tre già măng mọc”. Bá Kiến chết còn Lí Cường, còn nhiều tên cường hào ác bá khác thì còn những “hiện tượng Chí Phèo” và còn những cuộc đấu tranh tự phát…
Giá trị nhân đạo
Niềm cảm thương sâu sắc đối với những số phận khổ đau, bất hạnh như Chí Phèo, thị Nở:
Chí Phèo là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. trong nỗi cô đơn thê thảm, sự cô đơn tuyệt đối, Chí dùng tiếng chửi để đối thoại, để giao tiếp với cộng đồng mà không được. Chí chửi tất cả, từ những đối tượng khái quát, trừu tượng đến những đối tượng gân gũi, cụ thể hơn. Chí chửi rủa cả người đẻ ra Chí, nguyền rủa sự tồn tại củ chính mình. Tiếng chửi của Chí hướng đến cả xã hội thực dân phong kiến lúc ấy, cái xã hội đã đẻ ra Chí Phèo. Đó là sự phản kháng bất lực và tuyệt vọng của Chí với cuộc đời. Nỗi cay đắng tuyệt vọng của Chí lên đến đỉnh điểm khi Chí đã thức tỉnh nhân tính muốn thực hiện ước mơ thời lương thiện với thị Nở nhưng lại bị thị Nở từ chối. Đau đớn tột đỉnh khi nhận ra cuộc đời không chấp nhận mình, Chí đã phải chết.
Còn thị Nở thì hiền lành, chẳng có thể làm hại ai nhưng vẫn bị cộng đồng xa lánh, họ tránh thị “như tránh một con vật gì rất tởm”. Nhưng thị có tình cảm đồng loại, có tình yêu thương con người. Từ khi Chí Phèo đến ở vườn chuối ven sống, dân làng không ai dám đi qua đó ra sông lấy nước nứa, người ta đã tìm một lối đi khác dù có xa hơn nhưng thị Nở vẫn đi qua vườn chuối nhà Chí để ra sông. Thị không sợ Chí Phèo, thị còn sang nhà hắn xin lửa hay xin rượu nữa. Thị còn nhận ra Chí Phèo hiền lành, vì chẳng làm hại gì đến thị, thị sẵn sàng chăm sóc Chí khi hắn ốm. Thị yêu Chí thật và cũng muốn sống chung với Chí nhưng bị bà cô ngăn cản, bị định kiến nghiệt ngã của xã hội ngăn cản.
=> Qua đó, Nam Cao cho thấy nỗi khổ của con người vừa do sự tàn bạo của xã hội vô nhân tính đem đến vừa do những định kiến khắc nghiệt, vô lí của xa hội làm nên.
Khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người.
Xã hội tàn bạo đã vúi dập nhân hình nhân tính, đã vò nát bộ mặt người, đã bóp nát linh hồn người, đã biến Chí Phèo thành quỷ dữ nhưng không thể giết chết bản chất lương thiện của Chí Phèo. Sống trong làng Vũ Đại khô héo tình người nhưng Chí không cạn tính người. Nhân tính của Chí ngày thường bị che lấp bởi vỏ ngoài của một thằng say. Nhưng khi được tình người chạm đến, nhân tính ấy bừng dậy mạnh mẽ.
Chí Phèo vô tình gặp thị Nở trong một đêm trăng trong vườn chuối nhà hắn, thị Nở đã đánh thức bản năng ở Chí và quan trọng hơn thị đã đánh thức lương tri của Chí. Sau đêm gặp thị Nở, Chí Phèo sống dậy những cảm xúc nhân tính: Chí bâng khuâng cảm nhận vẻ đẹp tươi của cuộc sống, thấy nó đối lập với không gian ẩm thấp, u ám trong căn lều của hắn; hắn nghe thấy nhịp sống của những con người bình dị mà sống dậy ước mơ thời quá khứ, nhận ra tình trạng hiện tại của mình và trông rõ cả tương lai. Chí đã nhận ra chính mình, Chí thấy yêu cuộc sống của con người vô cùng. Chí thấy mình già mà còn cô độc mà điều hắn sợ nhất lầ sự cô độc. trước đây, dù trong cõi say, dù khi là quỷ dữ Chí cũng đã thấm thía nỗi cô độc rồi, bây giờ nhân tính trở lại, Chí càng sợ sự cô độc.
Chí xúc động khi được thị Nở chăm sóc, Chí ăn cháo hành, Chí nhìn thị cười và thị giục hắn ăn cho nóng, hắn cảm nhận được tất cả sự nồng ấm của tình người.
=> Nam Cao đã phát hiện ra vai trò quan trọng của tình người trong việc đánh thức và khơi dậy nhân tính ở Chí, trong việc bảo tồn và phát triển nhân tính trong cộng đồng người, trong cuộc đời nói chung.
Thị Nở tuy bề ngoài xấu xí, dở hơi, ngẩn ngơ nhưng thị là một cn người đích thực. Ở thị có cái nghĩa giản dị mà thiêng liêng không mấy ai có được trong cái làng Vũ Đại ấy. Thị đã chăm sóc Chí khi hắn ốm. thị có trách nhiệm với Chí, có suy nghĩ rất sâu sắc: “mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc, dù sao đã ăn nằm với nhau như vợ chồng”.
Nam Cao khẳng định sức mạnh, sức sống của nhân tính. Cái chết của Chí Phèo thể hiện điều đó. Khi Chí Phèo thức tỉnh nghĩa là hắn không thể phá phách hay đâm chém được nữa, nghĩa là hắn không chấp nhận sống cuộc sống của quỷ dữ. Trước đây, để tồn tại, Chí phải sống trong u mê tăm tối của kiếp thú vật. Khi lương tri trở lại, Chí lại phải đổi cả mạng sống. Lúc này, với Chí, khao khát được làm người lương thiện cao hơn cả sinh mạng của mình. Chí phải chết vì cánh cửa lương thiện của cuộc đời không chịu mở. Chí chết đã không phải thoả hiệp với nhưng tên Bá Kiến, với bọn cường hào địa chủ, với giai cấp thống trị tàn ác. Chí phải chết để không làm chảy máu và nước mắt của dân làng, của nhưg người đã từng yêu thương đùm bọc Chí, của những người đã từng cho Chí lớn lên để Chí mang tất cẩ những phẩm chất trong sáng của một người lương thiện, để Chí có lòng tự trọng, có ước mơ trong sáng, chính đáng.
Nam Cao phê phán những thế lực bạo tàn chà đạp con người.
Cái chết của Chí Phèo đã đanh thép tố cáo tội ác của xã hội tàn nhẫn, vô nhân đạo, xã hội đa tiêu diệt đến tận cùng quyền sống, lẽ sống của con người.
Khi sinh ra Chí Phèo đã bị bỏ rơi bên lề cuộc sống, phải nhờ lòng trắc ẩn của người đời. Khi Chí lớn lên, muốn sống với ước mơ giản dị, chính đáng, biết rằng sự bền vững của cuộc sống avf hạnh phúc là phải do chính bàn tay mình làm nên, thế những Chí bị đẩy vào nhà tù mà không được biết lí do. Khi Chí ra tù thì bị xoá tên ra khỏi xã hội loài người. Khi Chí thức tỉnh lương tri, muốn được sống lương thiện thì cuộc đời không chấp nhận Chí, hắn phải chết một cách bi thảm ngay trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống của con người, cuộc sống lương thiện mà Chí khát khao cháy bỏng.
Nam Cao đề ra giải pháp mang tính nhân đạo, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.
Hành động dữ dội của Chí Phèo là đâm chết Bá Kiến đã dự báo sự đối đầu gay gắt cần giải quyết: người lương thiện phải đứng dậy trả thù quyết liệt để giành lại quyền sống lương thiện. Điều đó cũng mang ý nghĩa sâu sắc: khi nào xã hội có lương thiện, có tình người, cái ác không còn thì con ngwoù mới được sống một cách ứng đáng.
Trong tác phẩm này, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến 3 lần. Lần thứ nhất đến chửi, lần thứ hai đến xin đi ở tù và lần thứ ba đến đòi lương thiện. Hí lần trước thì Chí được sống, bởi Chí sẽ là công cụ, là tay sai trong tay Bá Kiến. Nhưng lần thứ 3 thì Chid phải chết. Bởi xã hội có nhiều kẻ tàn bạo vầ xảo quyệt như Bá Kiến mà Chí lại đồi lương thiện, đòi cái mà xã hội ấy không có, cái mà ã hội ấy muốn tàn phá, huỷ diệt. Chí chết là tất yếu.
=>“Chí Phèo” là một tác phẩm văn học chân chính như trong quan niệm của Nam Cao: “Tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm phải thể hiện nỗi đau của con người, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn”.
c. Kết bài
Những nhìn nhận, đánh giá chung về vấn đề
Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân