Phân tích những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm “Chữ người tử tù” 1
Thành công đầu tiên và đọc đáo nhất của Chữ người tử tù đó tình huống truyện gây cán, hấp dẫn, bất ngờ. Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ éo le, kì lạ giữa hai nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục:
Về không gian: chốn ngục thất mà Huấn Cao là tử tù còn viên quản ngục là người có uy quyền trông coi ngục thất Về thời gian: đêm cuối cùng trước khí Huấn Cao bị chịu án chém. Đó là một cuộc gặp gỡ éo le giữa một tử tù ngang tang, khí phách và có nhân cách cao đẹp lại viết chữ nho rất đẹp với một người coi tù thích chữ đẹp, đặc biệt là chữ của tử tù Huấn Cao.
Trên bình diện xã hội họ gặp nhau trong cảnh ngộ và vị thế đối kháng: Huấn Cao cầm đầu khởi nghĩa chống lại triều đình, bị coi là giặc, bị khép tội đại nghịch và chờ án chém; còn viên quản ngục đang phụng mệnh triều đình, là kẻ đại diện cho bộ máy cai trị của chế độ đó. Nhưng điều kì diệu là 2 kẻ tưởng đối nghịch ấy đã trở thành tri âm, tri kỉ.
Nhưng ở một chiều sâu khác, đây là một cuộc gặp gỡ tất yếu. Ở phương diện nghệ thuật: Huấn Cao là một tài năng hiếm thấy, “một ngôi sao hôm nhấp nháy, một ngôi sao chính vị” mà tài viết chữ nho có một không hai trên đời “cả vùng tỉnh Sơn ta đều khen”. Viên quản ngục tuy là người không có tài nhưng lại là người biết quý trọng cái tài, ông coi chữ của Huấn Cao là báu vật mà cả đời khao khát.
Ở phương diện cá nhân con người: Huấn Cao sắp chết chém mà vẫn hiên ngang, cao cả, bất chấp ngục tù và cái chết; còn ngục quan đang phụng mệnh triều đình lại giám biệt đãi tử tù trong nhà ngục. Huấn Cao là một người trọng nghĩa, khinh thường danh lợi, tấm lòng biết gạn đục, khơi trong, đem cái tâm để đãi người biết quý trọng cái đẹp, trọng cái tâm và cái tài; còn viên quản ngục là một tấm lòng trong thiên hạ “một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật hỗn loạn, xô bồ”.
Như vậy họ đã gặp nhau ở cả nhân cách và khí phách. Nhưng điều quan trọng chính là cái chữ của người tử tù như chất keo kết dính những thứ đó lại với nhau. Chơi chữ hay thư pháp là một nghệ thuật lâu đời. Trong đó vẻ đẹp của họa kết hợp với cái tinh túy của văn tạo nên những bức câu đối, hoành phi, tứ bình vô giá. Người viết chữ và người biết thưởng thức chữ đều là người có tâm hồn thanh cao mới có thể gặp nhau, mới có thể trở thành tri âm, tri kỉ.
Thế nhưng ông trời nhiều lúc chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã và những con người có tâm tính tốt ngay thẳng lại phải ăn đời, ở kiếp với một lũ quay quắt. Đúng là một tình huống éo le nhưng tất yếu giữa những người thực chất là tri âm, tri kĩ. Cuộc gặp gỡ này là thử thách, làm nổi bật vẻ đẹp các nhân vật, làm cho truyện giầu kịch tính.
Nghệ thuật tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm. Những chi tiết về cảnh, người của một thời vang bóng. Sử dụng một loạt từ ngữ Hán-Việt rất đắt như: phiến chat, thầy bát, thầy thơ lại, viên quản ngục, thiên lương, án thư, pháp trường, bộ tứ bình, bức trung đường, bái lĩnh… tạo nên mầu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng.
Sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập, cách khắc họa nhân vật theo bút pháp lãng mạn, làm nổi bật gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, lí tưởng và hiện thực.
Cảnh cho chữ là cảnh chói sáng nhất trong tác phẩm. Nó vừa thiêng liêng vừa tràn ngập ánh hào quang của cái đẹp. Cái đẹp tỏa ra từ phẩm chất, khí phách, nhân cách của các nhân vật đặc biệt toát ra từ vẻ đẹp, cái hay của chữ người tử tù Huấn Cao đã tạo thành chất thơ huyền diệu của tác phẩm.
Nguyễn Tuân tài hoa ở cách thức nhìn nhận và phản ánh con người của mình, “ngông” trong lối biểu hiện khác đời khác người. Từ đề tài, nhân vật đến cách thể hiện đều gây bất ngờ, rất độc đáo và giàu sáng tạo. Tử tù đến người người lái đò bình thường bỗng trở thành nghệ sĩ tài hoa.
Nguyễn Tuân rất yêu cái đẹp. Người tủ tù không nhìn nhận ở phương diện tội ác mà nhìn nhận của sự tài hoa. Người lái đò không nhìn nhận ở phương diện nghề nghiệp mà nhìn ở phương diện của một nghệ sĩ, một chiến sĩ. Tất cả đều được nâng lên tới tầm cao nghệ thuật qua ngòi bút Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân đặt nhân vật của mình ở nhiều phương diện khác nhau. Ở phương diện xã hội: Huấn Cao là kẻ tử tù đang đợi ngày ra pháp trường chịu án chem.. Ở phương diện nghệ thuật: Huấn Cao là người nghệ sĩ sáng tao ra cái đẹp. Ở phương diện võ thuật: Huấn Cao là vi tướng tài, có tài bẻ khóa vượt ngục.. Sự đa dạng và phong phú chính là đặc điểm trong phong cách nghệ thuật bởi với ông sự đơn giản và đơn điệu chính là cái chết của nghệ thuật.
Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo ( Nguyễn Tuân )
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh khắc hoạ tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng, trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
Phân tích những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm “Chữ người tử tù” 2
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân, thiện, mỹ người ta thường nghĩ tới Nguyên Tuân một con người luôn tìm kiếm cái đẹp, ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông cầm bút năm 1936 nhưng thật sự nổi tiếng vào năm 1938 với các thể loại khác nhau như bút kí, truyện ngắn,.. “vang bóng một thời”,”một chuyến đi”.
Điển hình “chữ người tử tù” là nơi nhân vật được miêu tả như các nghệ sĩ, mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp và các thú tao hưởng lành mạnh, tao nhã, tất cả được thể hiện qua lớp người nhà nho bất đắc dĩ tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân
Trong môi trường của các ác thì cái thiện khó có thể bền vững, muốn chơi chữ thì phải giữ thiên lương, cái đẹp có thể nảy sinh từ tâm, từ môi trường của ác ác như hành động chơi chữ trong tù của Huấn Cao nhưng không thể chung sống với cái ác. Nguyễn Tuân nhắc tới thú chơi chữ là môn nghệ thuật đòi hỏi cảm nhận không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà còn cả bằng tâm hồn, người ta thưởng thức chứ không mấy thấy cảm nhận mùi thơm của mực, hãy tìm cho mình trong chữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là cái thiện và chơi chữ chính là thể hiện cách sống có văn hóa, trước lời khuyên của người tử tù viên quản ngục xúc động vái lạy người tử tù một lạy, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rơi khẽ vào kẽ miệng nghẹn ngào “ kẻ si muội này xin bái lĩnh” bằng sức mạnh của một người cao cả và tài năng xuất chúng người tử tù đã hướng quản ngục đến cuộc sống đến cái thiện và trên con đường đến với cái chết Huấn Cao gieo mầm cuộc sống cho những người lầm đường.
Trong khung cảnh đen tối của tù ngục hình ảnh Huấn Cao bỗng trở nên cao lớn lạ thường, vượt lên trên những dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh đồng thời thể hiện niềm tin vững chắc của con người trong bất cứ hoàn cảnh nào con người vẫn khao khát hướng tới chân thiện mỹ. Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Tuân là nhà văn duy mỹ, tức là điều mà ông quan tâm chính là cái đẹp, nghệ thuật, nhưng qua truyện ngắn “chữ người tử tù” và đặc biệt là cảnh cho chữ, ta càng thấy rằng nhận xét trên là hời hợt, thiếu chính xác. Đúng là trong truyện ngắn này Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp nhưng cái đẹp thì lúc nào cũng gắn cái thiện, thiên lương con người. Qua điểm này để bác bỏ ý kiến của người trước cách mạng, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tư tưởng duy mĩ, theo quan điểm nghệ thuật vì nghệ thuật.
Bên cạnh đó truyện cũng ca ngợi viên quan ngục và thơ lại là những con người tuy sống trong những điều kiện độc ác, xấu xa nhưng vẫn là “những thanh âm trong trẻo”, biết hướng tới cái thiện. Qua đó còn cho thấy được tấm lòng yêu nước và căm ghét bọn thống trị đương thời và thái độ tôn trọng những người có thiên lương, trên cơ sở đó đạo lý truyền thống của nhà văn.
“Chữ người tử tù” là bài ca bi tráng, bất diệt về thiên lương, tài năng và nhân cách cao cả của con người, hành động “cho chữ” của Huấn Cao là những dòng chữ cuối đời người, có ý nghĩa truyền lại cái tài hoa cho kẻ tri ân, tri kỷ cho thế hệ hôm nay và mai sau. Nếu có sự truyền lại này cái đẹp sẽ mai một, đó là tấm lòng muốn giữ cho đời.
Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh, gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm, từng hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân, một buồng tối chật hẹp, hình ảnh ba con người, ba cái đầu đang chăm chú vào một tấm lụa trắng tinh, hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân đi xiềng, đứng viết chữ. Hình tượng miêu tả cũng thể hiện tư tưởng một cách rõ nét, từ bóng tối đến ánh sáng, từ hôi hám, dơ bẩn đến cái đẹp, ngôn ngữ, hình ảnh cor kính cũng tạo không khí cho tác phẩm, ngôn ngữ sử dụng nhiều từ Hán Việt để miêu tả đối tượng là thú chơi chữ. Tác giả đã phục chế cái cũ xưa bằng kỹ thuật hiện đại như phân tích tâm lý nhân vật, bút pháp tả thực.
Cảnh cho chữ trong “chữ người tử tù” đã kết tinh tài năng, sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn Tuân, tác phẩm đã nói lên tấm lòng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng, đan xen vào đó tác giả cũng đã kín đáo bày tỏ đau xót chung cho cái đẹp chân chính đang bị phá hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân văn, nhân văn, dù cuộc đời có đen tối thì vẫn có những tấm lòng tỏa sáng.
Qua hình tượng Huấn Cao ta thấy một người tử tù lúc nào cũng trong tư thế hiên ngang, ung dung dù đã đến ngày đầu lìa khỏi cổ, từ giã cõi nhân gian này. Ông đúng là “một thanh âm trong trẻo giữa bản nhạc hỗn độn, xô bồ”. “Chữ người tử tù” là một truyện ngắn giàu tính kịch tính, cảnh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam là cảnh xưa nay chưa từng có.