Nhận định về niềm khát khao tận hưởng sự sống trong bài Vội vàng của Xuân Diệu, có ý kiến cho rằng: Đó là tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực
Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công mọi cung bậc cảm xúc của con người, niềm vui nỗi buồn, sự cô đơn tuyệt vọng. Có những tâm trạng của con người, chỉ có thể diễn tả bằng thơ. Vì vậy tôi không chỉ nói hộ lòng mình mà thơ còn thể hiện tình yêu say mê, tha thiết, bằng lòng yêu cuộc sống khát khao, tận hiến, tận hưởng. Xuân Diệu đã viết bài thơ “Vội vàng”. Nhận xét về niềm khát khao tận hưởng cuộc sống trong tác phẩm có ý kiến cho rằng. “Đó là tiếng nói của cái tôi vị kỷ, tiêu cực”, nhưng lại có ý kiến khẳng định, “đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực”.
Quả không sai khi nói rằng với người làm thơ bài thơ là một phương tiện quan trọng để diễn đạt cảm xúc chỉ có cảm xúc mới có thể tạo nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính về cảm xúc càng mãnh liệt thăng hoa thì càng có sức ám ảnh đối với trái tim bạn độc mang trong mình sứ mệnh cao cả của người cầm bút Khi sáng tạo nghệ thuật cùng những quan niệm nghệ thuật đúng đắn Xuân Diệu đã không ngừng tìm tòi đổi mới phong cách nghệ thuật của mình và ông đã khẳng định được vị trí của mình trên các diễn đàn Thơ ca và được biết đến với những cái tên như “ông hoàng thơ tình”, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Ông để lại nhiều tác phẩm giàu triết lý, nhân sinh mang đậm dấu ấn Xuân Diệu, trong đó có thể kể đến bài thơ “Vội Vàng”, tác phẩm được viết vào năm 1938 in trong tập thơ thơ. Đây là bài thơ có thể xem là hay nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám với giọng điệu vô vập, sôi nổi giọng thơ gấp gáp nhà thơ đã thể hiện được cái tôi trữ tình, khao khát tận hưởng từng phút, từng giây của cuộc đời, tuổi trẻ. Đã có rất nhiều ý kiến đánh giá về niềm khao khát tận hưởng cuộc sống trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu trong đó nổi bật lên hai ý kiến đó là tiếng nói của “cái tôi vị kỷ tiêu cực”, và “đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực”.
Đến với ý kiến thứ nhất đó là tiếng nói của “cái tôi vị kỷ tiêu cực”. Phải chăng người ta muốn đề cập đến sự ích kỷ trong ý nghĩ muốn tận hưởng hết hương sắc của nhà thơ cùng những suy nghĩ tiêu cực, “mùa xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”, còn đến với ý kiến thứ hai đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực lại đề cập đến một khía cạnh khác, đó là những suy nghĩ lạc quan yêu đời, mong muốn hòa vào cái ta chung để tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời, của tuổi trẻ. Hai ý kiến trên trái ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau, làm cho cái tôi trữ tình của Xuân Diệu cùng những khao khát tận hưởng của nhà thơ, cái tôi vị kỉ tiêu cực ấy phải chăng xuất phát từ những ước muốn táo bạo của thi nhân
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
Khổ thơ ngắn kết hợp với thể thơ ngũ ngôn rất thích hợp cho việc thể hiện cảm xúc phù hợp của nhà thơ. Điệp từ “tôi”, kết hợp với 2 động từ mạnh “tắt, buộc”, đã một lần nữa nhấn mạnh những khát khao táo bạo ấy. Nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ lại hương thơm, màu sắc của cuộc đời, không chỉ vậy ông còn muốn đoạt quyền tạo hóa, ngăn chặn bước chân của thời gian để sống trọn những phút giây của tuổi trẻ. Đọc đến đây ta chợt hiện lên suy nghĩ thực sự, ước muốn ấy của Xuân Diệu quá ích kỷ và phi lý nhưng sự ích kỷ và phi lý lại vô cùng có lý bởi nhà thơ sợ “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”, dù bị đánh giá là cái tôi vị kỷ nhưng Xuân Diệu vẫn chấp nhận điều đó để được sống tận hưởng những giây phút tuổi trẻ cuộc đời. Xuân Diệu một thi nhân có cặp mắt xanh non biếc rờn nhưng đứng trước dòng chảy của thời gian, sự trôi qua nhanh chóng của cái gọi là tuổi trẻ.
Xuân Diệu đã phải thở dài bất lực và thể hiện những cái vị kỷ tiêu cực của mình
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
…
Không cho dài thời trẻ của nhân gian”.
Từ “Xuân”, được điệp lại 5 lần mỗi lần điệp lại từ xuân là một lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi của thi nhân. Tới- qua, non – già là những cặp từ trái nghĩa được Xuân Diệu sử dụng rất khéo léo và thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ về thời gian cuộc đời những gì ta đang có, cũng là những gì ta đang mất. Trong suy nghĩ của Xuân Diệu, giữa cái vô trùng, vô thủy, vô cùng, vô tận của không gian, sự tồn tại của con người thật ngắn ngủi hữu hạn, xuân của đất trời thì còn mãi của xuân của con người thì đã hết. Từ đó nhà thơ nồng nhiệt đi đến bác bỏ.
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
Nếu trong thơ văn trung đại người ta quan niệm thời gian là một vòng tuần hoàn trôi qua sẽ trở lại thì thi sĩ Xuân Diệu lại cho rằng “nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” thì lấy đâu ra Xuân tuần hoàn, để từ đó nhà thơ phả vào đất trời bao nỗi bâng khuâng, tiếc nuối.
“Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất rời.
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp núi sông vẫn than thần tiễn biệt
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi,
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”.
Đất trời sông núi vạn vật tất cả dường như đều đồng tình với quy luật nghiệt ngã ấy của Xuân Diệu nên tất cả đều đang chuẩn bị cho một cuộc chia tay để đi vào quên lãng thời gian tiễn biệt không gian gió tiễn biệt với lá tất cả đều nhận ra rằng sẽ chẳng có gì là mãi mãi và sự tồn tại của chúng cũng vậy.
“Chính cái tôi vị kỉ của nhà thơ đã khiến cho khổ thơ trở nên trầm lắng, đượm buồn và đầy nuối tiếc.
Đang “bâng khuâng tiếc cả đất trời”, nhà thơ chợt nhận ra bức tranh xuân như một bữa tiệc trần gian đầy quyến rũ với ong đưa, bướm lượn, cành tơ phơi phất, và không thể chỉ ngồi yên để than thở nhà thơ nhận ra cần phải tận hưởng nó cũng chính lúc này nhà thơ nhận ra rằng mình không thể “tắt nắng”, “buộc gió” Nên cách thực tế nhất chính là chạy đua với thời gian để tận hưởng hết hương sắc của cuộc đời. Đó cũng chính là cái tôi cá nhân đầy tích cực mà Xuân Diệu thể hiện trong tác phẩm.
“Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”. Cũng từ đó nhà thơ thể hiện niềm khát khao tận hiến, tận hưởng đến cháy bỏng của mình.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”.
Nếu ở khổ thơ trước là những tiếc nuối của thi sĩ trước sự nghiệt ngã của thời gian, cùng với giọng thơ chậm thì đến khổ thơ này đoạn thơ lại trở nên vồ vập, sôi nổi, gấp gáp hơn mang đậm phong cách thơ của Xuân Diệu. Cái tôi ở khổ thơ đầu đến đây đã và vào cái ta chung, để cùng nhau tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời. Điệp từ “ta”, kết hợp với các động từ mạnh có sự tăng tiến “ôm, riết, say, thâu”, đã thể hiện được khát khao tận hưởng đến cháy bỏng của Xuân Diệu. Thi sĩ muốn ôm vào lồng ngực sự sống trên non mơn mởn, “muốn riết mây đưa gió lượn muốn”, được say trong tình yêu cuồng nhiệt cháy bỏng và muốn gom hết tất cả những gì tên đẹp nhất để thâu trong một cái hôn nhiều, thế rồi thi sĩ như con ong bay đi hút nhụy cuộc đời đến “no nê, chếnh choáng mới chịu bay đi”.
Ánh mắt trìu mến của Xuân Diệu nhìn thấy xuân như có ánh mắt, gương mặt, màu sắc, tâm hồn. Nàng xuân như một thiếu nữ căng tràn sức sống, đứng trước vẻ đẹp ấy Xuân Diệu đã không thể nén nỗi lòng mình và đi đến một cử chỉ vô cùng đáng yêu “hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người”. Động từ cắn đã thâu tóm được tất cả những cảm xúc vô vọng, mãnh liệt rất đỗi Xuân Diệu. Khổ thơ khép lại đã cho ta thấy được những suy nghĩ tích cực và lạc quan của thi nhân dành cho cuộc đời đó cũng là bài học nhân sinh đầy sâu sắc mà nhà thơ muốn gửi gắm trong tác phẩm.
Đọc “Vội Vàng”, của Xuân Diệu ta thấy nỗi bật lên là “cái tôi vị kỷ tiêu cực” cùng “cái tôi cá nhân tích cực”. Tuy rằng trái ngược nhau nhưng cả hai đã bổ sung cho quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu, để từ đó nhắc nhở mỗi người đừng chỉ biết ngồi than thở nuối tiếc thời gian không chờ đợi một ai. Vì vậy hãy sống vội vàng để tận hưởng, sống vội vàng để trân trọng những gì mình đang có.
Với từ ngữ phong phú, giàu hình ảnh giọng thơ có sự chuyển đổi linh hoạt, bài thơ “Vội vàng”, đã làm sáng tỏ cho hai ý kiến đó là “cái tôi vị kỷ tiêu cực”, đồng thời đó cũng là “cái tôi cá nhân tích cực”.
Trong lời đề tựa tập thơ thơ của Xuân Diệu, Thế Lữ đã có nhận xét khá tinh tế, Xuân Diệu là một người ở đời, một người trên đời hồn thơ của ông xây dựng trên đất của những tấm lòng trần gian. Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu đã làm rõ cho nhận xét trên của Thế Lữ và nó đã nhắc nhở mỗi người sống là phải vội vàng. “Vội vàng” để hạnh phúc và đặc biệt phải biết gạt bỏ cái tôi vị kỷ tiêu cực, để hướng tới cái tôi cá nhân tích cực.