I. Mở bài
- Đôi nét về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
- Trong tác phẩm, bên cạnh nhân vật trung tâm- Chí Phèo được Nam Cao dùng ngòi bút hiện thực khắc họa rõ nét, còn một nhân vật cũng được ông đầu tư tâm sức để khắc họa thành công, đó là nhân vật Bá Kiến- đại diện tiêu biểu cho giai cấp thống trị tham lam, tàn bạo
II. Thân bài
1. Nguồn gốc xuất thân
- Bá Kiến xuất thân trong một gia đình giàu có, mấy đời làm chánh tổng, bá hộ, sống sung túc với nhiều đất đai, của cải.
- Bằng mưu mô và thủ đoạn, Bá Kiến dần leo lên đỉnh cao danh vọng: tiên chỉ làng Vũ Đại, Bá hộ, Chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu… ⇒ khét tiếng trong hàng huyện
- Là “con cá lớn” của làng Vũ Đại
⇒ Từ nguồn gốc xuất thân đủ nhận thấy sự uy quyền của Bá Kiến trong làng Vũ Đại
2. Sự xuất hiện của Bá Kiến
- Xuất hiện trong hoàn cảnh Chí Phèo đến nhà cụ ăn vạ
+ Xuất hiện đầy uy quyền: “Cụ cất tiếng rất sang hỏi: “Cái gì mà đông thế này?”
+ Hành động của mọi người: Chỗ này “lạy cụ”, chỗ kia “lạy cụ”, người ta kính cẩn đứng dãn ra, và Chí Phèo bỗng nằm dài, không nhúc nhích… ⇒ Vai vế, uy quyền Bá kiến đối với dân làng Vũ Đại
⇒ Sự bề thế, uy quyền của Bá Kiến
- Hành động Bá Kiến trước sự việc Chí Phèo đến ăn vạ:
+ Quát mấy bà vợ…
+ Quay lại người làng, dịu giọng hơn
+ Lay gọi Chí Phèo bằng giọng thân mật, xốc Chí Phèo,
+ Mắng con…
⇒ Đằng sau đó là sự lọc lõi, nham hiểm và thâm độc, một tên cường hào có nghệ thuật thống trị
3. Bá Kiến – con người nham hiểm, thủ đoạn trong cách cai trị
- Bá Kiến có thủ đoạn thống trị người nông dân khôn ngoan:
+ Trị không được thì cụ dùng
+ Lấy đầu bò trị thằng đầu bò
+ Mềm nắn rắn buông
+ Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân
+ Nắm thằng có tóc chứ ai nắm thằng trọc đầu
+ Đặc biệt “ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn
+ Ngấm ngầm cho nhau ăn bùn
⇒ Những cách dùng người, trị người của Bá Kiến được đặc tả rõ nét với nghệ thuật độc thoại nội tâm
4. Bá Kiến- con người được bộc lộ trong nhiều mối quan hệ
- Trong quan hệ với tầng lớp cùng đinh: tìm cách bóp nặn đám dân hiền lành vào những vụ thuế và thu dụng những tên “bạt mạng” ⇒ đẩy bao người vào cảnh cùng quẫn Với sự nham hiểm thâm độc, chính Chí Phèo cũng trở thành nạn nhân của Bá Kiến
- Trong quan hệ với tầng lớp thống trị: Bề ngoài bằng mặt, bên trong luôn sắp sẵn ý định “cho nhau ăn bùn”, xâu xé nhau tranh quyền lực
- Trong quan hệ gia đình: Có bốn vợ, hay ghen bóng gió nhưng bản thân lại qua lại với vợ Binh Chức ⇒ ích kỉ, xấu xa, đồi bại
5. Cái chết của Bá Kiến
- Tiếng cười cùng câu nói của Bá Kiến “Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ” càng làm tăng nỗi đau đớn của Chí Phèo
- Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào đường cùng, Chí Phèo đã thét lên: “Không được! Ai cho tao lương thiện?...chỉ còn một cách này là…biết không?”
⇒ Bá Kiến chết như một tất yếu
III. Kết bài
- Tổng kết lại những nét nghệ thuật tiêu biểu nhất làm nên một Bá Kiến điển hình cho giai cấp thống trị, bọn cường hào, địa chủ gian ác
- Đây là nhân vật thể hiện tài năng khắc họa sinh động, chân thực và bộc lộ giá trị hiện thực mới mẻ, sâu sắc