Lập dàn ý phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê hay nhất (3 mẫu)

Dàn ý phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê 1

I. Mở bài:

Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ “Khóc Dương Khuê” : Những bài thơ của ông mang những tình cảm chân thực đẹp đẽ của người Việt Nam

II. Thân bài

- Giới thiệu về tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê: Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Nguyễn

- Nỗi đau buồn của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi đột ngột của Dương Khuê: Cái chết đột ngột của Dương Khuê là một đau của Nguyễn Khuyến

- Nhắc lại những kỉ niệm của đôi bạn tri kỉ: Đôi bạn tâm đầu ý hợp đã từng trải qua những ngày tháng vui vẻ, thú vị

- Nỗi buồn mất bạn hòa chung với nỗi buồn mất nước: Cùng phụng sự dưới một triều đại, đôi bạn thân đã cùng chi sẻ nỗi đau mất nước

III. Kết bài:

- Ý nghĩa bài thơ “Khóc Dương Khuê”: Bài thơ Khóc Dương Khuê mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về một tình bạn tri kỉ

Dàn ý phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê 2

a) Mở bài:

- Giới thiệu khái quát nhà thơ Nguyễn Khuyến: là một nhà thơ của tình yêu quê hương, của lòng yêu thương sâu sắc.

- Giới thiệu chung về bài thơ Khóc Dương Khuê.

b) Thân bài:

* Nỗi đau đột ngột khi mất bạn

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”

- Câu lục ngắt nhịp 2/1/3 => đọc lên nghe nhói đau, quặn thắt như những tiếng nấc tắc nghẹn trong nỗi đau đến quá đỗi bất ngờ.

- Cách dùng “thôi đã thôi rồi”: cách nói giảm nói tránh để giảm bớt nỗi đau mất bạn

- Cách xưng hô “bác”: thể hiện sự thân thiết trân trọng với người đã khuất

- Các từ láy “man mác, ngậm ngùi” kết hợp với nhịp thơ 4/4 ở câu bát -> diễn tả nỗi đau kéo dài như vô cùng vô tận -> nỗi đau từ chính cõi lòng nhà thơ lan tỏa ra cả không gian rộng lớn, bao la.

 => Lời thơ như một tiếng than đầy thương tiếc, nhẹ nhàng mà thắm thiết.

* Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ

- Kỉ niệm của tác giả với người bạn của mình:

     + Cùng nhau thi đỗ làm quan

     + Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước

     + Cùng ngân nga hát ả đào

     + Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn

     + Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời

     + Cuộc gặp gỡ cuối cùng

=> Đây là những kỉ niệm kéo dài từ tuổi trẻ cho đến lúc về già => thể hiện tình bạn gắn bó keo sơn, thắm thiết.

* Nỗi đau tắc nghẹn, hụt hẫng, chơi vơi khi đối diện với hiện thực phũ phàng (mất người tri âm, tri kỉ)

- Muốn gặp bạn nhưng tuổi già không cho phép, nay bạn mất, đau đớn vô cùng.

- Nỗi đau đớn, trống vắng khi bạn mất:

     + Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất

     + Rượu ngon không có bạn hiền

     + Câu thơ hay không có người bình luận

     + Đàn kia gảy cũng không ai thấu hiểu

=> Mất bạn trở nên cô đơn: rượu không muốn uống, thơ không muốn làm, đàn không gảy,...

- Kết cấu trùng điệp, điệp ngữ: “không có, không mua, không phải” (điệp từ “không” 5 lần) => cảm giác nức nở, sự trống vắng đến nghẹn ngào, chua xót.

- Sử dụng điển tích Trung Quốc: Trần Phồn, Bá Nha, Tử Kì => tình bạn tri âm, tri kỉ.

- Từ “đàn” đầu câu láy lại cuối câu: trạng thái ngẩn ngơ chuyển sang thống thiết, tình cảm như đợt sóng trào dâng.

- Sự tinh tế ở hai câu thơ cuối “tuổi già... chứa chan": không còn nước mắt để khóc bạn, nhưng kì thực câu thơ đầm đìa nước mắt.

c) Kết bài:

- Khái quát nội dung bài thơ

- Cảm nhận của em về bài thơ.

Dàn ý phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê 3

1. Mở bài:

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) là một nhà thơ trung đại nổi tiếng của thơ ca Việt Nam. Ông để lại cho hậu thế khoảng 800 bài thơ chữ Nôm và chữ Hán trong đó có rất nhiều bài thơ viết về tình bạn. Trong số đó phải kể đến bài thơ cảm động “ Khóc Dương Khuê”.

2. Thân bài

– Giới thiệu Dương Khuê: Dương Khuê ( 1839 – 1902) là bạn đồng khoa với Nguyễn Khuyến tại khoa thi Hương năm 1864. Dương Khuê đỗ tiến sĩ, làm quan to, để lại nhiều bài thơ hát nói tuyệt bút. Từ bạn đồng khoa đã phát triển thành bạn tri âm tri kỉ của Nguyễn Khuyến.

– “ Khóc Dương Khuê” được sáng tác khi Dương Khuê mất.

2.1. Hai câu đầu:

– câu thơ như một sự thảng thốt khi nhà thơ bất ngờ bị đánh rơi mất một điều gì vô cùng quý giá, “ bác” – cách nói thân mật, gần gũi, Dương Khuê đã mãi mãi rời xa trần thế

– nghệ thuật nói giảm nói tránh bằng cụm từ “ thôi đã thôi rồi” giúp giảm bớt đi nỗi đau, sự mất mát.

2.2. Hai tư câu thơ tiếp theo

– kỉ niệm khi cả hai cùng đỗ đạt, cùng làm quan:

+ là kỉ niệm về những cuộc du ngoạn, cùng thăm thú nơi “dặm khách” chan hoà với thiên nhiên, thảnh thơi giữa chốn lâm tuyền

+ là những lần cùng nhau đi hát ả đào nơi lầu cao, thưởng thức cung đàn, giọng hát.

+ Là những lần uống rượu làm thơ.

Câu thơ vừa để liệt kê gợi nhớ, vừa tạo nên âm hưởng quấn quýt, thiết tha. Những kỉ niệm ấy vô cùng sâu sắc, đẹp đẽ về tình bạn, không bao giờ có thể quên được.

– Kỉ niệm buồn:

+ Kỉ niệm khi đất nước bị xâm lăng, dân tộc chìm trong ách nửa thực dân nửa phong kiến, là kẻ sĩ, là nhà nho “cùng nhau hoạn nạn”, Khuyến đã cáo bệnh, còn Dương Khuê vẫn làm quan. Tuy cảnh ngộ khác nhau, kẻ làm quan, người từ quan, nhưng Nguyễn Khuyến vẫn bao dung bạn, “kính yêu từ trước đến sau”, không bao giờ thay lòng.

+ Nỗi ân hận vì đường xa, vì tuổi già sức yếu mà không thể đến thăm bạn, lần cuối cùng gặp bạn đã là ba năm trước.

Nhà thơ đau đớn, bàng hoàng khôn xiết khi nghe tin bạn mất, đến cả chân tay cũng rụng rời.

2.3. Tám câu tiếp:

– Tự khóc mình. Những tháng ngày còn lại của ông càng thêm cô đơn, bơ vơ sầu tủi. Bởi cuộc đời này đã mất hết ý nghĩa: không muốn uống rượu, không thiết ngâm thơ, gian nhà và tâm hồn trở nên trống vắng, trơ trọi khi không còn bạn tri âm để thấu hiểu.

2.4. Bốn câu cuối:

– Là tiếng nấc đau đớn. Tuổi già vốn ít lệ nên chỉ biết khóc ở trong lòng. Thương bạn gắn liền với bao nỗi nhớ. Khóc bạn chuyển thành nỗi niềm như cam chịu số phận bi thương. Chỉ cầu mong cho linh hồn bạn thanh thản “lên tiên”.

3. Kết bài

“Khóc Dương Khuê” là tiếng khóc xót xa đồng thời thể hiện một tình bạn đẹp và cảm dộng của các nhà nho thuở trước. Thời gian đã phủ bụi mờ lên mọi vật nhưng sau bao thế kỷ, chúng ta vẫn thấy bùi ngùi xúc động khi đọc những vần thơ này. Đây cũng chính là sức sống vượt thời gian của thơ ca Nguyễn Khuyến.