Phát biểu cảm nghĩ về bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến hay nhất

Trong những năm cuối thế kỷ thứ XVIII khi chế độ phong kiến có đang trên đà lung lay, vì chế độ phong kiến đang trên đà suy tàn, lạc hậu. Chính vì vậy nền văn học nước nhà cũng rơi vào bế tắc.

Tuy nhiên trong thời kỳ suy thoái tưởng chừng như đến đỉnh điểm ấy lại xuất hiện một tài năng thơ ca kiệt xuất. Đó chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến. Những bài thơ của ông có sức lay động lòng người mạnh mẽ, có tiếng vang lớn trong thời kỳ trung đại. Những tác phẩm của Nguyễn Khuyến đã có đóng góp lớn cho nền văn học của nước ta từ thế kỷ này tới thế kỷ khác.

Khi nhắc tới nhà thơ Nguyễn Khuyến người đọc thường nhớ tới ông như một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Vì trong mỗi bài thơ của Nguyễn Khuyến đều gắn liền với cảnh quê hương đất nước, những thú vui như câu cá, trồng cây, đánh cờ tướng…những thú vui của người nông dân.

Trong những bài thơ của Nguyễn Khuyến thì bài thơ Thu điếu có sức sống vô cùng đặc biệt. Nó thể hiện sự thanh nhàn của nhà thơ, khi làm công việc đồng áng của nhà nông.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần, lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật vô cùng tinh tế, ngôn ngữ giàu sức biểu cảm. Cảnh mùa thu trời thu hiện lên vô cùng sinh động, tươi đẹp. Cảnh thiên nhiên Việt Nam trong mùa thu khiến cho người đọc phải trầm trồ khen ngợi.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Thực chất Nguyễn Khuyến không phải là người quá đam mê câu cá, mà thực chất trong câu thơ của ông chỉ nhằm miêu tả về không khí, cảnh sắc mùa thu mà thôi. Trong khung cảnh trời thu, dịu dàng, êm ái, nhẹ nhàng này mọi cảnh vật thiên nhiên hiện ra vô cùng thi vị, trữ tình là say đắm lòng người.

Cách gieo vần “eo” là cho bài thơ trở nên tươi vui. Một chiếc ao thu lạnh lẽo, nước trong veo thì không hề thích hợp cho việc câu cá. Nhưng trong bối cảnh trời đất trong xanh bao la như vậy thì việc con người tức cảnh sinh tình là điều vô cùng dễ hiểu. Nhà thơ Nguyễn Khuyến chỉ muốn mượn cảnh mùa thu, chuyện câu cá để nói lên nỗi lòng và tâm trạng mình mà thôi.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Màu xanh biếc của những làn sóng nước hòa hợp vào sắc vàng của những chiếc lá mùa thu làm cho bức tranh quê hương trở nên thi vị, nên thơ hơn rất nhiều, Nghệ thuật trong bài thơ này thật sự rất điêu luyện, những chiếc lá vàng rơi chạm mình trên mặt nước làm cho bức tranh mùa thu thêm phần sinh động.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Không gian của bài thơ được mở rộng mênh mông hơn. Bức tranh mùa thu có thêm bầu trời cao xanh ngắt, vô cùng cuốn hút, cùng những tầng mây trôi nhè nhẹ giữa tầng không làm cho cảnh vật thêm nên thơ, hiền hòa, thi vị.

Bầu trời vào mùa thu dường như đẹp hơn bình thường rất nhiều, bởi trong tiết thu se se lạnh, bầu trời cao mây trắng xanh khiến cho mọi vật thêm sắc nét, đậm chất trữ tình lãng mạn.

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Cảnh vật êm đềm thoáng một chút cô liêu tĩnh mịch, những người câu cá như đang chìm trong giấc mộng của mùa thu dịu êm.

Tất cả cảnh vật như mặt nước, ao, chiếc thuyền câu, hay chiếc lá vàng đều tạo nên một màu sắc rất riêng biệt của mùa thu. Không gian bao la gợi lên trong lòng người những cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Hình ảnh người ngồi câu cá, tựa gối buông cần là tư thế ngồi quen thuộc thể hiện sự chờ đợi, trông ngóng của người câu cá. Người xưa thường lấy câu cá để luyện tính kiên nhẫn của mình. Tăng cường tính kiên trì chịu đựng khi chờ đợi một thời cơ tới.

Trong câu thơ này Nguyễn Khuyến còn gửi gắm những ẩn ý sâu xa của mình trong đó. Việc con người ngồi chờ đợi câu cá, một cơ hội không chỉ là việc câu cá bình thường mà còn thể hiện việc chờ đợi câu thanh danh, chờ một thời cơ tìm được một đấng minh quân đủ tài đức để phò tá.

Bài thơ “Thu điếu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình nhiều ẩn ý của tác giả Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu trong bài thơ hiện lên vô cùng sinh động tươi đẹp.

Thể hiện sự hòa hợp trong tâm hồn của nhà thơ với cảnh vật không gian xung quanh mình. Với Nguyễn Khuyến tả cảnh mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm, là mùa mà ông luôn có nhiều cảm hứng văn chương nhất. Chính vì vậy, mùa thu thường xuất hiện trong thơ của Nguyễn Khuyến.