Bình giảng khổ thơ đầu trong bài "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu
Xuân Diệu là nhà thơ xuất sắc của phong trào "Thơ mới" (1932 - 1945). Thơ Xuân Diệu lúc này bộc lộ lòng yêu cuộc sống, yêu người và khát khao hạnh phúc. Ông là một hồn thơ nhạy cảm với đời, với thiên nhiên. Đoạn thơ bình giảng ở đây trích trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.
Bài thơ gợi tả phong cảnh khi mới chớm vào thu, mang nỗi buồn của mùa thu. Đoạn thơ đầu rất tiêu biểu, in đậm nét thu riêng của hồn thơ Xuân Diệu.
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Hai câu thơ mở đầu tả cảnh buồn. Xuân Diệu đem đến cho đời, cho thư ca một hình ảnh thu mới lạ, đặc sắc: một rặng liễu thu buồn. Những chữ đìu hiu, chịu tang, tóc buồn, lệ ngàn hàng... thật tinh tế, gợi hình, gợi tình. Cái buồn ở lòng người thấm vào cảnh vật.
Tác giả vận dụng thành công biện pháp láy âm (liễu - đìu - hiu - chịu, tang - ngàn hàng, buồn - buông - xuống) tạo được nhạc điệu buồn với hình ảnh thơ, khiến cho nỗi buồn càng thêm lan tỏa, lắng sâu. Không còn là rặng liễu thiên nhiên (liễu chỉ hơi thướt tha buồn) mà ở đây là rặng liễu - tâm hồn của thi sĩ. Rặng liễu thu buồn của Xuân Diệu đã lên đến mức tê tái thê lương (giống như những người con gái đang đứng chịu tang), đã vỡ ra thành tiếng khóc và đọng lại thành hàng ngàn giọt nước mắt. Hẳn là nỗi buồn trong lòng thi nhân phải tê tái lắm thì hình ánh thơ mới buồn đến vậy.
Hai câu thơ tiếp theo như tiếng reo khi mùa thu đột ngột hiện ra trong màu "áo mơ phai dệt lá vàng". Một niềm vui chợt đến nhẹ nhàng, một chút yêu đời, yêu cuộc sống.
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Câu thơ thứ tư mô tả không gian mùa thu. Cái không gian nghệ thuật ấy như chiếc áo màu "mơ phai" khoác cho mùa thu, tạo cho mùa thu một dáng vẻ tươi sáng, thanh nhẹ. Nhờ vậy đoạn thơ có giảm bớt không khí hiu hắt bi thương.
Màu vàng tượng trưng cho mùa thu. Nhưng trong câu thơ này, nó là màu "vàng mơ" khiến cho sắc thu trở nên tươi tắn, dịu nhẹ. Đó chính là cái nét thu điển hình của 'quê hương đất nước. Nhà thơ lãng mạn mới nhất ấy quả là nắm bắt được cái nét thu tiêu biểu này của mùa thu Việt Nam.
Chỉ bốn câu thơ mà đã làm sống dậy cả một cảnh thu đất nước, một sắc thu Việt Nam với những vẻ đẹp vừa thân quen vừa mới lạ của một hồn thơ nhạy cảm và tinh tế. Nhưng xuyên suốt là một nỗi buồn thấm sâu vào cảnh vật. Đó là nỗi buồn của thời đại, nỗi buồn của một thế hệ thi nhân mất nước mang cái "tôi" bé nhỏ của các nhà thơ lãng mạn đang bơ vơ trước cuộc đời. Nỗi buồn ấy, vẻ đẹp ấy đã làm nên một nét thu riêng của Xuân Diệu nhưng lại là một nét thu tiêu biểu cho thơ lãng mạn bấy giờ.