Những ấn tượng sâu sắc của em khi đọc bài kí “Cha tôi” trích trong tác phẩm “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ hay nhất

Hình ảnh người cha trong bài kí “Cha tôi” rút trong tác phẩm “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ thật vô cùng cao đẹp. Bao niềm vui, nỗi buồn lo của người cha về chí tiến thủ và cuộc đời thăng / trầm của người con đã được tác giả nhắc lại một cách sâu sắc và cảm động.

Sự kiện thứ nhất: năm 1843, Đặng Huy Trứ 18 tuổi cùng đi thi Hương với cha tại trường thi Phú Xuân, cha bị hỏng, con đỗ cử nhân. Người cha khóc, không phải vì mình thi trượt mà chỉ sợ con “kiêu căng, tự mãn, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, hoạ dã sẵn chờ”. “Cổ nhân đã nối: ‘Thiếu niên đăng khoa bất hạnh dã”. Thuyền nhỏ kham sao nổi trọng tải lớn! Tôi lo lắng là vì thế.

Sự kiện thứ hai xảy ra năm Đinh Mùi (1847). Đặng Huy Trứ thi Hội, đỗ tiến sĩ được xếp thứ bảy. Tin vui báo về, người cha “lại rơi nước mắt” và nói: “Bậc đỗ đại khoa ắt phải là người phúc phận lớn. Con tôi đức độ ra sao mà được như vậy, chỉ làm cho tôi thêm lo lắng”. Quả nhiên, vào thi Đình, Đặng Huy Trứ vì phạm huý mà bị tước mất cả học vị cử nhân, tiến sĩ. Cũng trong dịp đó, người bác ruột làm quan ngự y qua đời. Cả nhà ai cũng buồn, riêng thân phụ Đặng Huy Trứ lại nói: ‘Tôi chỉ thương anh tôi thôi! Công việc của Trứ không đáng kể…” Sau việc tang, người cha lấy gương hai ông Phạm Văn Huy ở Thiên Lộc, ông Mai Anh Tuấn ở Thanh Hoá… để khuyên con, và nói: “Người ta ai chẳng có lúc mắc sai lầm, quý là ở chỗ biết sửa chữa”.

Câu “Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã” có nghĩa là tuổi trẻ mà đỗ đạt cao là điều bất hạnh thứ nhất. Tuổi trẻ mà đỗ đạt cao là nhờ học giỏi, có tài năng lớn. Tuổi trẻ chưa từng trải, dễ sinh ra tự kiêu, tự phụ khi có ít nhiều danh vọng, dễ coi thường mọi người bằng nửa con mắt. Đúng như người cha của Đặng Huy Trứ nói: “Chỉ sợ rồi lại kiêu căng, tự mãn, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy hoạ đã sẵn chờ”.

Câu “Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã” là một lời khuyên, lời cảnh báo có giá trị nhắc nhở những tài năng trẻ biết tu dưỡng đạo đức, khiêm tốn, nỗ lực không ngừng phấn đấu: đã giỏi lại ngày một thêm giỏi, không được kiêu căng, tự mãn, tự phụ. Phải luôn ghi nhớ:

“Có tài mà cậy chi tài,

Chữ tài liền với chữ tai một vần”.

(“Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Câu nói “Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã”, thời xưa cũng như thời nay, sự đúng, sai tùy thuộc đối với những con người cụ thể. Đối với bản thân Đặng Huy Trứ là đúng. Nhưng đối với Nguyễn Hiền, thời nhà Trần mới 13 tuổi đã thi đỗ trạng nguyên, trở thành một vị quan to trong triều, thì lại không đúng. Lê Quý Đôn nổi tiếng thần đồng: lên 10 tuổi đã đọc hết Tứ thư, Ngũ kinh, Bách gia chư tử. Năm 17 tuổi đỗ đầu thi Hương, năm 26 tuổi đỗ đầu thi Hội, vào thi Đình đỗ Bảng nhãn, làm quan to, từng giữ nhiều chức trọng yếu của triều đình thời nhà Lê; năm 1778 quyến Tể tướng. Sách của ông viết ra gần 40 bộ gồm hàng trăm quyển sách đủ các lĩnh vực văn, sử, địa, triết học… Ông được ngợi ca là nhà bác học của Đại Việt trong thế kỉ XVIII. Với Lê Quý Đôn, thì câu nói trên lại không đúng nữa.

Ngày nay cũng thế thôi. Tuy môi trường giáo dục tiến bộ hơn, hiện đại hơn, nhưng bài học khiêm tốn, tránh kiêu căng, tự phụ, tự mãn vẫn là bài học vô cùng sâu sắc đối với bất cứ ai, nhất là đối với những thần đồng, những tài năng trẻ sớm đổ đạt. Câu nói vẫn đúng hoặc có thể sai với từng con người cụ thể. Câu nói trôn là một Lời khuyên vàng , để lại tiếng thơm cho đời.

Trước việc con trai bị tước cả học vị cử nhân lên tiến sĩ, lời nói của Đặng Dịch Trai tiên sinh hàm chứa tính triết lý sâu sắc:

Khi người ta dây đủ lắm thì Trời gọt bớt đi cho bằng.

Sau cơn sấm sét, mưa móc lại có thể tưới nhuần.

Nếu cố gắng học, vẫn còn nhiều hy vọng.

Buổi sáng mất, buổi chiều lại thu vê.

Người ta ai chẳng có lúc mắc sai lầm, quỷ là ở chỗ biết sửa chữa.

Việc đỗ, hỏng trong thi cử là chuyện tất nhiên. Đi thi, ai cũng hy vọng đỗ đạt cao. Đệ nhất buồn là chuyên hỏng thi… Thi không ăn ớt thế mà cay!”. Có nhà thơ đã nói như thế!

Đặng Dịch Trai đã khuyên con “nỗ lực tu tỉnh, cho nên đã sẩy chân ngã mà lợi dùng lén được… Người ỉa ai chẳng có ỉm mắc sai lầm, quý là ở chỗ biết sửa chữa”. Lời khuyên ấy mang tính triết lý thâm trầm. Bài học về sự nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, biết sửa chữa sai lầm để vươn lên là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trong học hành thi cử và trong cuộc sống mai sau.

Đoạn kết: “ông Phạm Văn Huy ở Thiên Lộc… quỷ tà ở chỗ biết sửa chữa’ mang ý nghĩa bài học nhân sinh đặc sắc: Thua keo này ta bày keo khác; Thất bại là mẹ thành công dũng cảm đứng thẳng dậy sau khi ngã, có chí thì nên.