I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng vào tính giá trị của biểu thức, giải toán.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán, làm tính nhanh, đúng, chính xác
3. Thái độ: Giáo dục các em tự lập khi làm bài. Yêu thích và ham học toán.
II. Đồ dùng.
- GV: Bảng phụ, phấn mầu
- HS: SGK, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
A.KTBC B.Bài mới 1.GTB 2.Luyện tập Bài 1. -Biết tính nhẩm v nắm được tính chất giao hốn của phép nhân. Bài 2. -Biết cách tính gi trị của biểu thức Bài 3. -Biết tóm tắt và giải bài toán Bài 4. -Nắm được tính chất giao hoán của phép nhân 3.Củng cố dặn dò |
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8, hỏi về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng. - Nhận xét cho điểm *Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ cùng nhau luyện tập củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 8. - Gọi 1 HS đọc Y/c. -Y/c HS nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính trong phần a). - Y/c cả lớp làm phần a) vào vở, sau đó hai HS ngồi cảnh nhau đổi cho vở để kiểm tra bài của nhau. - HS tiếp tục làm phần b). - Các em có nhận xét gì về kết quả, các thừa số, thứ tự các thừa số trong hai phép tính nhân 8 x 2 v 2 x 8? - Vậy ta có 8 x 2 = 2 x 8. *KL: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi. - Y/c HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính của biểu thức. - Y/c HS tự làm bài. - Chữa bài, nhận xét - Gọi 1 HS đọc đề bài. -Y/c HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn. - GV nhận xét và cho điểm. - Bài tập y/c chúng ta làm gì? - Vẽ hình chữ nhật có chia các ô vuông như SGK lên bảng. - Nêu bài toán: Một hình chữ nhật có 3 hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông. Tính số ô vuông trong hình chữ nhật? - Nêu bài toán: Một hình chữ nhật được chia thành 8 cột, mỗi cột có 3 ô vuông. Hỏi trong hình chữ nhật có tất cả bao nhiêu ô vuông? - Nhận xét để rút ra kết luận: 8 x 3 = 3 x 8. - Gọi HS đọc lại bảng nhân 8. - Khi đổi chỗ các thừa số thì tích như thế nào? - Chuẩn bị bài: Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - GV nhận xét tiết học. |
-HS đọc bảng nhân -HS khác nhận xét -HS lắng nghe - Tính nhẩm. - HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp. - Làm bài và kiểm tra bài của bạn. - 4 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. - Hai phép tính này cùng bằng 16. - Có các thừa số giống nhau nhưng thứ tự viết khác nhau. - HS ghi nhớ. - Thực hiện từ phép nhân trước, sau đó lấy kết quả của phép nhân cộng với số kia. - 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập. 8 x 3 + 8 = 24 + 8 = 32 8 x 4 + 8 = 32 + 8 = 40 -HS đọc y/c bài Bài giải Số mét dãy đã cắt đi là: 8 x 4 = 32 (m) Số mét dãy còn lại là: 50 - 32=18 (m) Đáp số: 18 m. - Nhận xét cách trình bày bài giải của bạn. - Viết phép nhân thích hợp vào chỗ trống. - HS tính v nêu. Số ô vuông trong hình chữ nhật là: 8 x 3 = 24(ô vuông) - Số ô vuông trong hình chữ nhật là: 3 x 8 = 24 (ô vuông). - làm bài. |