I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
- Củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm).
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế đời sống hàng ngày.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS có kỹ năng xem đồng hồ nhanh, chính xác
3. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, có óc nhạy cảm sáng tạo.
II. Đồ dùng.
- GV: Mô hình đồng hồ
- HS: SGK, thước kẻ, bút, Vở Bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
A.KTBC B.Bài mới 1.GTB 2.HD HS xem đồng hồ -Biết cách xem đồng hồ theo 2 cách 3. Thực hành Bài 1 -Biết cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút Bài 2 -Biết quay kim đồng hồ chỉ đúng thời gian đã cho Bài 3 - xem đồng hồ điện tử Bài 4. -Biết thời điểm đồng hồ chỉ đúng tg 4. Củng cố dặn dò |
- Gọi HS lên sửa bài tập - GV nhận xét và cho điểm *Giờ học hôm nay chúng ta ôn tập tiếp về cách xem đồng hồ. Hỏi: Một ngày có bao nhiêu giờ, bắt đầu từ bao giờ và kết thúc vào lúc nào? - Một giờ có bao nhiêu phút? - Quay kim đến 8 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Quay kim đến 9 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Khoảng thời gian từ 8 đến 9 giờ l bao lu? - Nêu đường đi của kim giờ từ lúc 8 giờ đến lúc 9 giờ. - Nêu đường đi của kim phút từ lúc đồng hồ chỉ 8 giờ đến lúc đồng hồ chỉ 9 giờ. - Vậy kim phút đi được một vòng hết bao nhiêu phút? + Vậy kim phút đi được một vòng trên mặt đồng hồ (đi qua 12 số) hết 60 phút, đi từ một số đến số liền sau trên mặt đồng hồ hết 5 phút. - Quay kim đến 8 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Quay kim đến 8 giờ 5 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Nêu vị trí của kim giờ và phút. + Khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 đến số 1 là 5 phút. (5 phút x 1 = 5 phút). - Quay kim đến 8 giờ 15 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Nêu vị trí kim giờ và kim phút lúc 8 giờ 15 phút? - Vậy khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 (lúc 8 giờ) đến số 3 là bao nhiêu phút? - GV hướng dẫn HS lấy 5 phút x 3 = 15 phút. - Làm tương tự với 8 giờ 30’ - Y/c của bài tập là gì? - HS thảo luận nhóm 2 + Đồng hồ A chỉ mấy giờ? + Vì sao em Biết đồng hồ A đang chỉ 4 giờ 15 phút? - Nhận xét và cho điểm -H:đồng hồ này là đồng hồ gì? - Vậy trên mặt đồng hồ điện tử không có kim, số đứng trước dấu chấm là số giờ, số đứng sau dấu chấm là số phút. - Chữa bài, nhận xét -HS tự đọc giờ -GV nhận xét cho điểm - HS đọc giờ trên đồng hồ A. -16 giờ còn gọi là mấy giờ chiều? - Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều? - Vậy vào buổi chiều, đồng hồ A và đồng hồ B chỉ cùng thời gian. - GV đọc giờ Y/c HS quay mô hình đồng hồ. - Nhận xét tiết học |
-HS lên bảng chữa -HS khác nhận xét -HS lắng nghe - Một ngày có 24 giờ, một ngày bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Một giờ có 60 phút. - Đồng hồ chỉ 8 giờ. - Đồng hồ chỉ 9 giờ. - Là 1 giờ, là 60 phút. - Kim giờ đi từ số 8 đến số 9. - Kim phút đi từ số 12, qua các số 1, 2, 3, . . . rồi trở về số 12, đúng một vòng HS mặt đồng hồ. - Kim phút đi được là vòng hết 60 phút. - Đồng hồ chỉ 8 giờ đúng (8 giờ 0 phút). - Đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút. - Kim giờ chỉ qua số 8 một chút, kim phút chỉ ở số 1. - Đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút. - Kim giờ chỉ qua số 8, kim phút chỉ ở số 3. - Là 15 phút. Nêu giờ ứng với mỗi mặt đồng hồ. - HS thực hiện theo Y/c - 4 giờ 15 phút. -Vì kim giờ chỉ qua số 4 một chút, kim phút chỉ ở số. - Đồng hồ điện tử không có kim. - 4 giờ 20 phút. - 16 giờ. -16 giờ còn gọi là 4 giờ chiều. - Đồng hồ B. |