I/ Mục tiêu
- Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa)
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3. HSHG làm thêm BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Kẻ sẵn trên bảng lớp có nội dung như sau:
Hàng |
||||
Chục nghìn |
Nghìn |
Trăm |
Chục |
Đơn vị |
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: 2.Kiểm tra: -GV nhận xét và đánh giá bài kiểm tra giữa HK II. 3.Dạy và học bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Giới thiệu các số có 5 chữ số - GV treo bảng phụ có gắn các số như phần bài học của SGK . a/ Giới thiệu số 42316 -GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 10000 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn. -GV hỏi: có bao nhiêu nghìn ? -Có bao nhiêu trăm? -Có bao nhiêu chục? -Có bao nhiêu đơn vị? -GV gọi HS lên bảng viết số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị và bảng số. b/ Giới thiệu cách viết 42316 -GV dựa vào cách viết các số có bốn chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 chục ngìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục 6 đơn vị? -GV nhận xét đúng/sai và hỏi: Số 42316 có mấy chữ số? -Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu? -GV khẳng định: Đó chính là cách viết các số có 5 chữ số. Khi viết các số có 5 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp c/ Giới thiệu cách đọc số 42316 -GV bạn nào có thể đọc số 42316? -Nếu HS đọc đúng, GV khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc. Nếu HS đọc sai GV giới thiệu cách đọc: Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu. -GV hỏi: Cách đọc số 42316 và số 2316 có gì giống và khác nhau? -GV viết lên bảng 2357 và 32357, 8759 và 38759; 3876 và 63876 yêu cầu HS đọc các số trên. Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành Bài 1: -GV yêu cầu HS quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số được biểu diễn trong bảng số. -Yêu cầu HS tự làm phần b -GV hỏi: Số 24312 có bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị? -Kiểm tra vở của một số HS. Bài 2: -GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? -Em hãy đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 2 trăm, 5 chục, 2 đơn vị . -Yêu cầu HS tự làm tiếp bài. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: -GV viết các số 23116, 12427, 3116, 82427 và chỉ số bất kì cho HS đọc, sau mỗi lần đọc số; GV hỏi lại: Số gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? Bài 4 : -GV yêu cầu HS điền số còn thiếu vào ô trống trong từng dãy số -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV có thể yêu cầu HS nêu quy luật của từng dãy số -GV cho HS đọc các dãy số của bài. 4.Củng cố – Dặn dò: -GV: Qua bài học, bạn nào cho biết khi đọc số có 5 chữ số chúng ta đọc từ đâu đến đâu? -Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị sau . |
-Hát -Lắng nghe -Theo dõi GV giới thiệu. -HS quan sát bảng số. -Có 4 chục nghìn -Có 2 nghìn. -Có 3 trăm -Có 1 chục -Có 6 đơn vị -HS viết số lên bảng theo yêu cầu. -2 HS lên bảng viết. HS cả lớp viết vào giấy nháp (hoặc bảng con) -Số 42316 có 5 chữ số. -Ta bắt đầu từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị . -1 -2 HS đọc, cả lớp theo dõi. -HS đọc lại số: 42316 -Giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết, khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 42316 có bốn mươi hai nghìn. Số 2316 có hai nghìn. -HS đọc từng cặp . -2 HS lên bảng, 1 HS đọc số, 1 HS viết so. -HS làm bài vào vở, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài của nhau. - Số 24312 có hai chục nghìn 4 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 2 đơn vị. -Đọc số và viết số . -HS viết số 68252 và đọc: Sáu mươi tám nghìn hai trăm năm mươi hai. -1 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm bài vào vở. -HS thực hiện yêu cầu. -3 HS lên bảng làm 3 ý; HS dưới lớp làm vào vở. -Thực hiện theo yêu cầu. -1 số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp cùng đọc đồng thanh. -Viết, đọc từ hàng chục nghìn đến hàng nghìn đến hàng trăm đến hàng chục cuối cùng là đọc hàng đơn vị . |