Giáo án Toán lớp 3 bài 107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

I. Mục tiêu:

  • Có biểu tượng về hình tròn. Biết dược tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
  • Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm, và bán kính cho trước.
  • Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.

II/ Chuẩn bị:

Một số mô hình về hình tròn như: mặt đồng hồ, đĩa hình, compa.

III/ Hoạt động day – học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Bài cũ:

- KT 2HS về cách xem lịch.

- Nhận xet ghi điểm.

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b) Khai thác :

* Giới thiệu hình tròn:

- Đưa ra một số vật có dạng hình tròn và giới thiệu: Chiếc đĩa có dạng hình tròn, mặt đồng hồ có dạng hình tròn.

- Cho HS quan sát hình tròn đã vẽ sẵn trên bảng và giới thiệu tâm O, bán kính OM và đường kính AB.

A O B

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng OA và độ dài đoạn thẳng OB.

+ Ta gọi O là gì của đoạn thẳng AB?

+ Độ dài đường kính AB gấp mấy lần độ dài của bán kính OA hoặc OB?

- GV kết luận: Tâm O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Độ dài đường kính AB gấp 2 lần độ dài bán kính.

- Gọi HS nhắc lại kết luận trên.

Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn

- Cho học sinh quan sát com pa.

+ Compa được dùng để làm gì?

- Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm.

- Cho HS vẽ nháp.

c) Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài.

- Gọi HS nêu kết quả.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS vẽ vào vở.

- Theo dõi uốn nắn cho các em.

Bài 3:

- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét đánh giá bài làm HS.

d) Củng cố - Dặn dò:

- Gọi HS lên bảng chỉ và nêu tên, bán kính, đường kính của hình tròn.

- Về nhà học tập vẽ hình tròn.

- Hai học sinh lên bảng chữa bài số 4.

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lớp theo dõi giới thiệu.

- Cả lớp quan sát các vật có dạng hình tròn.

- Tìm thêm các vật khác có dạng hình tròn như: mặt trăng rằm, miệng li …

- Lớp tiếp tục quan sát lên bảng và chú ý nghe GV giới thiệu và nắm được: Tâm hình tròn là điểm nằm giữa hình tròn, bán kính là đoạn thẳng nối tâm với 1 điểm trên hình tròn, đường kính là đoạn thẳng đi qua tâm nối hai điểm trên hình tròn

+ Độ dài 2 đoạn thẳng OA và OB bằng nhau.

+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

+ Gấp 2 lần độ dài bán kính.

- Nhắc lại KL.

- Quan sát để biết về cấu tạo của com pa.

- Com pa dùng để vẽ hình tròn.

- Theo dõi.

- Thực hành vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Nêu cách lại cách vẽ hình tròn bằng com pa.

- Một em đọc đề bài 1.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- 2HS nêu kết quả, lớp theo dõi bổ sung.

+ Đường kính MN, PQ còn các đoạn OM, ON, OP, OQ là bán kính.

+ Đường kính: AB còn CD không phải là đường kính vì không đi qua tâm O.

- Vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm và đường tròn tâm I, bán kính 3cm.

- HS vẽ vào vở.

- 1HS nêu cầu BT.

- Cả lớp tự vẽ bán kính OM, đường kính CD vào hình tròn tâm O cho trước, rồi trả lời BTb.

+ Hai đầu sai.

+ Hai câu cuối đúng.