I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12, rồi đọc theo hai cách chẳng hạn: “6 giờ 43 phút và 7 giờ kém 17 phút”.
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các cong việc hàng ngày của HS.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS có kỹ năng xem đồng hồ bằng hai cách nhanh, chính xác
3.Thái độ: Yêu thích và ham học toán, có óc nhạy cảm sáng tạo.
II. Đồ dùng.
- GV: Mô hình đồng hồ
- HS: SGK, thước kẻ, bút, Vở Bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
A.KTBC B.Bài mới 1.GTB 2.Xem đồng hồ -Biết cách đọc đồng hồ theo 2 cách. 3.Thực hành Bài 1 -Biết cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút. Bài 2 -Biết cách quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng thời gian đã cho Bài 3 -Biết đọc đồng hồ theo 2 cách Bài 4 -Biết thời điểm và cong việc hàng ngày của mình 4. Củng cố dặn dò. |
-Gọi HS lên sửa bài tập - GV đọc giờ, HS cả lớp quay mô hình đồng hồ. - Chữa bài, nhận xét * Giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục học cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút. - Quay kim đến 8 giờ 35 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - HS nêu vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút. - HS suy nghĩ để tính xem còn Tháiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ. (Hướng dẫn HS : 1 giờ = 60 phút, vậy 35 phút cộng với bao nhiêu phút nữa thì bằng 60 phút?). - HS nêu lại vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 9 giờ kém 25 phút. - Hướng dẫn HS đọc các giờ trên các mặt đồng hồ còn lại. * Trong thực tế chúng ta thường có hai cách đọc giờ, đọc giờ hơn và đọc giờ kém. + Giờ hơn là các thời điểm khi kim phút chỉ chưa qua số 6, tính theo chiều quay của kim, ví dụ như 8 giờ, 8 giờ 5 phút, 7 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút . . . + Khi kim phút chỉ qua số 6 (từ số 7 đến số 11) ta gọi là giờ kém, ví dụ như 8 giờ kém 25 phút, 7 giờ kém 20 phút, 10 giờ kém 5 phút... - Y/c của bài tập là gì? - Y/c 2 HS ngồi cảnh nhau thảo luận để làm bài tập. - Chữa bài: + Đồng hồ A chỉ mấy giờ? + 6 giờ 55 phút còn được gọi là mấy giờ? + Nêu vị trí của kim giờ và kim phút trong đồng hồ A. - Nhận xét và cho điểm HS . - Tổ chức cho HS Thái quay kim đồng hồ nhanh. - Chia lớp thành 4 đội, Mỗi lượt chơi. Khi nghe GV hô một thời điểm nào đó (chẳng hạn 7 giờ 15) ……Đội nào giành được nhiều điểm nhất là đội thắng câuộc. - Đồng hồ A chỉ mấy giờ? - Tìm câu nêu đúng cách đọc giờ của đồng hồ A. - Y/c HS tự làm tiếp bài tập. - Chữa bài, nhận xét - GV đọc giờ Y/c HS quay mô hình đồng hồ. - Về nhà luyện tập thêm về xem giờ. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Nhận xét tiết học. |
-HS lên chữa bài -HS khác nhận xét -HS lắng nghe - Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút. - Kim giờ chỉ qua số 8, gần số 9, kim phút chỉ ở số 7. - Còn Tháiếu 25 phút nữa thì đến 9 giờ. - Kim giờ chỉ gần số 9, kim phútt chỉ ở số 7. - Theo dài và ghi nhớ. - Nêu giờ được biểu dàiễn trên mặt đồng hồ. - HS thực hiện - 6 giờ 55 phút. - 7 giờ km 5 phút. - Kim giờ chỉ qua số 6 và gần số 7, kim phút chỉ ở số 11. - Quay kim đồng hồ theo các giờ SGK đưa ra và các giờ khác do GV qui định. - 8 giờ 45 phút hay 9 giờ kém 15 phút. - Câu d, 9 giờ kém 15 phút. - HS làm bài. + Đồng hồ B ứng với câu g. + Đồng hồ C ứng với câu e. + Đồng hồ D ứng với câu b. + Đồng hồ E ứng với câu a. + Đồng hồ G ứng với câu c. - HS thực hiện |