Một con lắc lò xo, lò xo có độ cứng $k =20 (N/m)$, vật nặng $M=100 (g)$ có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật $m = 100 (g)$ bắn vào M theo phương nằm ngang với tốc độ $3 (m/s)$. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hòa theo phương ngang trùng với trục của lò xo với biên độ là:
\(V = \frac{{m{v_0}}}{{m + M}} = 1,5(m/s) \to A = \frac{V}{\omega } = \frac{V}{{\sqrt {\frac{k}{{m + M}}} }} = 0,15(m) = 15cm\)
Một con lắc lò xo, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng $40 (N/m)$, vật nặng $M=400g$ có thể trượt không masát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật $m = 100g$ bắn vào M theo phương nằm ngang với vận tốc $1 (m/s)$. Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau khi va chạm vật M dao động điều hòa theo phương ngang với cơ năng là:
Vật m chuyển động với vận tốc \({v_0}\) đến va chạm vào vật M đứng yên.
Gọi V là vận tốc của hệ hai vật M+m ở vị trí cân bằng.
Va chạm đàn hồi: \(\left\{ \begin{array}{l}m{v_0} = mv + MV\\\frac{1}{2}mv_0^2 = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}M{V^2}\end{array} \right. \Rightarrow V = \dfrac{{2m{v_0}}}{{M + m}}\)
$\begin{array}{l}
V = \dfrac{{2m{v_0}}}{{m + M}} = \dfrac{{2.0,1.1}}{{0,1 + 0,4}} = 0,4(m/s)\\
\to A = \dfrac{V}{\omega } = \frac{V}{{\sqrt {\dfrac{k}{M}} }} = \dfrac{{0,4}}{{\sqrt {\dfrac{{40}}{{0,4}}} }} = 0,04(m)\\
W = \dfrac{1}{2}k{A^2} = 0,032J
\end{array}$
Một con lắc lò xo, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng $100 (N/m)$, vật nặng $M=300 (g)$ có thể trượt không masát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật $m = 200 (g)$ bắn vào M theo phương nằm ngang với vận tốc $2 (m/s)$. Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau khi va chạm, vật M dao động điều hòa theo phương ngang. Gốc tọa độ là điểm cân bằng, gốc thời gian là ngay lúc sau va chạm, chiều dương là chiều lúc bắt đầu dao động. Tính khoảng thời gian ngắn nhất vật có li độ $- 8,8 cm$
\(\left\{ \begin{array}{l}V = \frac{{2m{v_0}}}{{m + M}} = 1,6m/s\\\omega = \sqrt {\frac{k}{M}} = \frac{{10\sqrt 3 \pi }}{3}\end{array} \right. \to A = \frac{V}{\omega } = \frac{{1,6}}{{\frac{{10\sqrt 3 \pi }}{3}}} \approx 0,088m = 8,8cm\)
Khoảng thời gian ngắn nhất vật có li độ - 8,8 cm là: \(\Delta t = \frac{{3T}}{4} = \frac{3}{4}\frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{3}{4}\frac{{2\pi }}{{\frac{{10\sqrt 3 \pi }}{3}}} \approx 0,26{\rm{s}}\)
Một con lắc lò xo, lò xo có độ cứng .\(k = 80N/m\)., vật nặng \(M = 250g\) có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật \(m = 150g\) bắn vào M theo phương nằm ngang với tốc độ \(3,2\left( {m/s} \right)\). Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hòa theo phương ngang trùng với trục của lò xo với biên độ là:
Ta có: \(m{v_0} = (m + M)V \Rightarrow V = \dfrac{1}{{1 + \dfrac{M}{m}}}{v_0} = \dfrac{1}{{1 + \dfrac{{0,25}}{{0,15}}}}.3,2 = 1,2m/s\)
$V$: vận tốc của hệ hai vật $M+m$ ở vị trí cân bằng
Nếu sau va chạm cả hai vật dao động điều hòa thì tần số và biên độ dao động của con lắc lò xo:
\(\omega = \sqrt {\dfrac{k}{{m + M}}} ,A = \dfrac{V}{\omega }\)
Ta suy ra: \(A = \dfrac{V}{\omega } = \dfrac{{1,2}}{{\sqrt {\dfrac{k}{{m + M}}} }} = \dfrac{{1,2}}{{\sqrt {\dfrac{{80}}{{0,25 + 0,15}}} }} = 6\sqrt 2 {.10^{ - 2}}m = 6\sqrt 2 cm\)
Một con lắc lò xo, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng \(120N/m\), vật nặng \(M = 300g\) có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật \(m = 100g\) bắn vào M theo phương nằm ngang với vận tốc \(1,5\left( {m/s} \right)\). Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau khi va chạm vật M dao động điều hòa theo phương ngang với cơ năng là:
Ta có:
Va chạm đàn hồi: \(\left\{ \begin{array}{l}m{v_0} = mv + MV\\\dfrac{1}{2}mv_0^2 = \dfrac{1}{2}m{v^2} + \dfrac{1}{2}M{V^2}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}V = \dfrac{2}{{1 + \dfrac{M}{m}}}{v_0}\\v = \dfrac{{1 - \dfrac{M}{m}}}{{1 + \dfrac{M}{m}}}{v_0}\end{array} \right.\)
V: vận tốc của M ở vị trí cân bằng
Sau va chạm M dao động điều hòa: \(\omega = \sqrt {\dfrac{k}{M}} ,A = \dfrac{V}{\omega }\)
Ta có: \(\omega = \sqrt {\dfrac{k}{M}} = \sqrt {\dfrac{{120}}{{0,3}}} = 20\left( {rad/s} \right)\)
\(V = \dfrac{{2m{v_0}}}{{m + M}} = \dfrac{{2.0,1.1,5}}{{0,1 + 0,3}} = 0,75m/s\)
Biên độ dao động điều hòa: \(A = \dfrac{V}{\omega } = \dfrac{{0,75}}{{20}} = 0,0375m\)
=> Cơ năng của vật: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2} = \dfrac{1}{2}120.{\left( {0,0375} \right)^2} \approx 0,0844J\)
Một con lắc lò xo, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng \(k = 80N/m\), vật nặng có khối lượng \(M = 250g\) có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật có khối lượng \(m = 150g\) bắn vào M theo phương nằm ngang với vận tốc \(2\left( {m/s} \right)\). Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau khi va chạm, vật M dao động điều hòa theo phương ngang. Gốc tọa độ là điểm cân bằng, gốc thời gian là ngay lúc sau va chạm, chiều dương là chiều lúc bắt đầu dao động. Tính khoảng thời gian ngắn nhất vật có li độ \( - 8,4cm\)
Ta có:
V: vận tốc của M ở vị trí cân bằng
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng và định lí động năng, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}m{v_0} = mv + MV\\\frac{1}{2}mv_0^2 = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}M{V^2}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}V = \frac{2}{{1 + \frac{M}{m}}}{v_0}\\v = \frac{{1 - \frac{M}{m}}}{{1 + \frac{M}{m}}}{v_0}\end{array} \right.\)
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}V = \frac{{2m{v_0}}}{{m + M}} = \frac{{2.0,15.2}}{{0,15 + 0,25}} = 1,5m/s\\\omega = \sqrt {\frac{k}{M}} = \sqrt {\frac{{80}}{{0,25}}} = 8\sqrt 5 \left( {rad/s} \right)\end{array} \right.\\ \to A = \frac{V}{\omega } = \frac{{1,5}}{{8\sqrt 5 }} \approx 0,084m = 8,4cm\end{array}\)
Khoảng thời gian ngắn nhất vật có li độ \( - 8,4cm\) là: \(\Delta t = \frac{{3T}}{4}\)
+ Ta có: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{8\sqrt 5 }} = \frac{{\pi \sqrt 5 }}{{20}}\left( s \right)\)
\( \to \Delta t = \frac{{3T}}{4} = \frac{3}{4}.\frac{{\pi \sqrt 5 }}{{20}} \approx 0,263s\)
Một con lắc lò xo, lò xo có độ cứng \(k = 50N/m\), vật nặng có khối lượng \(M = 300g\) có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật \(m = 200g\) bắn vào M theo phương nằm ngang với tốc độ \(2m/s\). Sau va chạm hai vật dính vào nhau và làm cho lò xo nén rồi cùng dao động điều hòa theo phương ngang trùng với trục của lò xo. Gốc thời gian là ngay lúc sau va chạm, thời điểm lần thứ \(2018\) và lần thứ \(2019\) độ biến dạng của lò xo bằng \(4cm\) lần lượt là:
Ta có: \(\omega = \sqrt {\frac{k}{{m + M}}} = \sqrt {\frac{{50}}{{0,3 + 0,2}}} = 10(ra{\rm{d}}/s)\)
+ Chu kì dao động của vật: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{10}} = \frac{\pi }{5}s\)
+ Ta lại có:
\(\begin{array}{l}V = \frac{{m{v_0}}}{{m + M}} = \frac{{0,2.2}}{{0,2 + 0,3}} = 0,8(m/s)\\ \to A = \frac{V}{\omega } = \frac{{0,8}}{{10}} = 0,08m = 8cm\end{array}\)
Trong 1 chu kì: lò xo có 4 lần có độ biến dạng bằng 4 cm.
Bốn thời điểm đầu tiên độ biến dạng của lò xo bằng 4cm là: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \frac{T}{{12}}\\{t_2} = \frac{T}{4} + \frac{T}{6} = \frac{{5T}}{{12}}\\{t_3} = \frac{T}{2} + \frac{T}{{12}} = \frac{{7T}}{{12}}\\{t_4} = \frac{{3T}}{4} + \frac{T}{6} = \frac{{11T}}{{12}}\end{array} \right.\)
Nhận thấy: \(\left\{ \begin{array}{l}2018 = 504.4 + 2\\2019 = 504.4 + 3\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{t_{2018}} = 504T + {t_2} = \frac{{6053T}}{{12}} = 316,93{\rm{s}}\\{t_{2019}} = 504T + {t_3} = \frac{{6055T}}{{12}} = 317,04{\rm{s}}\end{array} \right.\)
Một con lắc lò xo, lò xo có độ cứng \(k = 80N/m\), vật M có khối lượng \(M = 350g\), dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ \(2cm\). Khi M đang dao động thì có một vật có khối lượng \(m{\rm{ }} = 50g\) bắn vào M theo phương ngang với vận tốc \(1,2\sqrt 2 m/s\) . Giả thiết là va chạm mềm, xảy ra tại thời điểm lò xo có độ dài lớn nhất. Sau va chạm, hai vật gắn chặt vào nhau và cùng dao động điều hòa với biên độ là:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\omega = \sqrt {\frac{k}{{m + M}}} = \sqrt {\frac{{80}}{{0,35 + 0,05}}} = 10\sqrt 2 ({\rm{r}}a{\rm{d}}/s)\\V = \frac{{m{v_0}}}{{m + M}} = \frac{{0,05.1,2\sqrt 2 }}{{0,05 + 0,35}} = \frac{{3\sqrt 2 }}{{20}}m/s = 15\sqrt 2 (cm/s)\end{array} \right.\)
Lại có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} = \pm 2cm\\A = \sqrt {x_0^2 + {{\frac{V}{{{\omega ^2}}}}^2}} = \sqrt {{2^2} + {{\left( {\frac{{15\sqrt 2 }}{{10\sqrt 2 }}} \right)}^2}} = 2,5cm\end{array} \right.\)
Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kì \(T = 4\pi \left( s \right)\), quả cầu nhỏ có khối lượng \(M\). Khi lò xo có độ dài cực đại và vật M có gia tốc là \( - 2{\rm{ }}\left( {cm/{s^2}} \right)\) thì một vật có khối lượng \(m\) \(\left( {M = 2m} \right)\) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật \(M\), có xu hướng làm lò xo nén lại. Biết tốc độ chuyển động của vật m ngay trước lúc va chạm là \(6\sqrt 3 cm/s\). Quãng đường mà vật \(M\) đi được từ lúc va chạm đến khi vật \(M\) đổi chiều chuyển động là:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{4\pi }} = 0,5(ra{\rm{d}}/s)\\{A_0} = \frac{{\left| {{a_{{\rm{max}}}}} \right|}}{{{\omega ^2}}} = \frac{2}{{0,{5^2}}} = 8cm\\V = \frac{{2m{v_0}}}{{m + M}} = \frac{{2.m.6\sqrt 3 }}{{m + 2m}} = 4\sqrt 3 (cm/s)\end{array} \right.\)
Ta suy ra: \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = - {A_0}\\A = \sqrt {x_0^2 + \frac{{{V^2}}}{{{\omega ^2}}}} = \sqrt {{8^2} + \frac{{{{(4\sqrt 3 )}^2}}}{{0,{5^2}}}} = 16cm\end{array} \right.\)
Suy ra quãng đường mà vật \(M\) đi được từ lúc va chạm đến khi vật \(M\) đổi chiều chuyển động là \(S = A + {A_0} = 16 + 8 = 24(cm)\)
Một con lắc lò xo gắn vật M đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang, nhẵn với biên độ \({A_1}\). Đúng lúc vật M đang ở vị trí biên thì một vật m có khối lượng bằng khối lượng vật M, chuyển động theo phương ngang với vận tốc \({v_0}\) bằng \(\sqrt 3 \) lần vận tốc cực đại của vật M, đến va chạm với M. Biết va chạm giữa hai vật là đàn hồi xuyên tâm, sau va chạm vật M tiếp tục dao động điều hòa với biên độ \({A_2}\). Hệ thức nào sau đây là đúng:
Cách 1:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} = \pm {A_1},{v_0} = \sqrt 3 \omega {A_1}\\V = \frac{{2m{v_0}}}{{m + M}} = \frac{{2m\sqrt 3 \omega {A_1}}}{{m + m}} = \sqrt 3 \omega {A_1}\end{array} \right.\)
Ta suy ra:
\(\begin{array}{l}{A_2} = \sqrt {x_0^2 + \frac{{{V^2}}}{{{\omega ^2}}}} = \sqrt {A_1^2 + \frac{{{{\left( {\sqrt 3 \omega {A_1}} \right)}^2}}}{{{\omega ^2}}}} = 2{A_1}\\ \to \frac{{{A_1}}}{{{A_2}}} = \frac{1}{2}\end{array}\)
Cách 2:
Va chạm tuyệt đối đàn hồi và vì \(m = M\) nên \(m\) truyền toàn bộ động năng cho \(M\), ta được:
\(\begin{array}{l}\frac{1}{2}kA_2^2 = \frac{1}{2}kA_1^2 + \frac{1}{2}mv_0^2\\ \to \frac{1}{2}kA_2^2 = \frac{1}{2}kA_1^2 + \frac{1}{2}m{\left( {\sqrt 3 \omega {A_1}} \right)^2}\\ \leftrightarrow kA_2^2 = kA_1^2 + 3m\omega A_1^2 = kA_1^2 + 3kA_1^2 = 4kA_1^2\\ \to A_2^2 = 4A_1^2 \to \frac{{{A_1}}}{{{A_2}}} = \frac{1}{2}\end{array}\)
Một con lắc lò xo nằm ngang có vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với biên độ \(A\). Khi vật đến vị trí có động năng bằng thế năng thì một vật khác \(m'\) với \(\left( {m' = \dfrac{1}{2}m} \right)\) rơi thẳng đứng và dính chặt vào vật m thì khi đó 2 vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ:
+ Động năng bằng thế năng => \(\left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{A}{{\sqrt 2 }}\\v = \dfrac{{{v_{{\rm{max}}}}}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{\omega A}}{{\sqrt 2 }}\end{array} \right.\)
Tại đây, \(m'\) va chạm mềm với vật \(m\).
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng theo phương ngang:
\(mv = (m + m')v' \to v' = \dfrac{{mv}}{{m + m'}} = \dfrac{{mv}}{{m + \dfrac{1}{2}m}} = \dfrac{{2v}}{3} = \dfrac{{\sqrt 2 \omega A}}{3}\)
+ Tần số góc của hệ hai vật: \(\omega ' = \sqrt {\dfrac{k}{{m + m'}}} = \sqrt {\dfrac{k}{{m + \dfrac{1}{2}}}} = \omega \sqrt {\dfrac{2}{3}} \)
Biên độ của hệ hai vật được tính từ hệ thức độc lập:
\(\begin{array}{l}A' = \sqrt {{x^2} + \dfrac{{v{'^2}}}{{\omega {'^2}}}} = \sqrt {{{\left( {\dfrac{A}{{\sqrt 2 }}} \right)}^2} + \dfrac{{\left( {\dfrac{{\sqrt 2 \omega A}}{3}} \right)}}{{{{\left( {\omega \sqrt {\frac{2}{3}} } \right)}^2}}}} \\ = \sqrt {\frac{{{A^2}}}{2} + \dfrac{{{A^2}}}{3}} = A\sqrt {\dfrac{5}{6}} \end{array}\)
Một quả cầu khối lượng \(M = 250g\), gắn trên một lò xo nhẹ thẳng đứng có độ cứng \(120N/m\), đầu dưới của lò xo gắn cố định. Một vật nhỏ có khối lượng \(m = 50g\) rơi tự do từ độ cao \(h = 1,8m\) xuống va chạm đàn hồi với \(M\). Lấy gia tốc trọng trường \(g{\rm{ }} = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Sau va chạm, vật \(M\) dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Biên độ dao động là:
Tốc độ của m ngay trước va chạm: \({v_0} = \sqrt {2gh} = \sqrt {2.10.1,8} = 6(m/s)\)
Tốc độ của M ngay sau va chạm: \(V = \frac{{2m{v_0}}}{{m + M}} = \frac{{2.0,05.6}}{{0,05 + 0,25}} = 2(m/s)\)
Biên độ dao động: \(A = \frac{V}{\omega } = \frac{V}{{\sqrt {\frac{k}{M}} }} = \frac{2}{{\sqrt {\frac{{120}}{{0,25}}} }} \approx 0,0913m = 9,13cm\)
Một quả cầu khối lượng \(M = 350g\), gắn trên một lò xo nhẹ thẳng đứng có độ cứng \(k = 80\left( {N/m} \right)\), đầu dưới của lò xo gắn với đế có khối lượng Mđ. Một vật nhỏ có khối lượng \(m = 150g\) rơi tự do từ độ cao \(h{\rm{ }} = 0,45{\rm{ }}m\)xuống va chạm đàn hồi với M. Lấy gia tốc trọng trường \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10{\rm{ }}m/{s^2}\). Sau va chạm vật M dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Muốn đế không bị nhấc lên thì Mđ không nhỏ hơn:
+ Tốc độ của m ngay trước va chạm: \({v_0} = \sqrt {2gh} = \sqrt {2.10.0,45} = 3(m/s)\)
+ Tốc độ của M ngay sau va chạm: \(V = \frac{{2m{v_0}}}{{m + M}} = \frac{{2.0,15.3}}{{0,15 + 0,35}} = 1,8(m/s)\)
+ Biên độ dao động : \(A = \frac{V}{\omega } = \frac{V}{{\sqrt {\frac{k}{M}} }} = \frac{{1,8}}{{\sqrt {\frac{{80}}{{0,35}}} }} = 0,119m\)
+ Muốn đế không bị nhấc lên thì lực kéo cực đại của lò xo (khi vật ở vị trí cao nhất lò xo bị dãn cực đại A-∆l0) không lớn hơn trọng lượng của đế:
\(\begin{array}{l}{F_{{\rm{max}}}} = k(A - \Delta {l_0}) = kA - Mg \le {M_d}g\\ \to {M_d} \ge \frac{{kA}}{g} - M\\ \to {M_d} \ge \frac{{80.0,119}}{{10}} - 0,35 = 0,602kg = 602g\end{array}\)
Một con lắc lò xo có độ cứng \(k = 120N/m\) và vật nặng khối lượng \(M = 100g\), vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ \(A = 6cm\). Khi vật ở biên độ dưới người ta đặt nhẹ nhàng một vật \(m = 200g\) vào con lắc. Hệ hai vật tiếp tục dao động điều hòa, vận tốc dao động cực đại của hệ là:
- Tại vị trí cân bằng:
+ Khi vật có khối lượng M thì lò xo dãn: \(\Delta {l_1} = \frac{{Mg}}{k} = \frac{{0,1.10}}{{120}} = \frac{1}{{120}}m = \frac{5}{6}cm\)
+ Khi gắn thêm vật m thì lò xo dãn: \(\Delta {l_2} = \frac{{(M + m)g}}{k} = \frac{{\left( {0,1 + 0,2} \right)10}}{{120}} = 0,025m = 2,5cm\)
- Khi vật M biên dưới gắn thêm vật m:
Biên độ dao động của hệ vật là: \({A_2} = {A_1} + \Delta {l_1} - \Delta {l_2} = 6 + \frac{5}{6} - 2,5 = \frac{{13}}{3}cm\)
+ Tần số góc dao động của hệ: \(\omega ' = \sqrt {\frac{k}{{M + m}}} = \sqrt {\frac{{120}}{{0,1 + 0,2}}} = 20(ra{\rm{d}}/s)\)
=> Vận tốc dao động cực đại của hệ: \({v_{{\rm{max}}}} = \omega '{A_2} = 20.\frac{{13}}{3} = \frac{{260}}{3} \approx 86,67(cm/s)\)
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ \({m_1}\) . Ban đầu giữ vật \({m_1}\) tại vị trí mà lò xo bị nén 10cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng 3 lần khối lượng vật \({m_1}\)) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật \({m_1}\). Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật \({m_1}\) và \({m_2}\) là:
Giai đoạn 1: Cả hai vật cùng dao động với biên độ \(A = 10cm\), tần số góc \(\omega = \sqrt {\frac{k}{{{m_1} + {m_2}}}} \) và tốc độ cực đại \({v_0} = \omega A\)
Giai đoạn 2: Đến VTCB \({m_2}\) tách ra khỏi \({m_1}\) thì:
+ \({m_1}\) dao động điều hòa với tần số góc \(\omega ' = \sqrt {\frac{k}{{{m_1}}}} \) và biên độ \(A' = \frac{{{v_0}}}{{\omega '}} = A\sqrt {\frac{{{m_1}}}{{{m_1} + {m_2}}}} \) (vì tốc độ cực đại không đổi vẫn là \({v_0}\))
=> Chu kì dao động \(T' = \frac{{2\pi }}{{\omega '}} = 2\pi \sqrt {\frac{{{m_1}}}{k}} \)
+ \({m_2}\) chuyển động thẳng đều với vận tốc \({v_0}\) và khi đến vị trí biên dương (lần 1) thì \({m_2}\) đi được quãng đường là: \(S = {v_0}\frac{{T'}}{4} = \frac{1}{2}\pi A\sqrt {\frac{{{m_1}}}{{{m_1} + {m_2}}}} \)
Lúc này, khoảng cách hai vật:
\(\begin{array}{l}\Delta x = S - A' = \frac{{\pi A}}{2}\sqrt {\frac{{{m_1}}}{{{m_1} + {m_2}}}} - A\sqrt {\frac{{{m_1}}}{{{m_1} + {m_2}}}} \\ = \frac{{\pi .10}}{2}\sqrt {\frac{{{m_1}}}{{{m_1} + 3{m_1}}}} - 10\sqrt {\frac{{{m_1}}}{{{m_1} + 3{m_1}}}} \\ = \frac{{10\pi }}{4} - \frac{{10}}{2} \approx 2,854cm\end{array}\)
Con lắc lò xo bố trí nằm ngang gồm vật \(M = 600g\) có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng vật \(m = 200g\) bắn vào M theo phương ngang với tốc độ \(1m/s\), va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm vật M dao động điều hòa, chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo lần lượt là \(28{\rm{ }}cm\) và \(20{\rm{ }}cm\). Khoảng cách giữa 2 vật sau 1,26s từ lúc bắt đầu va chạm là:
+ Ngay sau va chạm, vận tốc của m và M lần lượt là v và V:
\(\left\{ \begin{array}{l}V = \dfrac{{2m{v_0}}}{{m + M}} = \dfrac{{2.0,2.1}}{{0,2 + 0,6}} = 0,5m/s = 50cm/s\\v = \dfrac{{m - M}}{{m + M}}{v_0} = \dfrac{{0,2 - 0,6}}{{0,2 + 0,6}}.1 = - 0,5m/s = - 50cm/s\end{array} \right.\)
+ M dao động điều hòa với tốc độ cực đại V và biên độ: \(A = \dfrac{{{l_{{\rm{max}}}} - {l_{\min }}}}{2} = 4cm\) nên
\(\begin{array}{l}\omega = \dfrac{{0,5}}{{0,04}} = 12,5{\rm{r}}a{\rm{d}}/s\\ \to T = \dfrac{{2\pi }}{\omega } = \dfrac{{2\pi }}{{12,5}} = \dfrac{{4\pi }}{{25}}s\end{array}\)
\(t = 1,26s{\rm{ }} = {\rm{ }}2,5T\)
- M ở VTCB
- m đi được quãng đường: \(S = vt = 50.1,26 = 63cm\)
=> Khoảng cách hai vật : \(63cm\)
Một vật có khối lượng \({m_1} = 100g\) mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng \(k = 100N/m\), đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường, vật và lò xo đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát. Đặt vật thứ 2 có khối lượng \({m_2} = 300g\) sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả 2 vật cho lò xo nén lại \(10cm\). Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy 2 vật chuyển động về 1 phía. Lấy\({\pi ^2} = 10\) , khi lò xo dãn cực đại lần đầu tiên thì 2 vật cách xa nhau một đoạn là:
+ Đẩy chậm lò xo nén lại \(10cm\) rồi thả nhẹ ra => \(A = 10cm\)
Ta có: Tần số góc của hệ \(\omega = \sqrt {\dfrac{k}{{{m_1} + {m_2}}}} = \sqrt {\dfrac{{100}}{{0,1 + 0,3}}} = 5\sqrt {10} = 5\pi \left( {rad/s} \right)\)
+ Tại VTCB vận tốc của hệ có giá trị là \({v_{max}} = A\omega = 10.5\pi = 50\pi cm/s\) ngay sau đó vận tốc giảm dần nên vật \({m_2}\) tách ra và chuyển động thẳng đều với \(v = {v_{max}}\)
+ Khi \({m_2}\) tách ra, \({m_1}\) dao động với tần số góc \(\omega ' = \sqrt {\dfrac{k}{{{m_1}}}} = \sqrt {\dfrac{{100}}{{0,1}}} = 10\pi \left( {rad/s} \right)\) và chu kì \(T' = \dfrac{{2\pi }}{{\omega '}} = \dfrac{{2\pi }}{{10\pi }} = 0,2s\)
+ Thời gian từ lúc hai vật tách ra đến khi lò xo có độ dãn cực đại là thời gian vật \({m_1}\) đi từ VTCB ra biên mới nên mất \(\dfrac{{T'}}{4}\)
+ Quãng đường \({m_2}\) đi được trong thời gian \(\dfrac{{T'}}{4}\) là: \({S_2} = {v_{{\rm{max}}}}\dfrac{T}{4} = 50\pi .\dfrac{{0,2}}{4} = 2,5\pi cm\)
+ Khi \({m_2}\) tách ra thì \({m_1}\) dao động điều hòa với vận tốc cũ nhưng tần số góc thay đổi.
Do đó, nó dao động với biên độ: \(A' = \dfrac{{{v_{{\rm{max}}}}}}{{\omega '}} = \dfrac{{{v_{{\rm{max}}}}}}{{\sqrt {\dfrac{k}{{{m_1}}}} }} = \dfrac{{50\pi }}{{\sqrt {\dfrac{{100}}{{0,1}}} }} = 5cm\)
Quãng đường \({m_1}\) đi được trong thời gian \(\dfrac{{T'}}{4}\) là \({S_1} = A' = 5cm\)
Vậy khoảng cách giữa 2 vật khi lò xo dãn cực đại lần đầu tiên là: \(\Delta S = {S_2} - {S_1} = \left( {2,5\pi - 5} \right)cm\)
Hai vật A và B có cùng khối lượng \(1kg\) và có kích thước nhỏ được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh nhẹ dài \(15cm\), hai vật được treo vào lò xo có độ cứng \(k{\rm{ }} = 100{\rm{ }}N/m\) tại nơi có gia tốc trọng trường \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\), lấy \({\pi ^2} = 10\). Khi hệ vật và lò xo đang ở vị trí cân bằng đủ cao so với mặt đất, người ta đốt sợi dây nối hai vật và vật B sẽ rơi tự do còn vật A sẽ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Lần đầu tiên vật A lên đến vị trí cao nhất thì khoảng cách giữa hai vật bằng:
Tại vị trí cân bằng:
+ Khi chỉ có vật A thì lò xo dãn: \(\Delta {l_1} = \frac{{{m_A}g}}{k} = 10cm\)
+ Khi treo đồng A và B thì lò xo dãn: \(\Delta {l_2} = \frac{{({m_A} + {m_B})g}}{k} = 20cm\)
Khi hệ vật đang ở VTCB, dây đứt, vật A dao động điều hòa với biên độ \(A = \Delta {l_2} - \Delta {l_1} = 20 - 10 = 10cm\)
+ Chu kỳ con lắc lò xo khi gắn vật A là: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta {l_1}}}{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,1}}{{10}}} = \frac{\pi }{5}s\)
Thời gian vật A đi từ vị trí đốt dây (biên dưới) đến vị trí cao nhất lần đầu tiên (biên trên ) hết \(t = \frac{T}{2} = \frac{\pi }{{10}}s\) khi đó, vị trí của vật A là : \({x_A} = - 10cm\)
+ Sau khi đót dây nối hai vật, vật B rơi tự do từ B cách O1:
\({O_1}B = B{O_2} + {O_1}{O_2} = {l_d} + A = 15 + 10 = 25cm\)
+ Tọa độ của B: \({x_B} = {\rm{ }}{O_1}B{\rm{ }} + {\rm{ }}\frac{{g{t^2}}}{2} = 0,25 + \frac{{10.{{\left( {\frac{\pi }{{10}}} \right)}^2}}}{2} = 0,75m = 75cm\)
Vậy khoảng cách giữa hai vật lúc này là: \(\Delta x = {x_B} - {x_A} = 75 - ( - 10) = 85cm\)
Một lò xo nhẹ có độ cứng \(20 N/m,\) đặt trên mặt phẳng ngang rất dài, một đầu cố định vào bức tường thẳng đứng, đầu còn lại gắn vật nặng \(m_1= 80g.\) Vật \(m_2 = 200g,\) mang điện tích \(20\;\mu C\) được liên kết với \(m_1\) bằng một sợi dây cách điện không dãn dài \(20cm.\) Hệ thống được đặt trong điện trường đều nằm ngang, theo hướng xa điểm cố định của lò xo và có cường độ \(20000 V/m.\) Bỏ qua ma sát giữa \(m_1\) với mặt phẳng ngang, hệ số ma sát giữa \(m_2\) và mặt phẳng ngang là \(0,1.\) Lấy \({\pi ^2} = 10\) và \(g = 10m/s^2.\) Tại thời điểm \(t = 0\) đốt sợi dây nối hai vật thì \(m_1\) dao động điều hòa, đến thời điểm \(t = 1,25s\) thì khoảng cách giữa hai vật gần giá trị nào nhất sau đây?
Khi đốt sợi dây thì vật \(m_1\) dao động điều hòa với biên độ \(A,\) chu kì \(T_1\) còn vật \(m_2\) chuyển động nhanh dần đều với gia tốc \(a_2.\)
Công thức tính độ lớn lực điện: \({F_d} = \left| q \right|E\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}A = \dfrac{{{F_d}}}{k} = \dfrac{{\left| q \right|E}}{k}\\{T_1} = 2\pi \sqrt {\dfrac{{{m_1}}}{k}} \\{a_2} = \dfrac{{{F_d} - {F_{mst}}}}{{{m_2}}} = \dfrac{{\left| q \right|E - \mu {m_2}g}}{{{m_2}}}\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = \dfrac{{{{20.10}^{ - 6}}.20000}}{{20}} = 0,02m\\{T_1} = 2\pi .\sqrt {\dfrac{{0,08}}{{20}}} = 0,4s\\{a_2} = \dfrac{{{{20.10}^{ - 6}}.20000 - 0,1.0,2.10}}{{0,2}} = 1m/{s^2}\end{array} \right.\)
Tại thời điểm \(t = 1,25s = 3T + \dfrac{T}{8}\)
+ Vật \(m_1\) có li độ: \({x_1} = \dfrac{A}{{\sqrt 2 }}\)
+ Vật \(m_2\) đi được quãng đường:
\({s_2} = \dfrac{1}{2}{a_2}{t^2} = \dfrac{1}{2}.1.1,{25^2} = 0,78125m\)
Khoảng cách giữa hai vật là:
\(d = A - \dfrac{A}{{\sqrt 2 }} + l + {s_2}\)
\( \Rightarrow d = 0,02 - \dfrac{{0,02}}{{\sqrt 2 }} + 0,2 + 0,78125 = 0,987m = 98,7cm\)
Một con lắc lò xo, lò xo có độ cứng $50 N/m$, vật M có khối lượng $M=200g$, dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ $4 (cm)$. Giả sử $M$ đang dao động thì có một vật có khối lượng $m =50g$ bắn vào M theo phương ngang với vận tốc \(2\sqrt 2 m/s\) . Giả thiết là va chạm mềm, xảy ra tại thời điểm lò xo có độ dài lớn nhất. Sau va chạm, hai vật gắn chặt vào nhau và cùng dao động điều hòa với biên độ là:
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}\omega = \sqrt {\frac{k}{{m + M}}} = \sqrt {\frac{{50}}{{0,25}}} = 10\sqrt 2 ({\rm{r}}a{\rm{d}}/s)\\V = \frac{{m{v_0}}}{{m + M}} = \frac{1}{5}200\sqrt 2 = 40\sqrt 2 (cm/s)\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = \pm 4cm\\A = \sqrt {x_0^2 + {{\frac{V}{{{\omega ^2}}}}^2}} = 4\sqrt 2 cm\end{array} \right.\)