Đề thi thử THPT chuyên Lam Sơn - 2021
Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp bằng
Khoảng cách giữa 2 bụng sóng liên tiếp là: \(\frac{\lambda }{2}\)
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 6 cm. Trên dây các phần tử sóng dao động với tần số 5 Hz và biên độ lớn nhất là 3 cm. Gọi N là vị trí của một nút sóng, C và D là hai phần tử trên dây ở hai bên của N và có vị trí cân bằng cách N lần lượt là 10,5 cm và 7,0 cm. Tại thời điểm t1 (s), phần tử C có li độ 1,5 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Vào thời điểm \({t_2} = {t_1} + \frac{{85}}{{40}}\,\,\left( s \right)\), phần tử D có li độ là
Giả sử tại điểm N là nút sóng thứ 0
Điểm C cách điểm N 10,5 cm thuộc bó sóng thứ 2 sang bên trái
Điểm D cách điểm N 7 cm thuộc bó sóng thứ 2 sang bên phải
→ điểm C thuộc bó sóng chẵn thì điểm D thuộc bó sóng lẻ
→ hai điểm C, D dao động ngược pha
Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là:
\(\frac{\lambda }{2} = 6\,\,\left( {cm} \right) \Rightarrow \lambda = 12\,\,\left( {cm} \right)\)
Biên độ của hai điểm C, D lần lượt là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{A_C} = A\sin \left| {\frac{{2\pi {d_C}}}{\lambda }} \right| = 3\sin \left| {\frac{{2\pi .10,5}}{{12}}} \right| = 1,5\sqrt 2 \,\,\left( {cm} \right)\\{A_D} = A\sin \left| {\frac{{2\pi {d_D}}}{\lambda }} \right| = 3\sin \left| {\frac{{2\pi .7}}{{12}}} \right| = 1,5\,\,\left( {cm} \right)\end{array} \right.\)
Thời gian \(\frac{{85}}{{40}}s\) ứng với góc quét là:
\(\Delta \varphi = \omega \Delta t = 2\pi f.\Delta t = 2\pi .5.\frac{{85}}{{40}} = \frac{{85\pi }}{4} = \frac{{5\pi }}{4}\,\,\left( {rad} \right)\)
Ở thời điểm t1, điểm C có li độ 1,5 cm và đang hướng về vị trí cân bằng
Ta có vòng tròn lượng giác:
Từ đồ thị ta thấy tại thời điểm t2, điểm D có li độ bằng 0 và đang giảm
Trong giờ thực hành hiện tượng sóng dừng trên dây, một học sinh thực hiện như sau: tăng dần tần số của máy phát dao động thì thấy rằng khi sóng dừng xuất hiện trên dây tương ứng với \(1\) bó sóng và \(9\) bó sóng thì tần số thu được thỏa mãn \({f_9} - {f_1} = 200(Hz).\) Khi trên dây xuất hiện sóng dừng với \(6\) nút sóng thì máy phát tần số hiện giá trị là
Từ điều kiện để có sóng dừng 2 đầu là nút, ta có: \(l = k\dfrac{\lambda }{2} = k\dfrac{v}{{2{f_k}}}\)
+ Khi trên dây có 1 bó sóng: \(l = \dfrac{v}{{2{f_1}}}\) (1)
+ Khi trên dây có 9 bó sóng: \(l = 9\dfrac{v}{{2{f_9}}}\) (2)
Từ (1) và (2), ta có: \(\ell = 1.\dfrac{v}{{2{f_1}}} = 9\dfrac{v}{{2{f_9}}} = \dfrac{{8v}}{{2({f_9} - {f_1})}} \\\to {f_1} = 25(Hz)\)
+ Khi trên dây xuất hiện sóng dừng với 6 nút sóng (\(k = 6 - 1 = 5\) bụng sóng) thì:
\(\begin{array}{l}l = 5\dfrac{v}{{2{f_6}}}\\ \Rightarrow {f_6} = 5\dfrac{v}{{2l}} = 5{f_1} = 5.25 = 125Hz\end{array}\)
Trên một sợi dây đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng \(30 cm\). Khoảng cách ngắn nhất từ một nút đến một bụng là
Cách giải : Trong sóng dừng khoảng cách ngăn nhất từ một bụng và một nút của sóng dừng là một phần tư bước sóng \(d = \dfrac{\lambda }{4} = \dfrac{{30}}{4} = 7,5cm\)
Cho sợi dây AB dài đang dao động và trên dây có sóng dừng. Người ta đo được chu kỳ sóng là 12s. Hỏi khoảng thời gian hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là bao nhiêu?
Ta có khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp dây duỗi thẳng là: \(\dfrac{T}{2}\)
\( \Rightarrow t = \dfrac{T}{2} = \dfrac{{12}}{2} \Rightarrow t = 6(s)\)
Trên một sợi dây đang có sóng dừng với bề rộng của một bụng sóng là \(3 cm\). Biên độ dao động của điểm bụng là
Biên độ dao động của điểm bụng bằng \(\dfrac{1}{2}\) bề rộng của bụng sóng. \(A = \dfrac{3}{2} = 1,5(cm)\)
Trên một sợi dây dài 2 m. Hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s; tần số của sóng có giá trị trong khoảng từ 11 Hz đến 19 Hz. Nếu tính cả hai đầu dây thì số nút sóng trên dây là
Chiều dài sợi dây thỏa mãn: \(l = k.\frac{v}{{2f}} \Rightarrow f = \frac{{k.v}}{{2l}} = \frac{{k.20}}{{2.2}} = 5k\)
Mà \(11Hz < f < 19Hz \Leftrightarrow 11 < 5k < 19 \Rightarrow 2,2 < k < 3,8 \Rightarrow k = 3\)
\( \Rightarrow \) Số nút sóng = k + 1 = 3 + 1 = 4.
Một sợi dây đàn hồi căng ngang với hai đầu cố định. Sóng truyền trên dây có tốc độ không đổi nhưng tần số f thay đổi được. Khi f nhận giá trị 1896 Hz thì trên dây có sóng dừng với 3 bụng sóng. Giá trị nhỏ nhất của f bằng bao nhiêu để trên dây vẫn có sóng dừng?
Sóng dừng trên dây với hai đầu cố định có chiều dài dây:
\(l = k\dfrac{\lambda }{2} = \dfrac{{kv}}{{2f}} \Rightarrow f = \dfrac{{kv}}{{2l}} \Rightarrow {f_{\min }} = \dfrac{v}{{2l}}\)
Trên dây có n bụng sóng: \(f = \dfrac{{nv}}{{2l}} \Rightarrow f = n{f_{\min }}\)
Với f = 1896 Hz, trên dây có 3 bụng sóng, ta có:
\(f = 3{f_{\min }} \Rightarrow {f_{\min }} = \dfrac{f}{3} = \dfrac{{1896}}{3} = 632\,\,\left( {Hz} \right)\)
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với biên độ dao động của các điểm bụng là A. M là một phần tử dây dao động với biên độ 0,5A. Biết vị trí cân bằng của M cách điểm nút gần nó nhất một khoảng 2 cm. Sóng truyền trên dây có bước sóng là
Biên độ dao động của điểm M là:
\(\begin{array}{l}{A_M} = {A_{bung}}.\left| {\sin \dfrac{{2\pi x}}{\lambda }} \right| \Rightarrow 0,5A = A.\left| {\sin \dfrac{{2\pi .2}}{\lambda }} \right|\\ \Rightarrow \left| {\sin \dfrac{{2\pi .2}}{\lambda }} \right| = \dfrac{1}{2} \Rightarrow \lambda = 24\,\,\left( {cm} \right)\end{array}\)
Một sợi dây đàn hồi căng ngang với đầu A cố định đang có sóng dừng. M và N là hai phân tử dao động điều hòa có vị trí cân bằng cách đầu A những đoạn lần lượt là 16 cm và 27 cm. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng 24 cm. Tỉ số giữa biên độ dao động của M và biên độ dao động của N là
Biên độ của điểm M và N là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{A_M} = {A_{bung}}.\left| {\sin \dfrac{{2\pi {x_M}}}{\lambda }} \right| = {A_{bung}}.\left| {\sin \dfrac{{2\pi .16}}{{24}}} \right| = {A_{bung}}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\\{A_N} = {A_{bung}}.\left| {\sin \dfrac{{2\pi {x_N}}}{\lambda }} \right| = {A_{bung}}.\left| {\sin \dfrac{{2\pi .27}}{{24}}} \right| = {A_{bung}}.\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\end{array} \right.\)
Tỉ số giữa biên độ dao động của M và N là:
\(\dfrac{{{A_M}}}{{{A_N}}} = \dfrac{{{A_{bung}}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}}}{{{A_{bung}}.\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}}} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{\sqrt 6 }}{2}\)
Một sợi dây đàn hồi dài \(30 cm\) có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây với bước sóng \(20 cm\) và biên độ dao động của điểm bụng là \(2 cm\). Số điểm trên dây mà phần tử tại đó dao động với biên độ \(6 mm\) là
Ta có, dây hai đầu cố định nên \(AB=k\dfrac{\lambda}{2}\)
\(\to k = \dfrac{{AB}}{{\dfrac{\lambda }{2}}} = \dfrac{{30}}{{\dfrac{20 }{2}}} = 3\)
=> Trên dây có 3 bó sóng, mỗi bó có 2 phần tử dao động với biên độ \(6mm\)
=> Số điểm trên dây mà phần tử tại đó dao động với biên độ \(6 mm\) là \(3.2=6\)
Sóng truyền trên một sợi dây hai đầu cố định có bước sóng \(\lambda \). Để có sóng dừng trên dây thì chiều dài \(l\)của dây phải thỏa mãn điều kiện (với \(k = 1,2,3,...\))
Điều kiện có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: \(l = k\dfrac{\lambda }{2}\)
Đề thi thử THPT QG trường Lý Thường Kiệt - 2021
Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Kể cả A và B, trên dây có
Ta có: \(l = k.\dfrac{\lambda }{2} = k.\dfrac{v}{{2f}} \Rightarrow k = \dfrac{{2l.f}}{v} = \dfrac{{2.1.40}}{{20}} = 4\)
Vậy: Số bụng = k = 4; Số nút = k + 1 = 5.
Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng trên dây thì
Ta có:
+ Sóng dừng là kết quả giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ. Sóng tới và sóng phản xạ nếu truyền theo cùng một phương, thì có thể giao thoa với nhau, và tạo ra một hệ sóng dừng.
+ Trong sóng dừng có một số điểm luôn luôn đứng yên gọi là nút, và một số điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại gọi là bụng.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng dừng:
A, B, D – đúng
C – sai vì: Trong sóng dừng, số điểm luôn luôn đứng yên gọi là nút sóng, số điểm luôn luôn dao động gọi là bụng sóng
Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng bao nhiêu? Biết sóng truyền trên dây có bước sóng \(\lambda = 4m\)
Khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng liền kề của sóng dừng là \(\frac{\lambda }{2} = \frac{4}{2} = 2m\)
Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa \(3\) nút sóng liên tiếp là \(100cm\). Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng \(50Hz\), vận tốc truyền sóng trên dây là:
+ Khoảng cách giữa 3 nút liền kề là \(2\frac{\lambda }{2} = 100 \to \lambda = 100cm = 1m\)
+ Vận tốc truyền sóng: \(v = \lambda f = 1.50 = 50m/s\)
Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng bao nhiêu? Biết sóng truyền trên dây có bước sóng \(\lambda = 4m\)
Khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng liền kề của sóng dừng là \(\frac{\lambda }{2} = \frac{4}{2} = 2m\)
Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng bao nhiêu? Biết sóng truyền trên dây có bước sóng \(\lambda = 4m\)
Ta có, khoảng cách giữa nút và bụng liền kề (gần nhất) là \(\frac{\lambda }{4} = \frac{4}{4} = 1m\)
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và vị trí cân bằng của một bụng sóng là 0,4m. Sóng truyền trên dây với bước sóng là:
Ta có, khoảng cách giữa nút và bụng liền kề là \(\frac{\lambda }{4} = 0,4m \to \lambda = 1,6m\)