Khi truyền ánh sáng từ môi trường này sang môi trường khác, đại lượng nào trong các đại lượng sau không thay đổi:
1 – Tần số
2 – Bước sóng
3 – Vận tốc
4 – Màu sắc
Khi sóng ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số, màu sắc của ánh sáng không thay đổi và bước sóng thay đổi
Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra là do:
Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào màu của ánh sáng
Khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì
Khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì vận tốc và bước sóng ánh sáng tăng, tần số ánh sáng không đổi, màu sắc của ánh sáng cũng không đổi
Một bể nước sâu \(1m\). Một chùm ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt nước dưới góc tới \(i\) sao cho \(\sin i = 0,8\). Chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là \(1,331\) và đối với ánh sáng tím là \(1,343\). Bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể là:
Ta có:
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: \(\sin i = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to \left\{ \begin{array}{l}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_{\rm{d}}} = \dfrac{{\sin i}}{{{n_d}}} = \dfrac{{0,8}}{{1,331}} = 0,601\\{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_t} = \dfrac{{\sin i}}{{{n_t}}} = \dfrac{{0,8}}{{1,343}} = 0,597\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{r_d} = {36,942^0}\\{r_t} = {36,561^0}\end{array} \right.\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{L_d} = {\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{an}}{{\rm{r}}_d}.h = \tan {36,942^0}.1 = 0,7519m\\{L_t} = {\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{an}}{{\rm{r}}_t}.h = \tan {36,561^0}.1 = 0,7416m\end{array} \right.\)
Bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể: \(L = {L_d} - {L_t} = 0,7519 - 0,7416 = 0,01037m = 1,037cm\)
Góc chiết quang của lăng kính bằng \(A = {5^0}\). Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát, sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang của lăng kính và cách mặt này \(1,5m\). Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là \({n_d} = 1,5\) và đối với tia tím là \({n_t} = 1,56\). Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng:
Ta có:
\({{\mathop{\rm tanD}\nolimits} _d} = \dfrac{{{x_d}}}{L},{\rm{ }}{{\mathop{\rm tanD}\nolimits} _t} = \dfrac{{{x_t}}}{L}\)
Vì A≪ \( \to \left\{ \begin{array}{l}{D_d} \ll \\{D_t} \ll \end{array} \right. \to {\mathop{\rm tanD}\nolimits} \approx sinD \approx D\)
\(\begin{array}{l}\Delta x = {x_t} - {{\rm{x}}_d} = ({n_t} - 1)AL - ({n_d} - 1)AL\\ = ({n_t} - {n_d})LA = (1,56 - 1,5).1,5.\dfrac{{5\pi }}{{180}} = {7,85.10^{ - 3}}m = 7,85mm\end{array}\)
Chiết suất của nước đối với tia vàng là \({n_v} = \dfrac{4}{3}\). Chiếu một chùm sáng trắng từ nước ra không khí dưới góc tới \(i\) sao cho \(\sin i = \dfrac{3}{4}\) thì chùm sáng không ló ra không khí là:
Ta có,
+ Góc giới hạn của tia màu vàng: \(\sin {i_{g{h_{vang}}}} = \dfrac{1}{{{n_v}}} = \dfrac{3}{4}\)
+ Mặt khác, theo đề bài ta chiếu chùm sáng tới dưới góc tới \(i\) có \(\sin i = \dfrac{3}{4} = \) góc giới hạn của tia vàng
=> Tia vàng đi là là trên mặt nước, các tia từ lục đến tím xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần và không ló ra ngoài không khí.
=> Các tia ló ra ngoài không khí là dải màu từ đỏ đến vàng
Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia không ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu:
Ta có:
=> Tia ló ra ngoài không khí là các tia màu đỏ và vàng
Tia phản xạ toàn phần (không ló ra ngoài không khí) là các tia màu tím và lam
Một ánh sáng đơn sắc màu lục có tần số \(f\) được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suật tuyệt đối là \(1,51\) đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
Ta có, màu sắc và tần số ánh sáng không thay đổi trong các môi trường
=> Trong chất lỏng trên vẫn là ánh sáng màu lục và có tần số \(f\)
Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: cam, lục và chàm. Gọi \({r_{cam}},{r_{luc}},{r_{cham}}\) lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu cam, tia màu lục và tia màu chàm. Hệ thức đúng là:
Ta có:
+ Chiết suất của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím \(\left( {{n_{do}} < {n_{cam}} < {n_{vang}} < {n_{luc}} < {n_{lam}} < {n_{cham}} < {n_{tim}}} \right)\)
+ Theo định luật khúc xạ ánh sáng: Ánh sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì tia khúc xạ gần pháp tuyến hơn so với tia tới, ta có hình ảnh khúc xạ của các tia sáng:
Tia tím xa phương truyền ban đầu nhất, tia đỏ gần phương truyền ban đầu nhất
=> Ánh sáng từ đỏ đến tím có góc lệch so với phương truyền ban đầu giảm dần hay góc khúc xạ tăng dần từ tím đến đỏ: rđỏ > rcam > rvàng > rlục > rlam > rchàm > rtím
=> \({r_{cham}} < {r_{luc}} < {\rm{ }}{r_{cam}}\)
Bước sóng của ánh sáng màu cam trong không khí là \(\lambda = 640nm\), chiết suất tuyệt đối của thủy tinh với ánh sáng cam là \({n_{cam}} = 1,301\). Trong thủy tinh, sóng này có bước sóng là:
Bước sóng của ánh sáng màu cam trong thủy tinh là: \(\lambda = \dfrac{{{\lambda _{kk}}}}{{{n_{cam}}}} = \dfrac{{{{640.10}^{ - 9}}}}{{1,301}} = {4,92.10^{ - 7}}m = 0,492\mu m\)
Một lăng kính có góc chiết quang \(A = {6^0}\), chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ \({n_d} = 1,64\) và đối với tia tím là \({n_t} = 1,68\). Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới rất nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia tím ra khỏi lăng kính là:
Ta có: \({{\mathop{\rm tanD}\nolimits} _d} = \dfrac{{{x_d}}}{L},{\rm{ }}{{\mathop{\rm tanD}\nolimits} _t} = \dfrac{{{x_t}}}{L}\)
Vì A≪ \( \to \left\{ \begin{array}{l}{D_d} \ll \\{D_t} \ll \end{array} \right. \to {\mathop{\rm tanD}\nolimits} \approx sinD \approx D\)
=> Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu tím là: \(\Delta D = {D_t} - {D_d} = ({n_t} - 1)A - ({n_d} - 1)A = A({n_t} - {n_d}) = {6^0}(1,68 - 1,64) = {0,24^0}\)
Ánh sáng lục có bước sóng trong chân không và trong thủy tinh lần lượt là \(0,56\mu m\) và \(0,396\mu m\). Chiết suất tuyệt đối của thủy tinh đối với ánh sáng lục là:
Ta có,
Bước sóng của ánh sáng lục trong môi trường thủy tinh: \(\lambda = \dfrac{{{\lambda _{ck}}}}{n}\)
=> Chiết suất tuyệt đối của thủy tinh đối với ánh sáng lục là: \(n = \dfrac{{{\lambda _{ck}}}}{\lambda } = \dfrac{{{{0,56.10}^{ - 6}}}}{{{{0,396.10}^{ - 6}}}} = 1,4141\)
Ánh sáng tím có bước sóng trong chân không là \(0,40\mu m\), chiết suất của nước đối với ánh sáng tím là \(1,343\). Trong nước ánh sáng tím có bước sóng:
Bước sóng của ánh sáng tím trong nước: \(\lambda = \dfrac{{{\lambda _{ck}}}}{n} = \dfrac{{{{0,40.10}^{ - 6}}}}{{1,343}} = {2,98.10^{ - 7}}m = 0,298\mu m\)
Ánh sáng đỏ có bước sóng trong chân không là \(0,7\mu m\). Tần số của ánh sáng đỏ là:
Ta có, bước sóng ánh sáng trong chân không: \({\lambda _{ck}} = \dfrac{c}{f}\)
=> Tần số của ánh sáng đỏ: \(f = \dfrac{c}{{{\lambda _{ck}}}} = \dfrac{{{{3.10}^8}}}{{{{0,7.10}^{ - 6}}}} = {4,29.10^{14}}H{\rm{z}}\)
Một bức xạ đơn sắc có tần số \(f = {4.10^{14}}Hz\) khi truyền trong thủy tinh có bước sóng \(0,51\mu m\) thì chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ trên là:
Ta có:
+ Bước sóng ánh sáng trong chân không là: \({\lambda _{ck}} = \dfrac{c}{f} = \dfrac{{{{3.10}^8}}}{{{{4.10}^{14}}}} = {7,5.10^{ - 7}}m\)
+ Bước sóng ánh sáng trong nước:
\(\begin{array}{l}\lambda = \dfrac{{{\lambda _{ck}}}}{n} = 0,56\mu m\\ \to n = \dfrac{{{\lambda _{ck}}}}{\lambda } = \dfrac{{{{7,5.10}^{ - 7}}}}{{{{0,51.10}^{ - 6}}}} = 1,47\end{array}\)
Cho 4 tia có bước sóng như sau qua cùng một lăng kính, tia nào lệch ít nhất so với phương truyền ban đầu:
Ta có:
+ Chiết suất của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím \(\left( {{n_{do}} < {n_{cam}} < {n_{vang}} < {n_{luc}} < {n_{lam}} < {n_{cham}} < {n_{tim}}} \right)\)
+ Theo định luật khúc xạ ánh sáng: Ánh sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì tia khúc xạ gần pháp tuyến hơn so với tia tới, ta có hình ảnh khúc xạ của các tia sáng:
Tia tím xa phương truyền ban đầu nhất, tia đỏ gần phương truyền ban đầu nhất
=> Ánh sáng từ đỏ đến tím có góc lệch so với phương truyền ban đầu tăng dần
Mà từ đỏ đến tím ta có bước sóng giảm dần
=> Trong 4 tia có bước sóng trên thì tia có bước sóng \(0,6\mu m\) bị lệch ít nhất so với phương truyền ban đầu
Sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc là
Sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc là sự tán sắc ánh sáng
Từ không khí, chiếu xiên một chùm sáng hẹp song song (coi là một tia sáng) gồm các bức xạ đơn sắc tím, đỏ, lam, vàng vào trong nước. So với phương của tia tới, độ lệch tia khúc xạ theo thứ tự tăng dần là
Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước: \(\sin i = n.\sin \,r \Rightarrow \sin \,r = \frac{{\sin i}}{n}\)
Mà \({n_d} < {n_t} \Rightarrow {r_d} > {r_t}\)
\( \Rightarrow \) So với phương của tia tới, độ lệch tia khúc xạ theo thứ tự tăng dần là: đỏ, vàng, lam, tím.
Từ không khí, chiếu chùm sáng hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai bức xạ đơn sắc màu đỏ và màu chàm tới mặt nước với góc tới 530 thì xảy ra hiện tượng phản xạ và khúc xạ. Biết tia khúc xạ màu đỏ vuông góc với tia phản xạ, góc giữa tia khúc xạ màu chàm và tia khúc xạ màu đỏ là 0,50 Chiết suất của nước đối với tia sáng màu chàm là
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}n = \dfrac{c}{v} = \dfrac{{cT}}{\lambda } \Rightarrow n \sim \dfrac{1}{\lambda }\\{\lambda _d} > {\lambda _c}\end{array} \right. \Rightarrow {n_d} < {n_c}\)
Lại có: \(\left\{ \begin{array}{l}\sin i = n.\sin \,r \Rightarrow \dfrac{{\sin i}}{{\sin \,r}} = n\\{n_d} < {n_c}\end{array} \right. \Rightarrow {r_d} > {r_c}\)
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng và dữ kiện tia khúc xạ màu đỏ vuông góc với tia phản xạ ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}i = i' = {53^0}\\{r_d} = 90 - i'\end{array} \right. \Rightarrow {r_d} = {37^0}\)
Góc giữa tia khúc xạ màu chàm và tia khúc xạ màu đỏ là 0,50nên:
\({r_c} = {r_d} - 5 = 37 - 5 = 36,{5^0}\)
\( \Rightarrow {n_c} = \dfrac{{\sin i}}{{\sin \,{r_c}}} = \dfrac{{\sin 53}}{{\sin 36,5}} = 1,343\)
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng
Ánh sáng đơn sắc là:
- Ánh sáng có một màu xác định
- Không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
- Khi đi qua lăng kính thì bị lệch về phía đáy