Một con lắc đơn dao động với tần số \(f\). Nếu tăng khối lượng của con lắc lên 2 lần thì tần số dao động của con lắc đơn là:
Ta có, tần số của con lắc đơn \(f = \dfrac{1}{2\pi} \sqrt {\dfrac{g}{l}} \) ta thấy tần số của con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng nên khi tăng khối lượng của con lắc không làm ảnh hưởng đến tần số của nó và vẫn bằng \(f\)
Đề thi thử THPT chuyên Lam Sơn - 2021
Tại cùng một vị trí địa lí, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì tần số dao động điều hòa của nó
Ta có tần số: \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \Rightarrow f \sim \frac{1}{{\sqrt l }}\)
\( \Rightarrow \) Khi chiều dài tăng 4 lần thì tần số giảm 2 lần.
Một con lắc đơn dao động với phương trình \(s = 2\cos 2\pi t\left( {cm} \right)\) (t tính bằng giây). Tần số dao động của con lắc là
Tần số của con lắc lò xo là \(f = \dfrac{\omega }{{2\pi }} = \dfrac{{2\pi }}{{2\pi }} = 1Hz\)
Đề thi thử THPT chuyên Lam Sơn - 2021
Một học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kì dao động điều hòa của một con lắc lò xo. Sau 5 lần đo, xác định được khoảng thời gian \(\Delta t\) của mỗi dao động toàn phần như sau
Bỏ qua sai số của dụng cụ đo. Chu kì của con lắc là
Từ bảng số liệu ta có:
Chu kì dao động trung bình: \(\overline T = \frac{{2,12 + 2,13 + 2,09 + 2,14 + 2,09}}{5} = 2,114{\rm{s}}\)
Sai số tuyệt đối ứng với từng lần đo: \(\Delta {T_1} = \left| {\overline T - {T_1}} \right|;\Delta {T_2} = \left| {\overline T - {T_2}} \right|;...\)
Sai số ngẫu nhiên:
\(\begin{array}{l}\overline {\Delta T} = \frac{{\Delta {T_1} + \Delta {T_2} + ... + \Delta {T_5}}}{5}\\\,\,\,\,\,\,\,\, = \frac{{\left( {2,12 - 2,11} \right) + \left( {2,13 - 2,11} \right) + \left( {2,11 - 2,09} \right) + \left( {2,14 - 2,11} \right) + \left( {2,11 - 2,09} \right)}}{5}\\ \Rightarrow \overline {\Delta T} = 0,02{\rm{s}}\end{array}\)
Vậy \(T = \overline T \pm \overline {\Delta t} = 2,11 \pm 0,02{\rm{s}}\)
Một con lắc đơn có chiều dài \(l = 80\,\,cm\) dao động điều hòa tại nơi có \(g = 9,81\;m/{s^2}\). Chu kỳ dao động của con lắc là
Chu kỳ dao động của con lắc là:
\(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,8}}{{9,81}}} \approx 1,793\left( s \right)\)
Một con lắc đơn có chiều dài \(l\), dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường \(g\). Tần số dao động của con lắc được xác định bởi biểu thức:
Tần số dao động của con lắc đơn: \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)
Tại một nơi xác định, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ nghịch với:
Ta có chu kì dao động của con lắc đơn: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
=> Chu kì dao động của con lăc đơn tỉ lệ thuận với căn bậc 2 chiều dài con lắc và tỉ lệ nghịch với căn bậc hai gia tốc trọng trường
Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ có khối lượng \(m\) được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài \(72cm\). Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường \(g\). Lấy \(g = {\pi ^2}\left( {m/{s^2}} \right)\). Chu kì dao động của con lắc là :
Ta có, chu kì dao động của con lắc đơn: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,72}}{{{\pi ^2}}}} \approx 1,7{\rm{s}}\)
Tại cùng một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài \(l\) dao động điều hòa với chu kì \(2s\), con lắc đơn có chiều dài \(\dfrac{l}{2}\) dao động điều hòa với chu kì:
Ta có:
+ Chu kì dao động của con lắc đơn có chiều dài \(l\): \({T_1} = 2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} \)
+ Chu kì dao động của con lắc đơn có chiều dài \(\dfrac{l}{2}\): \({T_2} = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\dfrac{l}{2}}}{g}} = \dfrac{{{T_1}}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{2}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 s\)
Tại một nơi xác định, hai con lắc đơn có độ dài \({l_1}\) và \({l_2}\), dao động điều hoà với chu kì tương ứng \({T_1}\) và \({T_2}\). Tỉ số \(\dfrac{{{T_1}}}{{{T_2}}}\) bằng:
Ta có:
+ Chu kì dao động của con lắc đơn có chiều dài \({l_1}\) : \({T_1} = 2\pi \sqrt {\dfrac{{{l_1}}}{g}} \)
+ Tần số dao động của con lắc đơn có chiều dài \({l_2}\): \({T_2} = 2\pi \sqrt {\dfrac{{{l_2}}}{g}} \)
\( \to \dfrac{{{T_1}}}{{{T_2}}} = \sqrt {\dfrac{{{l_1}}}{{{l_2}}}} \)
Con lắc đơn có chiều dài dây treo là \(l = 0,9m\) thực hiện được \(5\) dao động mất\(9,5s\). Lấy π = 3,14 . Gia tốc trọng trường tại nơi đặt con lắc là:
Ta có:
+ Chu kì dao động của con lắc: \(T = \dfrac{{\Delta t}}{N} = \dfrac{{9,5}}{5} = 1,9{\rm{s}}\)
Mặt khác, ta có: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} \to g = \dfrac{{4{\pi ^2}l}}{{{T^2}}} = \dfrac{{4{\pi ^2}.0,9}}{{1,{9^2}}} \approx 9,83m/{s^2}\)
Tại cùng một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có chiều dài \({l_1},{l_2}\) với chu kỳ dao động riêng lần lượt là \({T_1} = 0,6s\) và \({T_2} = 0,8s\). Chu kỳ dao động riêng của con lắc thứ ba có chiều dài \({l_3} = {l_1} + {l_2}\) là:
Ta có: \({T^2} \sim l\)
\(\begin{array}{l}{l_3} = {l_1} + {l_2}\\T_3^2 = T_1^2 + T_2^2\\ \to {T_3} = \sqrt {T_1^2 + T_2^2} = \sqrt {0,{6^2} + 0,{8^2}} = 1s\end{array}\)
Con lắc đơn có chiều dài \(\ell \), trong khoảng thời gian \(\Delta t\) con lắc thực hiện được \(32\) dao động. Nếu tăng chiều dài dây của dây treo thêm \(12cm\), thì cũng trong khoảng thời gian trên con lắc thực hiện được \(24\) dao động. Chiều dài lúc đầu của con lắc là:
Ta có:
- Tần số dao động của con lắc đơn lúc đầu: \({f_1} = \dfrac{{32}}{{\Delta t}} = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{\ell }} \)
- Tần số dao động của con lắc đơn khi tăng chiều dài dây của dây treo thêm \(12cm\): \({f_2} = \dfrac{{24}}{{\Delta t}} = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\ell + 0,12}}} \)
\( \Rightarrow \dfrac{{{f_1}}}{{{f_2}}} \leftrightarrow \dfrac{{32}}{{24}} = \sqrt {\dfrac{{l + 0,12}}{l}} \to l = 0,154m = 15,4cm\)
Con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình \(s = 2cos\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{8}} \right)\), t tính theo đơn vị giây. Tại thời điểm \(t = 0,125s\) thì pha dao động của con lắc là :
Ta có: pha dao động tại thời điểm t: \((\omega t{\rm{ }} + \varphi ) = 2\pi t + \dfrac{\pi }{8}\)
Thay \(t = 0,125s\) vào, ta được:
Pha dao động là \(2\pi .0,125 + \dfrac{\pi }{8} = \dfrac{{3\pi }}{8}rad\)
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc bằng \(9,{6^0}\) dưới tác dụng của trọng lực. Ở thời điểm \({t_0}\), vật nhỏ của con lắc có li độ góc và li độ cong lần lượt là \(4,{8^0}\) và \(3,2\pi cm\). Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10{\rm{ }}m/{s^2}\). Tốc độ của vật ở thời điểm \({t_0}\) bằng:
Ta có: \(9,{6^0} = \dfrac{{9,6\pi }}{{180}} \approx 0,17rad\)
\(4,{8^0} = \dfrac{{4,8\pi }}{{180}} \approx 0,0834rad\)
+ Theo bài ra ta có: \(s = l\alpha \)
Ta suy ra: \(l = \dfrac{s}{\alpha } = \dfrac{{3,2\pi }}{{\dfrac{{4,8\pi }}{{180}}}} = 120cm\)
Ta có, vận tốc: \(v = \sqrt {gl\left( {\alpha _0^2 - {\alpha ^2}} \right)} \\ = \sqrt {10.1,2\left( {0,{{17}^2} - 0,{{0834}^2}} \right)} \\\approx 0,513m/s = 51,3cm/s\)
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc \({6^0}\). Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ chặt điểm chính giữa của dây treo, sau đó vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ góc \({\alpha _0}\). Giá trị của \({\alpha _0}\) bằng:
Ta có:
+ \({v_{\max }} = \sqrt {2gl(1 - \cos {6^0})} \)
+ Biên độ góc lúc sau:
\(\begin{array}{l}{s'}_0^2 = \dfrac{{v_{max}^2}}{{{\omega ^2}}} = \dfrac{{2gl\left( {1 - c{\rm{os}}{{\rm{6}}^0}} \right)}}{{\dfrac{g}{{\dfrac{l}{2}}}}}\\ \Leftrightarrow {\left( {\dfrac{l}{2}{\alpha}_0} \right)^2} = \dfrac{{2g{l^2}\left( {1 - c{\rm{os}}{{\rm{6}}^0}} \right)}}{{2g}}\\ \Rightarrow {\alpha}_0 = 0,148\left( {rad} \right) = 8,{48^0}\end{array}\)
Cho một bộ thí nghiệm khảo sát dao động của con lắc đơn như hình bên. Tên của thiết bị số 7 và 8 trong bộ thí nghiệm đó là:
Bộ thiết bị thí nghiệm khảo sát dao động của con lắc đơn gồm: 5 – dây treo; 6 – quả cầu; 7 – cổng quang điện hồng ngoại; 8 – đồng hồ đo thời gian hiện số; 9 – thanh ke.
Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường của Trái Đất tại phòng thí nghiệm, một học sinh đo được chiều dài của con lắc đơn \(l = 650 \pm 1\left( {mm} \right)\) thì chu kỳ dao động là \(T = 1,62 \pm 0,02\left( s \right)\). Lấy \(\pi = 3,14\). Gia tốc trọng trường của Trái Đất tại phòng thí nghiệm đó là:
Ta có:
+ Chiều dài: \(l = 650 \pm 1\left( {mm} \right)\)
+ Chu kì dao động: \(T = 1,62 \pm 0,02\left( s \right)\)
Mặt khác, chu kì dao động được xác định bởi biểu thức: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \to g = \frac{{4{\pi ^2}l}}{{{T^2}}} = \overline g \pm \Delta g\)
+ Gia tốc trọng trường trung bình: \(\overline g = \frac{{4{\pi ^2}\overline l }}{{{{\overline T }^2}}} = \frac{{4{\pi ^2}.0,65}}{{{{\left( {1,62} \right)}^2}}} = 9,77m/{s^2}\)
\(\begin{array}{l}\frac{{\Delta g}}{{\overline g }} = \frac{{\Delta l}}{{\overline l }} + 2\frac{{\Delta T}}{{\overline T }}\\ \leftrightarrow \frac{{\Delta g}}{{\overline g }} = \frac{1}{{650}} + 2\frac{{0,02}}{{1,62}}\\ \to \Delta g = 0,256\left( {m/{s^2}} \right)\end{array}\)
Vậy \(g = 9,77 \pm 0,26\left( {m/{s^2}} \right)\)
Con lắc đơn dao động điều hòa có \({S_0} = 6cm\), tại nơi có gia tốc trọng trường \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10m/{s^2}\). Biết chiều dài của dây \(l = 0,9m\). Hãy viết phương trình dao động biết lúc \(t{\rm{ }} = {\rm{ }}0\) vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm?
Ta có:
+ Biên độ dài \({S_0} = 6cm\)
+ Tần số góc của con lắc: \(\omega = \sqrt {\frac{g}{l}} = \sqrt {\frac{{10}}{{0,9}}} = \frac{{10}}{3}\left( {rad/s} \right)\)
+ Tại \(t{\rm{ }} = {\rm{ }}0\):
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}s = {s_0}{\rm{cos}}\varphi = 0\\v = - \omega {s_0}\sin \varphi < 0\end{array} \right.\\ \to \left\{ \begin{array}{l}cos\varphi = 0\\\sin \varphi > 0\end{array} \right. \to \varphi = \frac{\pi }{2}\end{array}\)
\(s = 6cos(\frac{{10}}{3}t + \frac{\pi }{2})cm\)
Một con lắc đơn dao động với biên độ góc \({\alpha _0} = 0,25rad\) dao động với chu kì \(T = 0,5s\). Chọn gốc tọa độ là vị trí cân bằng, khi vật bắt đầu chuyển động vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của con lắc là:
Ta có:
+ \({\alpha _0} = 0,25rad\)
+ Tần số góc của dao động: \(\omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{0,5}} = 4\pi (ra{\rm{d}}/s)\)
+ Tại \(t = 0\): \(\left\{ \begin{array}{l}\alpha = {\alpha _0}{\rm{cos}}\varphi = 0\\v = - \omega {s_0}\sin \varphi > 0\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}cos\varphi = 0\\\sin \varphi < 0\end{array} \right. \to \varphi = - \frac{\pi }{2}\)
\( \to \alpha = 0,25c{\rm{os}}\left( {4\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)rad\)