Gọi I0 là cường độ dòng điện cực đại và Q0 là điện tích cực đại trong mạch dao động LC. Tần số góc của mạch dao động được xác định bởi biểu thức
Cường độ dòng điện trong mạch là:
\({I_0} = \omega {Q_0} \Rightarrow \omega = \dfrac{{{I_0}}}{{{Q_0}}}\)
Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biểu thức điện tích của một bản tụ điện trong mạch là \(q = 6\sqrt 2 cos{10^{ 6}}\pi {\rm{t }}(\mu C)\) (t tính bằng s). Ở thời điểm \(t = {2,5.10^{ - 7}}s\) giá trị của q bằng
Thời điểm \(t = 2,{5.10^{ - 7}}s\) giá trị của q bằng:
\(q = 6\sqrt 2 \cos {10^6}\pi t \\= 6\sqrt 2 \cos ({10^6}.\pi .2,{5.10^{ - 7}}) \\=6\mu C\)
Chu kì dao động riêng của mạch LC lí tưởng được tính bằng công thức:
Chu kì dao động riêng của mạch LC lí tưởng được tính bằng công thức : \(T = 2\pi \sqrt {LC} \)
Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức là \(I = {2.10^{ - 2}}\cos ({2.10^6}t)(A)\) , \(t\) tính bằng giây. Điện tích cực đại của tụ điện là
Điện tích cực đại của tụ điện là \({q_0} = \dfrac{{{I_0}}}{\omega } = \dfrac{{{{2.10}^{ - 2}}}}{{{{2.10}^6}}} = {10^{ - 8}}(C)\)
Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \({10^{ - 4}}H\) và tụ điện có điện dung C. Biết tần số dao động riêng của mạch là 100 kHz. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Giá trị của C là
Từ công thức tính tần số dao động của mạch dao động ta có:
\(\begin{array}{l}f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} \Rightarrow C = \frac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}L}}\\ \Rightarrow C = \frac{1}{{4.10.{{\left( {{{100.10}^3}} \right)}^2}{{.10}^{ - 4}}}} = 2,{5.10^{ - 8}}F = 25nF\end{array}\)
Dao động điện từ được hình thành trong mạch dao động LC là do hiện tượng:
Dao động điện từ trong mạch LC được hình thành là do hiện tượng tự cảm
Tần số mạch dao động điện từ lí tưởng được xác định bởi biểu thức
Tần số dao động điện từ : \(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chu kì dao động riêng của mạch là
Chu kì dao động riêng của mạch: \(T = 2\pi \sqrt {LC} \)
Mạch dao động điện từ điều hoà LC có tần số
Ta có, chu kì dao động của mạch LC dao động tự do: \(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
=> Tần số f phụ thuộc vào L và C
Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì tần số dao động của mạch
Ta có, tần số dao động của mạch LC dao động tự do: \(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
=> Khi tăng C lên 4 lần thì tần số dao động sẽ giảm đi 2 lần
Nếu điều chỉnh để điện dung của một mạch dao động tăng lên 4 lần thì tần số góc của dao động riêng của mạch giảm đi bao nhiêu lần (độ tự cảm của cuộn dây không đổi)?
Ta có : \(\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
\(\omega ' = \dfrac{1}{{\sqrt {LC'} }} = \dfrac{1}{{\sqrt {L.4C} }}\)
\( \Rightarrow \dfrac{{\omega '}}{\omega } = \dfrac{1}{2} \Rightarrow \omega ' = \dfrac{\omega }{2}\)
Vậy tần số góc giảm 2 lần
Trong một mạch dao động cường độ dòng điện là \(i = 0,01cos\left( {100\pi t} \right)A\). Hệ số tự cảm của cuộn dây là \(L = 0,2H\). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Điện dung C của tụ điện có giá trị là:
+ Từ phương trình dòng điện, ta có tần số góc \(\omega = 100\pi \left( {rad/s} \right)\)
+ Mặt khác, ta có: \(\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
\( \Rightarrow C = \dfrac{1}{{{\omega ^2}L}} = \dfrac{1}{{{{100}^2}{\pi ^2}.0,2}} = {5.10^{ - 5}}(F)\)
Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm có độ tự cảm \(1mH\) và tụ điện có điện dung \(0,1\mu F\). Dao động điện từ riêng của mạch có chu kì là:
Chu kỳ dao động của mạch điện từ là \(T = 2\pi \sqrt {LC} = 2\pi \sqrt {{{10}^{ - 3}}{{.0,1.10}^{ - 6}}} = {6,28.10^{ - 5}}s.\)
Một mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \({10^{ - 5}}H\) và tụ điện có điện dung \({2,5.10^{ - 6}}F\). Lấy \(\pi = 3,14\). Chu kì dao động riêng của mạch là
Chu kỳ dao động riêng của mạch là \(T = 2\pi \sqrt {LC} = 2.3,14\sqrt {{{10}^{ - 5}}{{.2,5.10}^{ - 6}}} = {3.14.10^{ - 5}}s\)
Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là \(\sqrt 5 {f_1}\) thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị
\(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} \Rightarrow \dfrac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \dfrac{{f_1^2}}{{f_2^2}} = \dfrac{1}{5} = > {C_2} = \dfrac{{{C_1}}}{5} = 0,2{C_1}\)
Mạch dao động điện từ LC lí tưởng có \(L = 40mH\) và \(4pF\). Tần số góc của dao động bằng
Tần số góc: \(\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }} = \dfrac{1}{{\sqrt {{{40.10}^{ - 3}}{{.4.10}^{ - 12}}} }} = {25.10^5}(rad/s)\)
Điện tích trong mạch dao động LC biến thiên điều hòa theo phương trình \(q = 2cos\left( {1000t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\mu C\). Tụ điện trong mạch có điện dung 5μF. Độ tự cảm của cuộn cảm là:
Từ phương trình cường độ dòng điện \(q = 2cos\left( {1000t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\mu C\)
Ta có, tần số góc: \(\omega = 1000\left( {rad/s} \right)\)
Mặt khác, ta có: \(\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }} \to L = \dfrac{1}{{{\omega ^2}C}} = \dfrac{1}{{{{1000}^2}{{.5.10}^{ - 6}}}} = 0,2H\)
Mạch dao động LC có điện tích trong mạch biến thiên điều hoà theo phương trình \(q = 8\cos \left( {1000\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\mu C\). Chu kì dao động của mạch là:
Từ phương trình điện tích: \(q = 8\cos \left( {1000\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\mu C\)
Ta suy ra, tần số góc của dao động: \(\omega = 1000\pi \left( {rad/s} \right)\)
=> Chu kì dao động \(T = \dfrac{{2\pi }}{\omega } = \dfrac{{2\pi }}{{1000\pi }} = {2.10^{ - 3}}s\)
Mạch dao dộng điện từ LC lí tưởng đang hoạt động. Điện tích của một bản tụ điện
Mạch LC lí tưởng đang hoạt động, điện tích của 1 bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian:
\(q = {q_0}cos\left( {\omega t + \varphi } \right)\)
Sự biến thiên của dòng điện i trong mạch dao động lệch pha như thế nào so với sự biến thiên của điện tích q của một bản tụ điện ?
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}q = {Q_o}c{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right)\\i = {I_o}c{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi + \dfrac{\pi }{2}} \right)\end{array} \right.\)
=> i sớm pha \(\dfrac{\pi }{2}\) so với q