Đề thi thử THPT chuyên Lam Sơn - 2021
Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là roto quay với tốc độ 375 vòng/phút. Tần số của suất điện động cảm ứng mà máy phát tạo ra là 50Hz. Số cặp cực của roto bằng
Từ công thức tính tần số: \(f = \frac{{np}}{{60}}\)
\( \Leftrightarrow 50 = \frac{{375.p}}{{60}} \Rightarrow p = \frac{{50.60}}{{375}} = 8\)
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha dựa trên hiện tượng
Máy phát điện xoay chiều ba pha hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Một máy phát điện xoay chiều một pha có rô to là phần cảm gồm có 4 cặp cực quay với tốc độ \(12,5\)vòng/s. Tần số của suất điện động do máy phát sinh ra là:
Tần số của suất điện động do máy phát sinh ra là:
\(f = p.n = 4.12,5 = 50\left( {Hz} \right)\)
Máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm gồm p cặp cực (p cực nam và p cực bắc). Khi máy hoạt động, rôto quay đều với tốc độ n vòng/giây. Suất điện động do máy tạo ra có tần số là
Máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm gồm p cặp cực (p cực nam và p cực bắc). Khi máy hoạt động, rôto quay đều với tốc độ n vòng/giây. Suất điện động do máy tạo ra có tần số là:
\(f = pn\)
Một máy phát điện xoay chiều một pha phát ta suất điện động \(e = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\). Nếu tốc rôto quay với tốc độ \(600\) vòng/ phút thì số cặp cực của máy phát điện là
+ Từ phương trình \(e = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\)
=> Tần số góc \(\omega =100\pi (rad/s)\)
=> Tần số của máy phát điện: \(f=\dfrac{100\pi}{2\pi}=50Hz\)
+ Áp dụng công thức tính tần số của máy phát điện \(f = np = > 50 = \dfrac{{600}}{{60}}.p = > p = 5\)
Vậy số cặp cực của máy phát điện là 5
Điều nào sau đây là sai khi nói về máy phát điện một pha?
Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm tạo ra từ trường, phần ứng tạo ra dòng điện cảm ứng
→ A sai.
Roto của máy phát điện xoay chiều với nam châm có 3 cặp cực từ, quay với tốc độ 1200 vòng/phút. Tần số của suất điện động do máy tạo ra là
Tần số của suất điện động do máy tạo ra là:
\(f = \frac{{np}}{{60}} = \frac{{3.1200}}{{60}}\, = 60\,\,\left( {Hz} \right)\)
Phần cảm của một máy phát điện xoay chiều có \(p\) cặp cực, quay với tốc độ \(n\) vòng/ giây. Tần số của suất điện động xoay chiều mà máy tạo ra là
Tần số của suất điện động xoay chiều mà máy tạo ra là \(f = np\)
Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha dựa trên hiện tượng
Động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.
Một máy phát điện xoay chiều sử dụng rôto có 2 cặp cực và quay với tốc độ 1800 vòng/phút sẽ phát ra dòng điện xoay chiều có tần số bằng
Tốc độ của roto là: 1800 vòng/phút = 30 vòng/giây
Tần số của dòng điện xoay chiều là:
f = pn = 30.2 = 60 (Hz)
Máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm là nam châm điện có n cặp cực từ. Khi roto quay với tốc độ 600 vòng/phút thì máy tạo ra suất điện động \({\rm{e}} = 1{\rm{000}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos(100\pi t) (V)}}\). Số cặp cực từ là
Ta có: \(f = \dfrac{{n{v_q}}}{{60}} \Rightarrow n = \dfrac{{60.f}}{{{v_q}}} = \dfrac{{60.\omega }}{{2\pi .{v_q}}} = 5\)
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào
Nguyên tắc hoạt động máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
Cấu tạo của mạch phát điện xoay chiều một pha gồm hai phần chính là:
* Cấu tạo
Máy phát điện xoay chiều 1 pha (còn gọi là máy dao điện) gồm 2 phần chính:
+ Phần cảm: Là nam châm dùng để tạo ra từ trường. Nam châm của phần cảm có thể là nam châm vĩnh cữu hoặc nam châm điện.
+ Phần ứng: Là khung dây dẫn dùng để tạo ra dòng điện.
Một trong hai phần cảm và phần ứng đứng yên, phần còn lại quay, bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là rôto.
Ở máy phát điện xoay chiều một pha phần tạo ra từ trường là:
Phần cảm: Là nam châm dùng để tạo ra từ trường. Nam châm của phần cảm có thể là nam châm vĩnh cữu hoặc nam châm điện.
Ở máy phát điện xoay chiều một pha phần quay gọi là:
Ở máy phát điện xoay chiều một pha phần quay gọi là rôto
Rôto của một máy phát điện xoay chiều có 5 cặp cực, quay với tốc độ 720 vòng/phút. Tần số của suất điện động là:
Tần số của suất điện động: \(f = 5\frac{{720}}{{60}} = 60(H{\rm{z}})\)
Rôto của máy phát điện xoay chiều có 5 cặp cực, tần số của dòng điện phát ra là 50Hz. Tốc độ quay của rôto là:
Ta có: \(f = np \to n = \frac{f}{p} = \frac{{50}}{5} = 10\) (vòng/s)
Một máy phát điện xoay chiều với khung dây có 500 vòng, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 0,2mWb, tốc độ góc của khung dây là 3000 vòng/phút. Biên độ của suất điện động là:
Ta có:
+ Tần số: \(f = np = \frac{{3000}}{{60}} = 50(H{\rm{z}})\)
\( \to \omega = 2\pi f = 2\pi .50 = 100\pi (ra{\rm{d}}/s)\)
+ Biên độ suất điện động: \({E_0} = \omega NBS = \omega N{\Phi _0} = 100\pi {.500.0,2.10^{ - 3}} = 10\pi \approx 31,42(V)\)
Một máy phát điện xoay chiều với một khung dây có 1000 vòng, quay đều trong từ trường đều có B = 0,11T, diện tích mỗi vòng dây là 90cm2, suất điện động cảm ứng trong khung có giá trị hiệu dụng là 220V. Chu kì của suất điện động là:
Ta có:
+ Biên độ suất điện động:
\({E_0} = \omega NBS \to \omega = \frac{{{E_0}}}{{NBS}} = \frac{{E\sqrt 2 }}{{NBS}} = \frac{{220\sqrt 2 }}{{1000.0,11.({{90.10}^{ - 4}})}} = 314,27(ra{\rm{d}}/s)\)
+ Chu kì : \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{314,27}} = 0,01999 \approx 0,02{\rm{s}}\)
Hai máy phát điện xoay chiều một pha: máy thứ nhất có 2 cặp cực, rôto quay với tốc độ 1600 vòng/phút. Máy thứ hai có 4 cặp cực. Để tần số do hai máy phát ra như nhau thì rôto máy thứ hai quay với tốc độ là bao nhiêu?
ta có:
\({f_1} = \frac{{{N_1}{p_1}}}{{60}};{f_2} = \frac{{{N_2}{p_2}}}{{60}}\)
để \({f_1} = {f_2}\) thì \(\frac{{{N_1}{p_1}}}{{60}} = \frac{{{N_2}{p_2}}}{{60}} \to {N_2} = \frac{{{N_1}{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{1600.2}}{4} = 800\)(vòng/phút)