Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Tại thời điểm t1 , giá trị tức thời của cường độ dòng điện trong đoạn mạch là 2 A và điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch bằng 0. Tại thời điểm t2, giá trị tức thời của cường độ dòng điện trong đoạn mạch là 1 A và điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là \(2\sqrt 3 \,\,V\). Dung kháng của tụ điện là
Đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, áp dụng công thức độc lập với thời gian tại các thời điểm, ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{{u_1}^2}}{{{U_0}^2}} + \frac{{{i_1}^2}}{{{I_0}^2}} = 1 \Rightarrow \frac{0}{{{U_0}^2}} + \frac{{{2^2}}}{{{I_0}^2}} = 1 \Rightarrow {I_0} = 2\,\,\left( A \right)\\\frac{{{u_2}^2}}{{{U_0}^2}} + \frac{{{i_2}^2}}{{{I_0}^2}} = 1 \Rightarrow \frac{{{{\left( {2\sqrt 3 } \right)}^2}}}{{{U_0}^2}} + \frac{{{1^2}}}{{{2^2}}} = 1 \Rightarrow {U_0} = 4\,\,\left( V \right)\end{array}\)
Dung kháng của tụ điện là:
\({Z_C} = \frac{{{U_0}}}{{{I_0}}} = \frac{4}{2} = 2\,\,\left( \Omega \right)\)
Đoạn mạch RLC nối tiếp \(R = 40\Omega \); \(L = \dfrac{{0,4}}{\pi }(H)\)và \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }(F)\). Cho tần số dòng điện là \(50{\rm{ }}Hz\) và điện áp hiệu dụng ở hai đầu R là \(40{\rm{ }}V\). Điện áp ở hai đầu đoạn mạch là:
Ta có:
Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \dfrac{{{U_R}}}{R} = \dfrac{{40}}{{40}} = 1(A)\)
Cảm kháng: \({Z_L} = \omega L = 2\pi fL = 2\pi .50.\dfrac{{0,4}}{\pi } = 40\Omega \)
Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn cảm: \({U_L} = I.{Z_L} = 1.40 = 40(V)\)
Dung kháng: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{2\pi fC}} = \dfrac{1}{{2\pi .50.\dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }}} = 10\Omega \)
Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu tụ điện: \({U_C} = I.{Z_C} = 1.10 = 10(V)\)
Hiệu điện thế hiệu dụng toàn mạch: \(U = \sqrt {U_R^2 + {{\left( {{U_L} - {U_C}} \right)}^2}} = \sqrt {{{40}^2} + {{\left( {40 - 10} \right)}^2}} = 50(V)\)
Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {\omega t + \varphi } \right)V\). Kí hiệu \({U_R},{\rm{ }}{U_L},{\rm{ }}{U_C}\) tương ứng là điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần \(R\), cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) \(L\) và tụ điện \(C\). Khi \(2\sqrt 3 {U_R} = 2{U_L} = {U_C}\) thì độ lệch pha giữa cường độ dòng điện so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là:
Ta có độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện trong mạch:
\(\tan \varphi = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \dfrac{{{U_L} - {U_C}}}{{{U_R}}} = \dfrac{{\sqrt 3 {U_R} - 2\sqrt 3 {U_R}}}{{{U_R}}} = - \sqrt 3 \to \varphi = - \dfrac{\pi }{3}\)
=> u chậm pha hơn i một góc \(\dfrac{\pi }{3}\) hay nói cách khác i sớm pha hơn u một góc \(\dfrac{\pi }{3}\)
Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ, cuộn dây thuần cảm. Số chỉ các vôn kế \({V_1},{\rm{ }}{V_2}\) lần lượt là \({U_1} = {\rm{ }}30V\); \({U_2} = 40V\). Biết hiệu điện thế tức thời \({u_{AN}}\) biến thiên lệch pha \(\dfrac{\pi }{2}\) với hiệu điện thế tức thời \({u_{MB}}\). Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần là:
Ta có: \({U_{RL}} \bot {U_{RC}} \to \left| {\tan {\varphi _1}\tan {\varphi _2}} \right| = 1 \to \dfrac{{{Z_L}}}{R}\dfrac{{{Z_C}}}{R} = 1 \to {U_L}{U_C} = U_R^2\)
\(\left\{ \begin{array}{l}U_R^2 + U_L^2 = {30^2}(1)\\U_R^2 + U_C^2 = {40^2}(2)\end{array} \right.\)
Lấy:
\(\begin{array}{l}(1) + (2)\\ \leftrightarrow 2U_R^2 + U_L^2 + U_C^2 = {30^2} + {40^2}\\ \leftrightarrow 2U_R^2 + {\left( {{U_L} + {U_C}} \right)^2} - 2{U_L}{U_C} = {30^2} + {40^2}\\ \to {\left( {{U_L} + {U_C}} \right)^2} = 2500\\ \to \left( {{U_L} + {U_C}} \right) = 50\end{array}\)
Lấy:
\(\begin{array}{l}\left( 2 \right) - \left( 1 \right)\\ \leftrightarrow U_C^2 - U_L^2 = {40^2} - {30^2}\\ \leftrightarrow \left( {{U_C} + {U_L}} \right)\left( {{U_C} - {U_L}} \right) = {40^2} - {30^2}\\ \to \left( {{U_C} - {U_L}} \right) = \dfrac{{{{40}^2} - {{30}^2}}}{{50}} = 14\\ \to \left\{ \begin{array}{l}{U_L} = 18V\\{U_C} = 32V\end{array} \right.\\ \to {U_R} = \sqrt {{{30}^2} - {{18}^2}} = 24V\end{array}\)
Một đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn dây và một tụ điện. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch, hai đầu cuộn dây, hai đầu tụ điện đều bằng nhau. Độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện của đoạn mạch là:
Từ giản đồ véc tơ, ta có \(\varphi = \pi - \left( {\dfrac{\pi }{3} + \dfrac{\pi }{2}} \right) = \dfrac{\pi }{6}\)
=> Điện áp trễ pha \(\dfrac{\pi }{6}\) so với cường độ dòng điện trong mạch
Một cuộn dây có điện trở thuần r, độ tự cảm L ghép nối tiếp với một tụ điện có điện dung C vào nguồn điện có hiệu điện thế \({u_{AB}} = U\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {2\pi ft} \right)V\). Ta đo được các hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn dây, hai đầu tụ điện và hai đầu mạch AB là như nhau: . Lúc này, góc lệch pha giữa các hiệu điện thế tức thời \({u_{cd}}\) và \({u_{AB}}\) có giả trị là:
Ta có: \({U_d} = {\rm{ }}{U_C} = {\rm{ }}U\)
=> tứ giác \(O{U_d}U{U_C}\) là hình thoi, hay \({U_d}OU\) là tam giác đều
=> góc lệch pha giữa \({u_d}\) và \({u_{AB}}\) là \({60^0} = \dfrac{\pi }{3}rad\)
Đặt điện áp xoay vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần \(R = 40\Omega \) mắc nối tiếp với tụ điện thì dung kháng của tụ điện là \({Z_C} = 60\Omega \). Tổng trở của đoạn mạch là
Tổng trở của đoạn mạch là: \(Z = \sqrt {{R^2} + Z_C^2} = \sqrt {{{40}^2} + {{60}^2}} = 20\sqrt {13} \left( \Omega \right)\)
Điện áp xoay chiều ở hai đầu một thiết bị điện lệch pha \(\frac{\pi }{6}\) so với cường độ dòng điện chạy qua thiết bị đó. Hệ số công suất của thiết bị lúc này bằng
Hệ số công suất của thiết bị này bằng: \(\cos \varphi = \cos \frac{\pi }{6} = 0,87\)
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi nhưng tần số góc \(\omega \) thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch AB gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên L là \({U_L}\) và điện áp hiệu dụng trên C là \({U_C}\) theo giá trị tần số góc \(\omega \). Khi điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch chỉ chứa R và L là \({U_{RL}}\) đạt cực đại thì tần số góc \(\omega \) có giá trị là
Từ đồ thị ta có khi \({\omega _0} = 80\pi \left( {rad/s} \right)\) thì \({U_L} = {U_C}\)
Đây cũng chính là giá trị tần số góc để mạch xảy ra cộng hưởng.
\({U_{RL}} = I.{Z_{RL}} = \frac{U}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\sqrt {{R^2} + Z_L^2} = \frac{U}{{\sqrt {1 + \frac{{ - 2\frac{L}{C} + \frac{1}{{{\omega ^2}{C^2}}}}}{{{R^2} + {{\left( {\omega L} \right)}^2}}}} }}\)
Xét hàm số: \(y = 1 + \frac{{ - \frac{{2L}}{C} + \frac{1}{{{\omega ^2}{C^2}}}}}{{{R^2} + {{\left( {\omega L} \right)}^2}}}\)
\({\left( {{U_{RL}}} \right)_{\max }}\) khi \({y_{\min }}\)
Ta có: \(y' = \frac{{\frac{{ - 2}}{{{\omega ^3}{C^2}}}\left( {{R^2} + {\omega ^2}{L^2}} \right) - 2\omega {L^2}\left( { - \frac{{2L}}{C} + \frac{1}{{{\omega ^2}{C^2}}}} \right)}}{{{{\left( {{R^2} + {\omega ^2}{L^2}} \right)}^2}}}\)
\(y' = 0 \Leftrightarrow - \frac{2}{{{\omega ^3}{C^2}}}\left( {{R^2} + {\omega ^2}{L^2}} \right) - 2\omega {L^2}\left( { - \frac{{2L}}{C} + \frac{1}{{{\omega ^2}{C^2}}}} \right) = 0\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {R^2} + {\omega ^2}{L^2} + {\omega ^4}{L^2}{C^2}\left( { - \frac{{2L}}{C} + \frac{1}{{{\omega ^2}{C^2}}}} \right) = 0\\ \Leftrightarrow - 2{L^3}C{\omega ^4} + 2{L^2}{\omega ^2} + {R^2} = 0\end{array}\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\omega ^2} > 0\\{\omega ^2} = - \frac{b}{{2a}} = - \frac{{2{L^2}}}{{2.\left( { - 2{L^3}C} \right)}} = \frac{1}{{2LC}} = \frac{{\omega _0^2}}{2}\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \omega = \frac{{{\omega _0}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{80\pi }}{{\sqrt 2 }} = 177,71{\rm{r}}a{\rm{d}}/s\)
Công thức tính tổng trở của một đoạn mạch có điện trở \(R,\) cuộn dây thuần cảm có cảm kháng \(Z_L\) và tụ điện có dung kháng \(Z_C\) mắc nối tiếp là
Tổng trở của mạch \(RLC\) mắc nối tiếp: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \)
Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra trong một mạch điện có điện trở \(R,\) cuộn dây thuần cảm có cảm kháng \(Z_L\) và tụ điện có dung kháng \(Z_C\) mắc nối tiếp khi
Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi \({Z_L} = {Z_C}\)
Một mạch điện xoay chiều gồm R, L, C nối tiếp nhau. Khi mắc vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\) thì điện áp giữa hai bản tụ là \({u_C} = {U_{0C}}cos\left( {\omega t} \right)\left( V \right)\). Khi đó
- Từ đề bài ta có uC trễ pha \(\dfrac{\pi }{3}\)so với u
Ta có \(\dfrac{{2\pi }}{3} < \dfrac{\pi }{2}\)
\( \Rightarrow {\varphi _u} < {\varphi _i} \Rightarrow \)u chậm pha hơn i
\( \Rightarrow \) mạch có tính dung kháng
Một mạch điện xoay chiều gồm R, L, C nối tiếp nhau. Khi mắc vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\)thì điện áp giữa hai bản tụ là\({u_C} = {U_{0C}}cos\left( {\omega t--\dfrac{\pi }{6}} \right)\left( V \right)\). Khi đó:
- Từ đề bài ta có uC trễ pha \(\dfrac{\pi }{2}\) so với u
lại có i sớm pha hơn uC 1 góc \(\dfrac{\pi }{2}\)
nên u cùng pha i
\( \Rightarrow \) mạch cộng hưởng
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(100πt) vào hai đầu tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{50}}{\pi }\,\,\left( {\mu F} \right)\). Dung kháng của tụ điện là
Dung kháng của tụ điện là:
\({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi .\dfrac{{{{50.10}^{ - 6}}}}{\pi }}} = 200\,\,\left( \Omega \right)\)
Trong mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp với u và i là điện áp và cường độ dòng điện tức thời. Chọn phát biểu sai.
A, B, C - đúng
D - sai vì: u và i cùng pha khi cảm kháng bằng dung kháng là đủ không nhất thiết phải \({Z_L} = {Z_C} = R\)
Trong mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp có phương trình điện áp \(u = {U_0}cos\left( {\omega t + \varphi } \right)V\). Góc lệch pha giữa u và i phụ thuộc vào:
Ta có, độ lệch pha của u so với i được xác định bởi biểu thức: \(\tan \varphi = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \dfrac{{\omega L - \dfrac{1}{{\omega C}}}}{R}\)
=> Góc lệch này phụ thuộc vào tần số góc \(\left( \omega \right)\), độ tự cảm \(\left( L \right)\), điện dung \(\left( C \right)\) và điện trở \(\left( R \right)\)
Đặt điện áp xoay chiều \(u = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\,\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần tử sau mắc nối tiếp: R = 50 Ω, cuộn dây thuần cảm \(L = \dfrac{1}{{2\pi }}\,\,\left( H \right)\) và tụ điện \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }\,\,\left( F \right)\). Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị 1 A thì điện áp tức thời trên cuộn cảm có độ lớn
Cảm kháng của cuộn dây và dung kháng của tụ điện là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{Z_L} = \omega L = 100\pi .\dfrac{1}{{2\pi }} = 50\,\,\left( \Omega \right)\\{Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi .\dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 100\,\,\left( \Omega \right)\end{array} \right.\)
Tổng trở của mạch là:
\(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} = \sqrt {{{50}^2} + {{\left( {50 - 100} \right)}^2}} = 50\sqrt 2 \,\,\left( \Omega \right)\)
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là:
\({I_0} = \dfrac{{{U_0}}}{Z} = \dfrac{{100\sqrt 2 }}{{50\sqrt 2 }} = 2\,\,\left( A \right)\)
Lại có: \({U_{0L}} = {I_0}.{Z_L} = 2.50 = 100\,\,\left( V \right)\)
Áp dụng công thức độc lập với thời gian cho cuộn dây thuần cảm, ta có:
\(\dfrac{{{i^2}}}{{{I_0}^2}} + \dfrac{{{u_L}^2}}{{{U_{0L}}^2}} = 1 \Rightarrow \dfrac{{{1^2}}}{{{2^2}}} + \dfrac{{{u_L}^2}}{{{{100}^2}}} = 1 \Rightarrow {u_L} = 50\sqrt 3 \,\,\left( V \right)\)
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Tổng trở Z của đoạn mạch là
Tổng trở của đoạn mạch là: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega L - \frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \)
Trong mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. Nếu tăng tần số của điện áp ở hai đầu đoạn mạch thì:
Dung kháng của mạch: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}}\)=> nếu tăng tần số của điện áp ở hai đầu đoạn mạch thì \({Z_C}\) giảm.
Một mạch điện xoay chiều nối tiếp có \(R = 50\Omega ;L = \dfrac{1}{\pi }H;C = \dfrac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }F\) mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số \(50Hz\). Tổng trở của đoạn mạch là:
Ta có:
\(\begin{array}{l}\omega = 2\pi f = 2\pi .50 = 100\pi (ra{\rm{d/s)}}\\\left\{ \begin{array}{l}R = 50\Omega \\{Z_L} = \omega L = 100\pi \dfrac{1}{\pi } = 100\Omega \\{Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi \dfrac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 50\Omega \end{array} \right.\end{array}\)
Tổng trở của mạch: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} = \sqrt {{{50}^2} + {{\left( {100 - 50} \right)}^2}} = 50\sqrt 2 \Omega \)